Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 35)

3.5.1. Thiết kế thí nghiệm

- Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot với 3 lần nhắc lại, trong đó ô lớn là lượng đạm thí nghiệm, ô nhỏ là mật độ cấy trên nền phân (90kg P2O5 + 90 kg K2O)/ha.

- Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm 2 yếu tố

+ Yếu tố 1: Phân đạm bón gồm 5 mức N1: 0 kg N/1 ha N2: 30 kg N/1 ha N3: 60 kg N/1 ha N4: 90 kg N/1 ha N5: 120 kg N/1 ha + Yếu tố 2: Mật độ cấy với 3 mức: M1: 35 khóm/m2 M2: 40 khóm/m2 M3: 45 khóm/m2

Bảng 3.1: Sơđồ bố trí thí nghiệm giống lúa Tẻ Râu vụ Xuân 2015 tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 N1M1 N3M3 N5M1 N1M2 N3M2 N5M2 N1M3 N3M1 N5M3 N3M1 N5M1 N1M3 N3M2 N5M3 N1M1 N3M3 N5M2 N1M2 N2M1 N4M1 N3M2 N2M2 N4M2 N3M1 N2M3 N4M3 N3M3 N5M1 N1M2 N2M1 N5M2 N1M1 N2M2 N5M3 N1M3 N2M3

N4M1 N2M1 N4M3

N4M3 N2M2 N4M1

N4M2 N2M3 N4M2

Dải bảo vệ

Thí nghiệm gồm 15 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô nhỏ: 10 m2.

3.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

Chỉ tiêu về sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng

+ Thời gian từ gieo đến cấy (ngày).

+ Thời gian từ cấy đến đẻ nhánh rộ (ngày). + Thời gian từđẻ nhánh rộđến trỗ (ngày). + Thời gian từ trỗđến chín (ngày).

+ Tổng thời gian sinh trưởng: Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85% số hạt trên bông chín (ngày).

Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến vuốt lá cao nhất (cm).

Khả năng đẻ nhánh: Đếm số nhánh/khóm trong mỗi lần đo (nhánh). Cách đo: tiến hành đo, đếm 10 khóm/ô thí nghiệm, 7 ngày/lần đo.

* Các chỉ tiêu sinh lý theo dõi ở 3 thời kỳ là thời kỹđẻ nhánh rộ, thời kỹ trỗ

và thời kỳ chín sáp.

+ Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/m2 đất): Diện tích lá đo bằng phương pháp cân nhanh.

P1: Khối lượng toàn bộ lá tươi (g/khóm) P2: Khối lượng 1 dm2 lá (g)

+ Tích luỹ chất khô (g/khóm): Mẫu cây được sấy ở 800C trong 48h rồi đem cân.

* Chỉ tiêu về mức độ nhiễm sâu bệnh hại sâu bệnh

Theo dõi và đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh trên lúa và đánh giá theo tiêu chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của

P1

LAI = x Số khóm/m2 P2x 100

+ Bệnh khô vằn, đạo ôn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc trên bẹ lá ( biểu thị bằng % so với chiều cao cây):

Điểm 0: Không có triệu chứng;

Điểm 1: Vết bệnh <20% chiều cao cây; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm 3: Vết bệnh 20 – 30% chiều cao cây;

Điểm 5: Vết bệnh 31 - 45 % chiều cao cây;

Điểm 7: Vết bệnh 46 – 65 % chiều cao cây;

Điểm 9 : Vết bệnh >65% chiều cao cây;

+ Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết;

Điểm 0: Không bị hại;

Điểm 1: Hơi biến vàng ở một số cây;

Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy;

Điểm 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo;

Điểm 7: >50 số cây bị héo hoạc cháy rầy;

Điểm 9: Tất cả cây bị chết;

+ Sâu đục thân: Quan sát số dảnh chết hoặc số bông bạc;

Điểm 0: Không bị hại; Điểm 1: 1 – 10% số dảnh chất hoặc số bông bạc; Điểm 3: 11 – 20% số dảnh chất hoặc số bông bạc; Điểm 5: 21 – 35% số dảnh chất hoặc số bông bạc; Điểm 7: 36 – 51% số dảnh chất hoặc số bông bạc; Điểm 9: > 51% số dảnh chất hoặc số bông bạc;

+ Sâu cuốn lá: Quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc bị cuốn thành ống. Điểm 0 : Không bị hại; Điểm 1: 1 – 10% cây bị hại; Điểm 3: 11 – 20% cây bị hại; Điểm 5: 21 – 35% cây bị hại; Điểm 7: 36 – 51% cây bị hại;

Điểm 9: > 51% cây bị hại;

* Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số bông/m2 (A) - Số hạt chắc/bông (B)

- Khối lượng 1000 hạt: cân 3 mẫu (C)

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) được tính bằng công thức: NSLT=AxBxCx10-4 (tạ/ha)

- Năng suất thực thu (tạ/ha): thu riêng, phơi khô đến độ ẩm nhỏ hơn 13%, cân, tính năng suất từng ô sau đó tính năng suất trung bình.

- Hiệu suất sử dụng đạm:

Hiệu suất sử dụng đạm (NUE) được tính theo công thức: NUE = NSTTN - NSTT0

∆N

Trong đó: NSTTN là năng suất lúa của công thức bón đạm; NSTT0 là năng suất lúa của công thức không bón đạm, và ∆N (kg/ha) là lượng đạm bón.

- Hiệu quả kinh tế

+ Tổng thu = Năng suất x giá bán

+ Tổng chi = Chi phí vật chất + Chi phí lao động

+ Chi phí vật chất = Giống+ Phân bón + Thuốc BVTV + Thuốc trừ cỏ + Thu nhập thuần (TNT) = ∑Thu - Chi phí vật chất (không gồm tiền công). + Giá trị ngày công (GTNC) = Thu nhập thuần/số ngày công lao động. + Lãi thuần = ∑Thu - ∑Chi

- Qui trình nghiên cứu

Cày ngảđất trước 15 ngày để diệt cỏ dại, sâu bệnh, làm đất kỹ nhuyễn bùn, phẳng ruộng. Hạt được ngâm đủ nước, ủ nứt nanh và gieo. Cấy 2 dảnh/khóm. - Lịch gieo cấy: Ngày gieo mạ:15/01/2015. Ngày cấy: 05/02/2015. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kĩ thuật bón phân: + Bón lót: 100% P2O5 + 50% N + 30% K2O.

3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm về thời gian sinh trưởng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, động thái đẻ nhánh, chỉ số diện tích, lượng chất khô tích lũy, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được tổng hợp và xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai bằng chương trình IRRISTART 5.0 và EXCEL.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ cấy và các lượng đạm bón khác nhau đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa Tẻ Râu trong vụ xuân 2015

được trình bày ở các nội dung dưới đây:

4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LÚA TẺ RÂU

4.1.1. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi lúa chín hoàn toàn. Chu kì sống của cây lúa bao gồm 3 thời kỳ: thời kì sinh trưởng sinh dưỡng, thời kì sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín. Thời gian sinh trưởng sinh thực ít thay đổi còn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng thay đổi nhiều hơn tùy vào giống, thời vụ và điều kiện ngoại cảnh tác động. Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của giống lúa, thời vụ và lượng đạm bón.

Mật độ cấy và lượng đạm bón có tác động đến các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Khi lượng đạm bón đầy đủ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Nếu bón đạm với lượng thiếu hoặc dư thừa đều có những ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh trưởng và năng suất của cây lúa. Vì vậy việc nghiên cứu về

thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng để từ đó có những tác động về kỹ

Bảng 4.1: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng

Đơn vị: Ngày Công thức Gieo - cấy Cấy – đẻ nhánh rộ Đẻ nhánh rộ - Trỗ Trỗ - Chín TGST M1 20 33 32 33 118 N1 M2 20 34 30 34 118 M3 20 35 31 33 119 M1 20 35 31 33 119 N2 M2 20 35 32 33 120 M3 20 35 32 33 120 M1 20 34 32 33 119 N3 M2 20 34 33 32 119 M3 20 35 31 34 120 M1 20 34 32 34 120 N4 M2 20 35 32 33 120 M3 20 36 33 32 121 M1 20 35 31 34 120 N5 M2 20 36 33 33 122 M3 20 36 33 34 123

Kết quả nghiên cứu vềảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1 cho thấy:

Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón không có sự sai khác rõ tới thời gian sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu trong vụ xuân giữa các công thức. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng có chiều hướng tăng khi tăng mật độ cấy đồng thời tăng lượng đạm bón.

Ở cùng một lượng đạm bón khi mật độ cấy tăng từ 35 khóm/m2 (M1) đến 45 khóm/m2 (M3) đã làm tăng dần thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm.

Tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm trong vụ xuân biến động từ 118 đến 123 ngày. Khi không bón đạm (N1) ở cả 3 mật độ thí nghiệm 35 khóm/m2 (M1), 40 khóm/m2 (M2), 45 khóm/m2 (M3) thời gian sinh trưởng của giống thí nghiệm đạt được là thấp nhất chỉ từ 118 đến 119 ngày. Công thức bón đạm với lượng 30, 60 và 90 kg N/ha ở mật độ cấy 35 khóm/m2, 40 khóm/m2, 45 khóm/m2 không có sự sai khác rõ về tổng thời gian sinh trưởng của giống thí nghiệm. Thời gian sinh trưởng ở các công thức thí nghiệm biến động từ 119 đến 121 ngày. Khi tăng lượng đạm bón đến mức 120 kg N/ha ở các mật độ cấy khác nhau đã cho thời gian sinh trưởng biến động từ 120 đến 123 ngày. Thời gian sinh trưởng dài

Như vậy, thời gian sinh trưởng của một giống lúa tùy thuộc vào mùa vụ,

điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Kết quả cho thấy tương tác của mật độ

cấy và lượng đạm bón không có ảnh hưởng rõ đến thời gian sinh trưởng của giống thí nghiệm. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng có xu hướng tăng khi tăng dần mật độ cấy và lượng đạm bón. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước của Nguyễn Văn Hoan (2006).

4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao và chiều cao cây của giống thí nghiệm trưởng chiều cao và chiều cao cây của giống thí nghiệm

Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, là đặc trưng cho giống và ít biến động trong một phạm vi nhất định của các biện pháp kỹ

thuật tác động. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây có thể thay đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ hoặc quá dư thừa.

Chiều cao cây được tính từ gốc đến múp lá hoặc múp bông cao nhất. Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng sinh trưởng của cây lúa, là kết quả của sự phát triển thân, lá và trỗ bông hoàn toàn. Chiều cao cây có liên quan đến khả

năng đẻ nhánh, khả năng quang hợp, khả năng chống đổ và khả năng chịu phân bón của giống. Trong quần thể ruộng lúa thì giữa các cá thể có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại chặt chẽ, chi phối sinh trưởng và phát triển của cả ruộng lúa. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thì cây lúa vừa đẻ nhánh vừa tăng trưởng chiều cao. Sự tăng trưởng chiều cao cây lúa phản ánh sự tích luỹ dinh dưỡng trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển để vận chuyển vật chất từ thân lá vào hạt góp phần tăng năng suất và chất lượng hạt lúa.

Chiều cao cây là một trong những nhân tố quan trọng hình thành nên cấu trúc cây và tiềm năng cho năng suất của giống lúa. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thể hiện sự tăng trưởng nhanh hay chậm về chiều cao của cây, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của mỗi giống mà tốc độ tăng trưởng có khác nhau.

4.1.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao và chiều cao cây của giống lúa Tẻ Râu

Đối với tất cả cây trồng thì ngoài các điều kiện tự nhiên nhưđất đai, nước, ánh sáng thì dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống của cây trồng. Với cây lúa thì dinh dưỡng Đạm, Kali và Lân là khá quan trọng.

bón có ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng chiều cao của cây trồng nói chung, với giống lúa Tẻ Râu nói riêng.

Bên cạnh đó, mật độ là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây lúa. Cùng một lượng đạm bón khi cấy ở mật độ thấp giúp cây tận dụng được dinh dưỡng và tăng hiệu quả của hiệu ứng biên hơn so với khi cấy ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mật độ cao. Khi cấy ở mật độ cao làm cây cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng, nước…ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây lúa. Do vậy bố trí mật độ cây trồng hợp lý là một trong những biện pháp tăng hiệu quả của phân bón.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng của giống lúa thí nghiệm được thể hiện

ở bảng sau:

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây

Đơn vị: cm CT 2TSC 3 TSC 4 TSC 5 TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC CCCC N1 18,3 23,4 30,6 40,9 53,6 60,5 67,0 82,1b N2 18,3 23,3 31,1 41,7 56,1 63,5 69,6 83,6b N3 18,4 24,6 31,9 43,5 58,9 66,8 73,6 83,9b N4 18,5 25,3 32,6 45,5 59,5 67,0 74,3 87,8a N5 19,0 25,8 32,5 44,9 59,1 67,0 74,0 88,2a LSD0,05 2,52 CV% 2,7 M1 18,3 24,2 31,1 42,4 56,6 63,9 70,7 85,1 M2 18,6 24,0 31,2 42,5 56,3 63,8 70,4 84,5 M3 19,1 25,4 33,1 45,0 59,5 67,2 74,0 85,8 LSD0,05 1,93 CV% 3,0 Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Chiều cao cây của giống lúa thí nghiệm tăng dần ở các tuần sau cấy. Chiều cao cây có xu hướng tăng dần khi tăng mức đạm bón và tăng dần trong quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây cuối cùng của giống lúa thí nghiệm tăng dần khi tăng lượng đạm bón.

giống lúa thí nghiệm không có sự khác nhau rõ. Tại 2 tuần sau cấy, chiều cao cây thí nghiệm biến động từ 18,3 đến 19 cm. Trong đó, ở mức không bón đạm (N1) thì chiều cao cây thấp nhất là 18,3 cm và chiều cao cây lớn nhất là 19 cm ở mức

đạm bón 120 kg N/ha (N5).

Chiều cao cây của giống thí nghiệm tiếp tục tăng ở các tuần sau cấy. Kết quả theo dõi chiều cao cây cuối cùng ở các mức bón đạm khác nhau cho thấy chiều cao cây tăng dần khi tăng lượng đạm bón trong thí nghiệm. Tuy nhiên kết quả phân tích thống kê chỉ ra rằng bón đạm ở mức 30, 60 kg N/ha và mức không bón đạm không có sự sai khác rõ về chiều cao cây cuối cùng của giống thí nghiệm. Chiều cao cây cuối cùng ở mức không bón đạm, bón 30 và 60 kg N/ha lần lượt là 82,1; 83,6 và 83,9 cm. Tuy nhiên khi tăng mức đạm bón là 90 kg N/ha thì chiều cao cây cuối cùng cao hơn hẳn so với ba công thức trên và đạt 87,8 cm. Song khi tăng mức đạm bón là 120 kg N/ha thì chiều cao cây cuối cùng của giống lúa thí nghiệm có xu hướng tăng không đáng kể chỉđạt 88,2 cm và không cao hơn rõ so với chiều cao cây ở mức bón 90 kg N/ha ởđộ tin cậy 95%.

Ở các mật độ cấy khác nhau thì chiều cao cây của giống lúa thí nghiệm chưa có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95%. Kết quả cho thấy chiều cao cây ở các mức mật độ cấy không có sự sai khác. Chiều cao cây lúa thí nghiệm ở các công thức cấy mật độ khác nhau biến động từ 84,5 đến 85,5 cm. Trong đó, ở mật độ

cấy 45 khóm/m2 (M3) chiều cao cây lớn hơn so với mật độ cấy 35 và 40

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 35)