Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa địa phương tại Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 28 - 34)

TỈNH LAI CHÂU

Trong những năm qua, nhờ chính sách phát triển nông nghiệp cùng với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là những giống lúa mới đã đưa nước ta trở

thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Tuy nhiên một số vùng do tính chất đặc thù về sinh thái, khả năng kinh tế và truyền thống canh tác của cộng đồng mà việc đưa những giống lúa cải tiến chịu thâm canh vào sản xuất đã gặp nhiều khó khăn làm giảm hiệu quảđầu tư trong nông nghiệp.

Thực tiễn ở những vùng sinh thái khó khăn, trình độ canh tác và đầu tư thấp thì những giống lúa địa phương có khả năng thích nghi cao hơn với các điều kiện tự nhiên, tập quán trồng trọt, văn hóa sử dụng ở địa phương lại tỏ rõ ưu thế và

đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Những giống lúa địa phương này là nguồn gen đặc hữu của địa phương chúng có chất lượng tốt, tiềm năng lớn về giá trị hàng hóa.

Vùng Tây Bắc Việt Nam có rất nhiều các giống lúa địa phương với những đặc

điểm rất quý như: cơm dẻo, thơm, chống chịu tốt với các loại sâu, bệnh hại và đặc biệt có khả năng chịu hạn và chịu lạnh tốt như các giống lúa: Tẻ Râu, Séng cù, Tả

cù, Nếp, Tà Páo, Tẻ Thơm, Thóc Thơm, Chẻo, Mây Cù, Lao Sùng Cù, Han Pao Cù,.... Đây chính là nguồn gen rất quý phục vụ cho công tác chọn tạo các giống lúa chất lượng cao và có khả năng chịu hạn. Tuy nhiên hiện nay do điều kiện canh tác khó khăn, các giống lúa địa phương hầu hết bị thoái hóa, nhiễm sâu bệnh hại nặng và tập quán canh tác lạc hậu làm cho năng suất của chúng ngày càng suy giảm, không những thế sự xâm nhập của các giống lúa lai, lúa thuần năng suất đã và đang làm xói mòn dần các giống lúa đặc hữu của địa phương.

Báo cáo kết quả tình hình sản xuất năm 2014 của Phòng Nông nghiệp huyện Phong Thổ cho thấy: trên địa bàn huyện Phong Thổ gieo cấy được 608 ha, trong

đó diện tích trồng lúa Lai đạt 341 ha (giống Thục Hưng 6, Nghi Hương 2308, LC270, LC25, Nhị Ưu 838) chiếm 56% tổng diện tích gieo cấy trên toàn huyện, diện tích lúa thuần gieo cấy chủ yếu tập trung vào các giống như giống Hương Thơm số 1, Bắc Thơm số 7, PC6 với tổng diện tích là 217 ha chiếm 35,7% tổng diện tích gieo cấy trên toàn huyện. Một số giống lúa địa phương khác có diện tích gieo trồng 50 ha chiếm 8%. Những giống địa phương này phù hợp với điều kiện tự

nhiên, cho năng suất ngay cả khi trồng quảng canh và chịu được điều kiện khô hạn và chất lượng rất thơm ngon. Ngày nay, nông nghiệp đang dần chuyển hướng sang nông nghiệp hữu cơ hướng tới những sản phẩm an toàn và chất lượng thì những giống lúa địa phương ngày càng được quan tâm bảo tồn và phát triển.

Phong Thổ là huyện miền núi ở phía Tây Bắc có các dân tộc ít người sinh sống như người H’mông, Lô Lô, Dáy, Thái, Dao, Hà Nhì. Phần lớn bà con sinh sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Do là huyện miền núi, dân số chủ

yếu là đồng bào dân tộc ít người nên trong quá trình trồng trọt còn nhiều hạn chế. Trong nếp nghĩ và cách làm của bà con mới chỉ làm thụđộng theo kinh nghiệm, chưa có sựđầu tư về phân bón do đó năng suất lúa là khá thấp. Đa phần bà con

đều trong diện hộ nghèo, gia đình đông đúc và cuộc sống khó khăn. Tìm hiểu sâu hơn nữa về vấn đề sản xuất nông nghiệp ở xã Khổng Lào là xã phát triển nông nghiệp khá trong huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu thì tôi thấy rằng:

Trong năm 2014 tổng diện tích trồng lúa của xã đạt 120 ha trong đó diện tích trồng giống lúa Tẻ Râu là 30 ha (chân đất 2 vụ) chiếm 25%. Giống lúa Tẻ

Râu được bà con phát hiện và đem về trồng đã khá lâu. Đây là giống lúa dễ

trồng, năng suất trung bình, ít bị sâu bệnh, có râu dài, khá dai ít bị chim, chuột phá hoại, ít bị rụng trong quá trình thu hoạch. Cơm dẻo, thơm được nhiều người

ưa thích. Nhu cầu tiêu thụ trên thị trưởng là khá tốt, giá bán trên thị trường ổn

định từ mức 13.000 - 15.000 đồng/1 kg thóc. Là một giống lúa có tiềm năng phát triển nhưng người dân địa phương chưa chú trọng đến biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của cây lúa nói chung và giống lúa Tẻ Râu nói riêng. Do vậy năng suất lúa thu được là khá thấp và chỉđủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hộ cá thể.

Kết quả điều tra về tình hình sản xuất và canh tác của nông hộ cho thấy trong số các hộ điều tra có 80% số hộ thuộc diện nghèo, 20% số hộ thuộc diện trung bình, không có hộ khá và giàu. Ngoài trồng lúa họ còn trồng thêm một số

loại cây rau màu, đậu đỗ và một số loại cây rừng. Diện tích trồng lúa chủ yếu là khoảng đất giữa các vách núi đã được người dân tận dụng trồng thành các khu ruộng bậc thang. Đất ở các khu ruộng này có lượng dinh dưỡng và mùn ở mức trung bình đến khá. Nước tưới chủ yếu là nước trời, hệ thống tưới và tiêu nước còn rất nhiều hạn chế.

Bảng 2.4: Thông tin về giống lúa Tẻ Râu tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ STT Nội dung điều tra Kết quảđiều tra

1 Ditoàn xã ện tích trồng trên Dicủa xã. ện tích: 30 ha. Chiếm 25% tổng diện tích trồng lúa 2 Năng suất 90 – 110 kg/360 m2

3 Giá bán Từ 13 – 15.000 đồng/1 kg thóc 4 Phương thức bán Thương lái thu mua tại nhà 5 Đặc điểm của giống

Giống có thể trồng trong cả vụ xuân và vụ mùa. Thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 120-130 ngày, vụ mùa từ 100-110 ngày. Giống có chiều cao cây trung bình. Hạt to, có râu dài, khó bị rụng. Ít nhiễm sâu, bệnh hại. Chất lượng thơm, ngon, dẻo. 6 Nguồn gốc giống Tựđể giống 7 Phương pháp canh tác: Làm mạ: + Mạ ruộng già (80% diện tích) + Mạ trên sân, mạ nền cứng (15% diện tích) + Gieo sạ (5% diện tích) Mật độ cấy: 50-60 khóm/m2 Mức phân bón sử dụng + Không sử dụng phân bón (10%) + Phân NPK: 7 kg/sào (40%)

+ 5 kg Phân Supe lân + 5 kg Phân NPK (50%) 8 Thời vụ trồng VVụụ xuân t mùa từừ 25/6 01/2 đếđến 5/7 n 15/2

9 Mbệứnh hc độạ nhii ễm sâu, Mức trung bình

Kết quả bảng 2.4 cho thấy:

Giống lúa Tẻ Râu là giống lúa địa phương phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và có tiềm năng phát triển theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay với phương thức canh tác của bà con theo kinh nghiệm cũng là một trong những hạn chế. Với kỹ thuật canh tác cấy với mật độ cao nhằm tận dụng tối đã giá trị

dinh dưỡng của đất như tăng số khóm, số bông/1 đơn vị diện tích, tuy nhiên chưa có sự sử dụng cân đối giữa mật độ cấy và lượng phân bón. Lượng phân đạm

được bà con sử dụng là khá hạn chế vì vậy đã làm cho giống sinh trưởng và phát triển kém, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại ngày một tăng lên và làm giảm năng suất, chất lượng của giống lúa Tẻ Râu đang canh tác trên địa bàn xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về kĩ thuật canh tác giống lúa Tẻ Râu hầu hết bà con vẫn canh tác theo phương thức thủ công như: cấy mạ ruộng già (35 ngày trong vụ mùa - 45 ngày trong vụ xuân), mật độ cấy từ 50 khóm/m2 trong vụ xuân - 60 khóm/m2 trong vụ

mùa. Phân bón cho lúa chủ yếu là các loại phân tận dụng như phân trâu, bò, phân rác. Ngoài ra còn bổ sung thêm một số loại phân hóa học khác như phân đạm Ure, phân Supe lân, phân Kali, phân tổng hợp NPK với lượng còn thấp. Lượng phân bón được sử dụng từ 47 - 56 kg P2O5, 38 - 51 kg N, 50 kg K2O trên 1 ha nên năng suất lúa chỉđạt từ 1,8 - 2,3 tấn/ha.

Hạn chế chính cần khắc phục trong sản xuất lúa Tẻ Râu tại địa phương là mật độ cấy hiện nay của bà con đang sử dụng đang ở mức cao và mức phân đạm sử dụng đang ở mức thấp nên chưa phát huy được hết tiềm năng năng suất và chất lượng của giống. Bên cạnh đó sản xuất vẫn chưa có quy hoạch phát triển tập trung chuyên canh và chưa chủ động được nước tưới cũng là những hạn chế lớn với sản xuất lúa Tẻ Râu theo hướng hàng hóa tại Lai Châu.

Từ thực tế trên cho thấy rằng: liều lượng sử dụng phân đạm chưa đáp ứng

được so với nhu cầu dinh dưỡng và mật độ cấy đang phổ biến ở mức cao là vấn

đề cần được quan tâm nhất hiện nay của giống lúa Tẻ Râu. Do vậy, nghiên cứu mật độ cấy và lượng đạm bón hợp lý nhằm nâng cao năng suất lúa Tẻ Râu và

đem lại hiệu quả cho người dân trên địa bàn xã là rất cần thiết.

Trước khi tiến hành thí nghiệm, chúng tôi đã lấy mẫu và phân tích một số

chỉ tiêu đất tại khu vực bố trí thí nghiệm. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Kết quả phân tích đất thí nghiệm

STT Chỉ tiêu phân tích Kết quả phân tích

1 pH ( H2O) 6,2 2 Hàm lượng chất hữu cơ (%) 2,11 3 Hàm lượng N tổng số (%) 0,19 4 Hàm lượng N dễ tiêu (mg/100g) 7,2 5 Hàm lượng P tổng số (%) 0,26 6 Hàm lượng P dễ tiêu (mg/100g) 36,3 7 Hàm lượng K tổng số (%) 1,79 8 Hàm lượng K dễ tiêu (mg/100g) 9,8 9 Thành phần cơ giới cát (%) 5,4 10 Limon (%) 36,5 11 Sét (%) 58,1

Kết quả phân tích đất cho thấy: Đất bố trí thí nghiệm là đất trung tính, hàm lượng N, P, K tổng sốở mức trung bình, tuy nhiên lượng N, P, K dễ tiêu khá cao nên khá thích hợp với phương thức canh tác thủ công truyền thống của người dân. Đây cũng chính là lý do vì sao người dân địa phương cấy lúa với mật độ cao và lượng phân bón sử dụng trong quá trình canh tác là thấp.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 28 - 34)