Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 42 - 46)

trưởng chiều cao và chiều cao cây của giống thí nghiệm

Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, là đặc trưng cho giống và ít biến động trong một phạm vi nhất định của các biện pháp kỹ

thuật tác động. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây có thể thay đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ hoặc quá dư thừa.

Chiều cao cây được tính từ gốc đến múp lá hoặc múp bông cao nhất. Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng sinh trưởng của cây lúa, là kết quả của sự phát triển thân, lá và trỗ bông hoàn toàn. Chiều cao cây có liên quan đến khả

năng đẻ nhánh, khả năng quang hợp, khả năng chống đổ và khả năng chịu phân bón của giống. Trong quần thể ruộng lúa thì giữa các cá thể có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại chặt chẽ, chi phối sinh trưởng và phát triển của cả ruộng lúa. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thì cây lúa vừa đẻ nhánh vừa tăng trưởng chiều cao. Sự tăng trưởng chiều cao cây lúa phản ánh sự tích luỹ dinh dưỡng trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển để vận chuyển vật chất từ thân lá vào hạt góp phần tăng năng suất và chất lượng hạt lúa.

Chiều cao cây là một trong những nhân tố quan trọng hình thành nên cấu trúc cây và tiềm năng cho năng suất của giống lúa. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thể hiện sự tăng trưởng nhanh hay chậm về chiều cao của cây, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của mỗi giống mà tốc độ tăng trưởng có khác nhau.

4.1.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao và chiều cao cây của giống lúa Tẻ Râu

Đối với tất cả cây trồng thì ngoài các điều kiện tự nhiên nhưđất đai, nước, ánh sáng thì dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống của cây trồng. Với cây lúa thì dinh dưỡng Đạm, Kali và Lân là khá quan trọng.

bón có ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng chiều cao của cây trồng nói chung, với giống lúa Tẻ Râu nói riêng.

Bên cạnh đó, mật độ là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây lúa. Cùng một lượng đạm bón khi cấy ở mật độ thấp giúp cây tận dụng được dinh dưỡng và tăng hiệu quả của hiệu ứng biên hơn so với khi cấy ở

mật độ cao. Khi cấy ở mật độ cao làm cây cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng, nước…ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây lúa. Do vậy bố trí mật độ cây trồng hợp lý là một trong những biện pháp tăng hiệu quả của phân bón.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng của giống lúa thí nghiệm được thể hiện

ở bảng sau:

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây

Đơn vị: cm CT 2TSC 3 TSC 4 TSC 5 TSC 6 TSC 7 TSC 8 TSC CCCC N1 18,3 23,4 30,6 40,9 53,6 60,5 67,0 82,1b N2 18,3 23,3 31,1 41,7 56,1 63,5 69,6 83,6b N3 18,4 24,6 31,9 43,5 58,9 66,8 73,6 83,9b N4 18,5 25,3 32,6 45,5 59,5 67,0 74,3 87,8a N5 19,0 25,8 32,5 44,9 59,1 67,0 74,0 88,2a LSD0,05 2,52 CV% 2,7 M1 18,3 24,2 31,1 42,4 56,6 63,9 70,7 85,1 M2 18,6 24,0 31,2 42,5 56,3 63,8 70,4 84,5 M3 19,1 25,4 33,1 45,0 59,5 67,2 74,0 85,8 LSD0,05 1,93 CV% 3,0 Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Chiều cao cây của giống lúa thí nghiệm tăng dần ở các tuần sau cấy. Chiều cao cây có xu hướng tăng dần khi tăng mức đạm bón và tăng dần trong quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây cuối cùng của giống lúa thí nghiệm tăng dần khi tăng lượng đạm bón.

giống lúa thí nghiệm không có sự khác nhau rõ. Tại 2 tuần sau cấy, chiều cao cây thí nghiệm biến động từ 18,3 đến 19 cm. Trong đó, ở mức không bón đạm (N1) thì chiều cao cây thấp nhất là 18,3 cm và chiều cao cây lớn nhất là 19 cm ở mức

đạm bón 120 kg N/ha (N5).

Chiều cao cây của giống thí nghiệm tiếp tục tăng ở các tuần sau cấy. Kết quả theo dõi chiều cao cây cuối cùng ở các mức bón đạm khác nhau cho thấy chiều cao cây tăng dần khi tăng lượng đạm bón trong thí nghiệm. Tuy nhiên kết quả phân tích thống kê chỉ ra rằng bón đạm ở mức 30, 60 kg N/ha và mức không bón đạm không có sự sai khác rõ về chiều cao cây cuối cùng của giống thí nghiệm. Chiều cao cây cuối cùng ở mức không bón đạm, bón 30 và 60 kg N/ha lần lượt là 82,1; 83,6 và 83,9 cm. Tuy nhiên khi tăng mức đạm bón là 90 kg N/ha thì chiều cao cây cuối cùng cao hơn hẳn so với ba công thức trên và đạt 87,8 cm. Song khi tăng mức đạm bón là 120 kg N/ha thì chiều cao cây cuối cùng của giống lúa thí nghiệm có xu hướng tăng không đáng kể chỉđạt 88,2 cm và không cao hơn rõ so với chiều cao cây ở mức bón 90 kg N/ha ởđộ tin cậy 95%.

Ở các mật độ cấy khác nhau thì chiều cao cây của giống lúa thí nghiệm chưa có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95%. Kết quả cho thấy chiều cao cây ở các mức mật độ cấy không có sự sai khác. Chiều cao cây lúa thí nghiệm ở các công thức cấy mật độ khác nhau biến động từ 84,5 đến 85,5 cm. Trong đó, ở mật độ

cấy 45 khóm/m2 (M3) chiều cao cây lớn hơn so với mật độ cấy 35 và 40 khóm/m2.

4.1.2.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng của giống Tẻ Râu

Kết quả ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng của giống lúa thí nghiệm cho thấy:

Mật độ cấy và lượng đạm bón chưa có ảnh hưởng rõ tới động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa thí nghiệm, tuy nhiên chiều cao cây cuối cùng

ở các mật độ cấy và lượng đạm bón khác nhau có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95%.

Tại 2 tuần sau cấy chiều cao cây của các công thức thí nghiệm biến động từ

17,7 đến 19,4 cm. Trong đó chiều cao cây thấp nhất ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N1M1) và chiều cao cây lớn nhất ở công thức bón

Ở các tuần sinh trưởng tiếp theo chiều cao cây của giống thí nghiệm tăng dần. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các công thức thí nghiệm cũng có sự khác nhau. Ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuần sau cấy là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh thân lá do vậy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống thí nghiệm đạt giá trị lớn nhất trong toàn bộ thời gian sinh trưởng. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất là 16,2 cm/tuần ở công thức bón 30 kg N/ha ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (N2M3) và thấp nhất ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 40 khóm2 (N1M2) 12,2 cm/tuần.

Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất ở tuần thứ 6 sau cấy thì tốc độ tăng trưởng chiều cao có xu hướng giảm dần ở các tuần sinh trưởng tiếp theo. Chiều cao cây cuối cùng ở các công thức thí nghiệm biến động từ 80,7

đến 92,9 cm. Trong đó chiều cao cây thấp nhất ở các công thức không bón đạm ở

mật độ cấy 35 khóm/m2 (N1M1) là và chiều cao cây cao nhất ở công thức bón 120 kg N/ha và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N5M1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở công thức không bón đạm và cấy ở các mật độ 35, 40 và 45 khóm/m2 (N1M1, N1M2, N1M3) thì chiều cao cây cuối cùng của giống lúa thí nghiệm không có sự sai khác ởđộ tin cậy 95%. Khi tăng lượng đạm bón từ 30 kg N/ha và 60 kg N/ha ở mật độ cấy 35, 40 khóm/m2 thì chiều cao cây cuối cùng của giống lúa Tẻ Râu không có sự sai khác so với công thức không bón đạm và cấy ở mật

độ 35, 40 và 45 khóm/m2.

Chiều cao cây cuối cùng của giống lúa thí nghiệm ở công thức bón 120 kg N/ha và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N5M1) và công thức bón 90 kg N/ha ở mật

độ cấy 45 khóm/m2 (N4M3) cao hơn rõ so với các công thức thí nghiệm còn lại, tuy nhiên ở công thức thức N5M1 và công thức N4M3 không có sự sai khác chiều cao cây cuối cùng ở độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của giống và là đặc điểm của từng giống trong các thời vụ sinh trưởng.

Bảng 4.3: Ảnh hưởng tương tác của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao và chiều cao cây

Đơn vị: cm CT 2TSC 3 TSC 4 TSC 5 TSC) 6 TSC 7 TSC 8 TSC CCCC N1M1 17,7 22,6 29,7 39,9 52,2 59,5 65,7 80,7f N1M2 18,3 23,6 30,5 40,6 52,8 59,4 68,6 83,8def N1M3 18,9 24,1 31,6 42,5 55,8 62,6 67,0 82,0def N2M1 18,3 23,7 31,1 41,1 53,8 60,7 66,5 82,6def N2M2 18,9 21,1 28,5 38,8 53,0 60,5 75,3 82,6def N2M3 19,4 25,2 33,8 45,2 61,5 69,2 72,3 86,4bcd N3M1 18,3 24,1 31,1 42,7 58,3 66,1 72,2 83,6def N3M2 18,5 24,8 32,3 43,8 59,2 67,4 74,2 82,8def N3M3 18,5 25,0 32,4 44,1 59,3 66,9 74,3 84,3cde N4M1 17,9 24,8 31,5 43,5 58,4 65,8 72,9 85,4bcde N4M2 18,6 25,2 33,0 46,1 59,2 66,7 73,7 88,3bcd N4M3 19,1 26,0 33,5 47,1 60,8 68,7 76,3 89,6a N5M1 18,9 25,6 31,9 45,0 61,1 67,6 74,4 92,9a N5M2 18,9 25,5 31,6 43,4 57,2 65,0 72,0 85,1cde N5M3 19,2 26,6 34,1 46,3 60,1 68,5 75,4 86,6bcd LSD0,05 4,3 CV% 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 42 - 46)