Ảnh hưởng của mật độ cấy, lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 46 - 52)

của giống lúa Tẻ Râu

Đẻ nhánh là đặc tính quan trọng của cây lúa liên quan chặt chẽ đến số

bông/khóm, quyết định số bông hữu hiệu/m2 và tiềm năng cho năng suất giống lúa. Khả năng tự điều tiết của quần thể ruộng lúa phụ thuộc vào khả năng đẻ

nhánh là nhiều hay ít, qua đó mà quyết định năng suất lúa. Qua nghiên cứu các tác giả đều khẳng định rằng: Các nhánh được sinh ra sớm lớn lên thành nhánh hữu hiệu, các nhánh đẻ sớm cho bông to, đẻ muộn cho bông nhỏ. Khả năng đẻ

nhánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, phân bón, mật độ, thời vụ… Tuy nhiên, không phải tất cả các nhánh lúa đẻ ra đều có khả năng cho bông mà chỉ có những nhánh có đủ điều kiện (thời gian tích luỹ, số lá/cây…) mới có khả năng cho bông, người ta gọi đó là những nhánh hữu hiệu; còn những nhánh sinh ra muộn không đủ thời gian tích luỹ vật chất, không đủ số lá/nhánh thì các nhánh này sẽ dần bị thui chột và không có khả năng cho bông, người ta gọi đó là những nhánh vô hiệu. Những nhánh vô hiệu này đã xuất hiện và tồn tại chúng sẽ tiêu tốn

một lượng dinh dưỡng nhất định, cạnh tranh ánh sáng, dễ hình thành sâu bệnh…. Do vậy trong thâm canh lúa cần hạn chế những nhánh vô hiệu này.

Những nhánh hữu hiệu xuất hiện sớm và đạt được khoảng 70% số lá của nhánh mẹ là có khả năng cho bông. Khi cây lúa có 4 lá thật đã có khả năng đẻ

nhánh, vì vậy cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây lúa đẻ

nhánh sớm và tập trung để đạt được số nhánh hữu hiệu tối ưu trên một đơn vị

diện tích tạo tiền đề cho năng suất cao.

Đẻ nhánh là đặc tính sinh học của cây lúa có liên quan đến quá trình hình thành bông và quyết định đến năng suất lúa sau này. Thời kỳ đẻ nhánh cây lúa phát triển nhanh chủ yếu tập trung vào quá trình phát triển bộ rễ, ra lá và đẻ

nhánh. Tùy vào từng điều kiện thời tiết, mức độ cung cấp dinh dưỡng mà các giống lúa khác nhau mà có mật độ cấy hợp lý nhằm đảm bảo được số bông/1 đơn vị diện tích kết hợp với nguồn dinh dưỡng hợp lý đểđảm bảo năng suất.

4.1.3.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Tẻ Râu

Đạm là một trong những yếu tố dinh dưỡng thiết yếu nhất và ảnh hưởng lớn

đến sinh trưởng và năng suất cây trồng, là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan: rễ, thân, lá. Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của đạm đối với cây lúa là làm tăng nhanh số

nhánh đẻ. Tuy nhiên số nhánh hữu hiệu có ngưỡng nhất định nên khi sử dụng

đạm cần phải chú ý điều chỉnh lượng bón và thời điểm bón đạm cho cây lúa. Cây lúa thiếu đạm thì khả năng đẻ nhánh kém, nhánh nhỏ. Ngược lại khi thừa đạm làm cây sinh trưởng quá mức, đẻ nhánh kéo dài, số nhánh đẻ vô hiệu nhiều. Vì vậy nghiên cứu và cung cấp dinh dưỡng đạm cho cây lúa trong quá trình sinh trưởng là hết sức cần thiết. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Tẻ Râu trong vụ xuân.

Mật độ cấy khác nhau có ảnh hưởng tới động thái đẻ nhánh qua các tuần sinh trưởng, số nhánh hữu hiệu/khóm của giống lúa thí nghiệm trong vụ xuân là khá rõ. Mật độ cấy thấp động thái đẻ nhánh diễn ra nhanh, số lượng nhánh hữu hiệu/khóm nhiều hơn so với mật độ cấy cao. Kết quả nghiên cứu của đề

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống Tẻ Râu Đơn vị: Nhánh/khóm CT 3TSC 4 TSC 5 TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC NHH N1 2,6 4,9 7,4 9,5 9,6 7,7 5,4d N2 2,9 5,4 8,0 10,6 9,7 8,7 6,0c N3 3,0 5,6 8,4 11,0 10,2 9,3 6,5b N4 3,1 6,0 9,1 12,1 11,0 10,0 7,0a N5 2,6 5,3 8,0 10,8 10,0 9,0 6,6ab LSD 0,05 0,37 CV% 5,4 M1 3,2 6,2 9,2 12,2 11,3 10,3 6,7a M2 2,8 5,4 8,2 10,8 9,9 9,0 6,3b M3 2,4 4,7 7,1 9,4 8,5 7,5 5,8c LSD 0,05 0,06 CV% 1,8 Kết quả bảng 4.4 cho thấy:

Lượng đạm bón ảnh hưởng tới khả năng đẻ nhánh và quyết định đến số

nhánh hữu hiệu. Khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm (N1) đến mức bón 90 kg N/ha (N4) làm số nhánh hữu hiệu/khóm tăng dần. Tuy nhiên, tiếp tục tăng lượng đạm bón đến mức 120 kg N/ha (N5) thì số nhánh hữu hiệu/khóm giảm.

Các thí nghiệm có bón đạm đều làm tăng số nhánh hữu hiệu/khóm rõ so với thí nghiệm không bón đạm ởđộ tin cậy 95%.

Các mức bón đạm khác nhau có số nhánh/khóm là khác nhau. Tại thời điểm 3 tuần sau cấy, tất cả các thí nghiệm về mức bón đạm đã bắt đầu đẻ nhánh. Số

nhánh/khóm ở các công thức biến động từ 2,6 đến 3,1 nhánh. Trong đó, số

nhánh/khóm thấp nhất ở mức không bón đạm (N1) và cao nhất ở mức bón 90 kg N/ha (N4).

Số nhánh/khóm ở các mức đạm thí nghiệm tăng dần ở các tuần sinh trưởng sau cấy. Ở tuần thứ 6 sau cấy các thí nghiệm về mức bón đạm đã đạt số

nhánh/khóm tối đa từ 9,5 đến 12,1 nhánh. Trong đó, số nhánh/khóm thấp nhất ở

mức không bón đạm (N1) và cao nhất ở mức bón 90 kg N/ha (N4). Kết quả này phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây lúa.

Bước sang giai đoạn từ 7 - 8 tuần sau cấy là thời gian cây tập trung dinh dưỡng nuôi những nhánh có khả năng trở thành bông hữu hiệu, một số nhánh

được tạo ra muộn hơn dần bị lụi đi. Số nhánh hữu hiệu/khóm ở các mức bón đạm của giống thí nghiệm biến động từ 5,5 đến 7 nhánh/khóm. Số nhánh hữu hiệu/khóm ở mức không bón đạm (N1) là thấp nhất và sai khác có ý nghĩa so với các mức thí nghiệm có bón đạm ởđộ tin cậy 95%.

Số nhánh hữu hiệu/khóm tăng liên tục khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm đến 90 kg N/ha. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng lượng đạm bón lên 120 kg N/ha thì số nhánh hữu hiệu/khóm có chiều hướng giảm. Giữa các lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đạm bón từ mức không bón đạm đến 30 kg N/ha; 60 kg N/ha và 90 kg N/ha luôn luôn có sự sai khác rõ về số nhánh hữu hiệu/khóm ở mức độ tin cậy 95%. Số nhánh hữu hiệu/khóm đạt được tuần từ là 5,5; 6; 6,5 và 7 nhánh/khóm. Một

điều đáng lưu ý: Khi tăng lượng đạm bón đến 120 kg N/ha thì số nhánh hữu hiệu/khóm giảm và không có sự sai khác rõ so với mức bón 90 kg N/ha. Đặc

điểm này đã được phát hiện ở các giống lúa ngắn ngày và kết quả nghiên cứu khá tương đồng so với các nghiên cứu trước của Nguyễn Thị Lẫm, 1994; Nguyễn Văn Hoan, 2006, Nguyễn Hữu Tề và cs. (1974); Koyama,1981và Đào Thế Tuấn, 1980.

Ảnh hưởng của 3 mật độ cấy 35, 40 và 45 khóm/m2đến động thái đẻ nhánh của giống lúa thí nghiệm cho thấy:

Số nhánh/khóm ở các mật độ cấy có xu hướng tăng dần ở các tuần sau cấy và đạt số nhánh tối đa ở 6 tuần sau cấy và giảm dần để hình thành các nhánh hữu hiệu. Phát hiện này phù hợp với đặc điểm đẻ nhánh của cây lúa (Nguyễn Văn Hoan, 2006). Ở 3 tuần sau cấy, số nhánh/khóm ở các mật độ thí nghiệm biến

động từ 2,3 đến 3,4 nhánh/khóm. Trong đó ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M3) có số

nhánh/khóm thấp nhất và số nhánh cao nhất ở mật độ cấy 35 khóm/m2 (M1). Số

nhánh/khóm tăng dần và đạt giá trị cực đại ở 6 tuần sau cấy rồi giảm dần để tập trung dinh dưỡng vào các nhánh hữu hiệu.

Ở tuần thứ 6 sau cấy số nhánh/khóm của các mật độ cấy biến động từ 9,4

đến 12,2 nhánh/khóm. Khi tăng dần mật độ cấy từ 35, 40 và 45 khóm/m2 số

nhánh/khóm có xu hướng giảm dần. Số nhánh hữu hiệu/khóm đạt cao nhất ở mật

Sau khi đạt số nhánh tối đa ở tuần thứ 6 sau cấy lúc này quá trình phát triển thân lá chậm lại, một số nhánh bị lụi đi để tập trung dinh dưỡng vào các nhánh hữu hiệu/khóm. Khi tăng mật độ cấy từ 35, 40 đến 45 khóm/m2 đã làm số nhánh hữu hiệu/khóm giảm liên tục. Số nhánh hữu hiệu/khóm ở các mật độ

cấy biến động từ 5,8 - 6,7 nhánh/khóm. Số nhánh hữu hiệu/khóm ở mật độ cấy 35 khóm/m2 cao hơn hẳn và sai khác rõ so với các mật độ cấy còn lại ởđộ tin cậy 95%.

4.1.3.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Tẻ Râu

Mật độ cấy và khả năng đẻ nhánh của cây lúa quyết định số bông/m2 từđó quyết định năng suất của quần thể ruộng lúa. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhánh lúa đẻ ra đều có khả năng cho bông mà chỉ có những nhánh có đủ điều kiện (thời gian tích luỹ, số lá/cây…) mới có khả năng cho bông, người ta gọi đó là những nhánh hữu hiệu; còn những nhánh sinh ra muộn không đủ thời gian tích luỹ vật chất, không đủ số lá/nhánh thì các nhánh này sẽ dần bị thui chột và không có khả năng cho bông, người ta gọi đó là những nhánh vô hiệu. Những nhánh vô hiệu này đã xuất hiện và tồn tại chúng sẽ tiêu tốn một lượng dinh dưỡng nhất

định, cạnh tranh ánh sáng, dễ hình thành sâu bệnh…. Do vậy trong thâm canh lúa cần hạn chế những nhánh vô hiệu.

Những nhánh hữu hiệu xuất hiện sớm và đạt được khoảng 70% số lá của nhánh mẹ là có khả năng cho bông. Khi cây lúa có 4 lá thật đã có khả năng đẻ

nhánh, vì vậy cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây lúa đẻ

nhánh sớm và đẻ nhánh tập trung để đạt được số nhánh hữu hiệu tối ưu trên một

đơn vị diện tích tạo tiền đề cho năng suất cao.

Năng suất ruộng lúa là năng suất quần thể vì vậy cần điều chỉnh quần thể có cấu trúc phù hợp đảm bảo được số hạt trên bông đồng thời đảm bảo được số

bông/m2 ở mức độ tối ưu cho từng giống lúa trên từng chân đất. Khả năng đẻ

nhánh của cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bản chất di truyền của giống, mật độ cấy, tuổi mạ, dinh dưỡng, nước…. Trong đó lượng đạm bón và mật độ

Bảng 4.5: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh Đơn vị: Nhánh/khóm CT 3TSC 4 TSC 5 TSC 6TSC 7TSC 8 TSC NHH N1M1 2,9 5,6 8,2 10,6 9,7 8,6 5,9e N1M2 2,6 4,8 7,7 9,6 8,9 7,9 5,3 N1M3 2,3 4,3 6,4 8,3 7,4 6,5 5,0g N2M1 3,2 5,8 8,8 11,6 10,8 9,8 6,5d N2M2 2,9 5,3 7,9 10,6 9,7 8,7 6,0e N2M3 2,6 5,1 7,4 9,6 9,8 7,7 5,5f N3M1 3,3 6,3 9,6 12,6 12,1 11,1 7,0b N3M2 3,0 5,7 8,4 11,0 10,1 9,2 6,5d N3M3 2,6 4,9 7,2 9,5 8,5 7,5 6,0e N4M1 3,8 7,0 10,4 13,6 12,7 11,6 7,2a N4M2 3,1 6,0 9,4 12,3 11,1 10,2 7,1ab N4M3 2,4 5,0 7,7 10,3 9,3 8,3 6,6d N5M1 3,1 6,3 9,2 12,6 11,6 10,7 7,1ab N5M2 2,6 5,1 7,9 10,6 9,8 8,8 6,7c N5M3 2,2 4,5 6,9 9,3 8,5 7,6 6,6d LSD 0,05 0,19 CV% 1,8 Kết quả bảng 4.5 cho thấy:

Mật độ cấy và lượng đạm bón khác nhau đều có ảnh hưởng tới khả năng

đẻ nhánh của giống lúa thí nghiệm. Khả năng đẻ nhánh của giống lúa thí nghiệm tăng khi tăng lượng đạm bón đồng thời giảm mật độ cấy. Số nhánh hữu hiệu/khóm ở các công thức thí nghiệm khác nhau có sự sai khác rõ ở độ

tin cậy 95%.

Ở 3 tuần sau cấy tất cả các công thức đều bắt đầu đẻ nhánh. Số nhánh/khóm tiếp tục tăng dần và đạt số nhánh tối đa ở tuần thứ 6 sau cấy. Số nhánh tối

đa/khóm ở các công thức thí nghiệm biến động từ 8,3 đến 13,6 nhánh/khóm. Trong đó số nhánh tối đa/khóm lớn nhất ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở

mật độ 35 khóm/m2 (N4M1), số nhánh/khóm thấp nhất ở công thức không bón (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đạm và cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N1M3).

Số nhánh/khóm của các công thức có xu hướng giảm dần từ 7 đến 8 tuần sau cấy để tập trung dinh dưỡng vào các nhánh hữu hiệu. Cùng một lượng đạm

hữu hiệu. Số nhánh hữu hiệu/khóm ở các công thức thí nghiệm đạt từ 5,0 đến 7,2 nhánh. Trong đó số nhánh hữu hiệu/khóm thấp nhất ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N1M3) và cao nhất ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N4M1). Số nhánh hữu hiệu ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N4M1), công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở

mật độ 40 khóm/m2 (N4M2), công thức bón 120 kg N/ha và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N5M1) không có sự sai khác. Tuy nhiên công thức bón 90 kg N/ha, mật độ cấy 35 khóm/m2 (N4M1) số nhánh hữu hiệu sai khác có ý nghĩa so với các công thức thí nghiệm còn lại ởđộ tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước về quy luật đẻ nhánh ở cây lúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 46 - 52)