Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 52 - 58)

(LAI) của giống lúa Tẻ Râu

Lá lúa là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp lên chất hữu cơ giúp cho các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa và tạo ra năng suất hạt. Chỉ số diện tích lá (LAI) là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng, phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây lúa ở các giai đoạn khác nhau, chỉ tiêu này có ý nghĩa quyết định đến diện tích quang hợp của quần thể ruộng lúa. Chỉ số

diện tích lá phụ thuộc vào giống, mật độ cấy và lượng phân bón… Do đó, việc diện tích lá tăng hay giảm có tác động trực tiếp đến khả năng tích luỹ vật chất và năng suất thực thu của ruộng lúa. Chỉ tiêu này thay đổi tuỳ theo từng giống, lượng phân đạm bón và mật độ cấy. Chỉ số diện tích lá chủ yếu phụ thuộc vào giống. Chỉ số diện tích lá tăng dần trong quá trình sinh trưởng, trong đó tại thời kỳđẻ nhánh mạnh diện tích lá tăng nhanh và chỉ số diện tích lá đạt tối đa ở thời

điểm trước trỗ bông. Sau đó chỉ số diện tích lá giảm dần do các lá già rụng đi và cây tập trung chất dinh dưỡng tích lũy trong hạt. Việc tăng chỉ số diện tích lá là có lợi cho khả năng tích lũy chất khô và năng suất sau này, do vậy cần có chếđộ

Ở một mức nào đó khi chỉ số diện tích lá tăng lên thì cường độ quang hợp cũng sẽ tăng theo, nhưng đến một giới hạn nhất định thì cường độ quang hợp sẽ

bắt đầu giảm do các lá che khuất lẫn nhau, không có khả năng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Những lá phía dưới sẽ tiêu hao vật chất làm giảm quá trình tích luỹ vật chất, do đó chúng làm giảm năng suất quần thể ruộng lúa, chính vì vậy cần phải tìm hiểu và điều chỉnh sao cho chỉ số diện tích lá phù hợp. Để điều chỉnh được chỉ số diện tích lá có thể thông qua liều lượng phân đạm bón và mật

độ cấy, điều chỉnh sao cho chỉ số diện tích lá tối ưu ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp

đạt tối đa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ là lớn nhất.

4.2.1.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá của giống Tẻ Râu

Đạm là yếu tố dinh dưỡng có tác động lớn đến khả năng sinh trưởng của cây lúa được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: chiều dài lá, độ rộng của lá, hàm lượng diệp lục trong lá và độ bền quang hợp của lá. Các mức đạm bón khác nhau có ảnh hưởng rõ tới chỉ số diện tích lá của giống lúa thí nghiệm ở cả 3 thời kỳ theo dõi là thời kỳđẻ nhánh rộ, thời kỳ trỗ và thời kỳ chín sáp. Đây là các thời kỳ mà chỉ số diện tích lá, tuổi thọ lá quyết định đến năng suất lúa.

Chỉ số diện tích lá (LAI) là tỉ lệ giữa tổng diện tích lá còn xanh (tính bằng m2) trên diện tích đất ruộng (m2) trồng cây hằng năm. Chỉ số này thay đổi theo loài cây, giống cây trồng, mùa vụ trồng, mật độ và trình độ thâm canh. Chỉ số này tăng dần trong quá trình sinh trưởng của cây, đạt đến đỉnh cao rồi giảm dần đến mức thấp nhất khi thu hoạch. Chỉ số diện tích lá phụ thuộc vào giống, phân bón và mật độ. Muốn tăng chỉ số diện tích lá tối ưu của 1 giống ngoài việc cung cấp đủ

dinh dưỡng thì mật độ cấy là yếu tố tiên quyết.

Chỉ số diện tích lá tăng dần trong quá trình sinh trưởng và đạt giá trị lớn nhất

ở giai đoạn trỗ, sau đó chỉ số diện tích lá có xu hướng giảm dần khi cây lúa bước vào giai đoạn chín sáp. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây lúa.

Chỉ số diện tích lá của các công thức bón đạm khác nhau có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95%. Các mức đạm bón khác nhau ảnh hưởng rõ đến chỉ số diện tích

tích lá tăng khi tăng lượng đạm bón. Tuy nhiên giữa mức không bón đạm (N1) chỉ số diện tích lá đạt giá trị thấp nhất và cao nhất ở công thức bón 120 kg N/ha (N5) ở cả 3 thời kỳ theo dõi và cao hơn hẳn so với các công thức bón đạm khác. Chỉ số diện tích lá ở các mức bón đều có sự sai khác rõ ởđộ tin cậy 95%. Bảng 4.6: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Tẻ Râu Đơn vị: m2 lá /m2 đất CT Đẻ nhánh rộ Trỗ Chín sáp N1 3,0e 4,5e 3,6e N2 3,2d 4,8d 3,7d N3 3,6c 5,0c 3,9c N4 3,9b 5,6b 4,6b N5 4,0a 5,9a 4,7a LSD 0,05 0,08 0,08 0,05 CV% 2,2 1,4 1,3 M1 3,4c 4,9c 3,8c M2 3,6b 5,2b 4,0b M3 3,8a 5,4a 4,1a LSD 0,05 0,05 0,03 0,04 CV% 2,0 1,9 2,5 Thời kỳđẻ nhánh rộ chỉ số diện tích lá ở các mức bón đạm thí nghiệm biến động từ 3 đến 4 m2 lá/m2 đất. Trong đó, mức không bón đạm (N1) có chỉ số diện tích lá thấp nhất và mức bón 120 kg N/ha (N5) cho chỉ số diện tích lá lớn nhất. Khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm đến mức bón 30, 60, 90 và 120 kg N/ha đã làm tăng chỉ số diện tích lá một cách liên tục. Chỉ số diện tích lá ở

mức bón 120 kg N/ha cao hơn và có sự sai khác rõ về chỉ số diện tích lá với các công thức thí nghiệm còn lại ởđộ tin cậy 95%.

Thời kỳ trỗ cây lúa đã hoàn chỉnh toàn bộ rễ, thân, lá để tập chung dinh dưỡng cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và tích lũy dinh dưỡng về hạt. Lúc này số lượng lá/cây là lớn nhất và có kích thước to nhất. Kết quả cho thấy chỉ số diện tích lá ở các công thức bón đạm biến động từ 4,5 đến 5,9 m2 lá/m2 đất. Trong đó mức bón 120 kg N/ha (N5) có chỉ số diện tích lá cao nhất và thấp nhất ở mức không bón đạm (N1). Chỉ số diện tích lá ở mức bón 120 kg N/ha cao hơn và có sự sai khác rõ về chỉ số

Thời kỳ chín sáp số lá còn đảm nhận chức năng quang hợp ít do chúng bị

lụi dần đi trong quá trình sinh trưởng do bị che khuất lẫn nhau. Vì vậy chỉ số

diện tích lá ở thời kỳ này có xu hướng giảm so với thời kỳ trỗ. Khi tăng lượng

đạm bón chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng dần. Chỉ số diện tích lá ở mức bón 120 kg N/ha (N5) chỉ số diện tích lá lớn nhất và có sự sai khác rõ so với các mức bón đạm còn lại ở độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của cây lúa và những nghiên cứu trước (Bùi

Đình Dinh, 1993).

Kết quả thí nghiệm cho thấy:

Chỉ số diện tích lá tăng dần trong quá trình sinh trưởng và đạt giá trị lớn nhất

ở thời kỳ trỗ rồi có xu hướng giảm dần ở thời kỳ chín sáp ở tất cả các mật độ thí nghiệm.

Khi tăng mật độ cấy một cách tuần tự từ 35 khóm/m2 đến 40 khóm/m2 và 45 khóm/m2đã làm tăng chỉ số diện tích lá tăng liên tục ở cả 3 thời kỳ theo dõi thí nghiệm là thời kỳđẻ nhánh rộ, trỗ và chín sáp. Chỉ số diện tích lá có sự sai khác rõ giữa các mật độ cấy ở độ tin cậy 95% ở cả 3 thời kỳ theo dõi là thời kỳ đẻ

nhánh rộ, thời kỳ trỗ và chín sáp.

Thời kỳ đẻ nhánh rộ cây lúa tập trung dinh dưỡng chủ yếu để hình thành các nhánh mới. Lúc này các số lượng lá lúa chưa cao, kích thước lá lúa nhỏ nên diện tích lá thấp. Ở các mật độ thí nghiệm có chỉ số diện tích lá biến động từ 3,4 - 3,8 m2 lá/m2 đất. Khi cấy ở mật độ cao đã làm tăng chỉ số diện tích lá một cách rõ rệt. Chỉ số diện tích lá ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M3) có giá trị lớn nhất và chỉ số diện tích lá thấp nhất ở mật độ cấy 35 khóm/m2. Chỉ số diện tích lá ở mật độ cấy 45 khóm/m2 cao hơn và sai khác rõ so với mật độ cấy 40 khóm/m2 và 35 khóm/m2ởđộ tin cậy 95%.

Thời kỳ trỗ cấu trúc bộ khung tán của cây lúa khá hoàn chỉnh về số lượng lá và kích thước lá do vậy giai đoạn này có chỉ số diện tích lá đạt giá trị cao nhất. Chỉ số diện tích lá ở các mật độ thí nghiệm biến động từ 4,9 - 5,4 m2 lá /m2 đất. Mật độ cấy 45 khóm/m2 (M3) có chỉ số diện tích lá lớn nhất và sai khác rõ so với mật độ cấy 40 khóm/m2 (M2), mật độ cấy 35 khóm/m2 (M1) ởđộ tin cậy 95%.

Thời kỳ chín sáp chỉ số diện tích lá ở hầu hêt các công thức đều có xu hướng giảm so với thời kỳ trỗ. Giai đoạn này chỉ số diện tích lá biến động từ 3,8 đến 4,1 m2 lá/m2 đất. Khi tăng mật độ cấy một cách tuần tự từ 35 khóm/m2 (M1) lên 40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khóm/m2 (M2) và 45 khóm/m2 (M3) đã làm chỉ số diện tích lá tăng một cách liên tục. Khi cấy ở mật độ 40 khóm/m2 (M2) chỉ số diện tích lá thời kỳ chín sáp là 4,0 m2 lá/m2 đất và chỉ số diện tích lá đạt 4,1 m2 lá/m2 đất khi mật độ cấy ở mức 45 khóm/m2 (M3). Chỉ số diện tích lá ở mật độ cấy 45 khóm/m2 cao hơn và sai khác có ý nghĩa với các mật độ cấy khác ởđộ tin cậy 95%. Như vậy, khi tăng lượng đạm bón, tăng mật độ cấy đã là tăng chỉ số diện tích lá một cách rõ rệt. Ở mức bón 120 kg N/ha, mật độ cấy 45 khóm/m2 trong thí nghiệm đạt giá trị cao nhất. Kết quả nghiên cứu của này hoàn toàn phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa và kết quả nghiên cứu trước của các tác giả như Bùi Huy Đáp (1980) và Nguyễn Văn Hoan (2006).

4.2.1.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa Tẻ Râu

Chỉ số diện tích lá liên quan rất chặt chẽ với khả năng quang hợp, tuy nhiên chỉ số diện tích lá còn phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của quần thể cây trồng. Nếu chỉ số diện tích lá lớn, nhưng cấu trúc quần thể không hợp lí, các lá che bóng lẫn nhau thì quang hợp giảm, trong khi hô hấp tăng và kết quả là sinh khối quang hợp sẽ giảm. Trong nghiên cứu lai tạo các giống cây ngũ cốc mới, người ta chú ý

đến những cây có bộ lá đứng, vì những cây này, nếu chỉ số diện tích lá càng lớn, khả năng tạo sinh khối quang hợp càng cao, do các lá không che bóng lẫn nhau. Chỉ số diện tích lá tăng khi tăng mật độ và tăng lượng đạm bón. Hầu hết chỉ số

này đều tăng dần ở các tuần sau cấy đến thời kì đẻ nhánh rộ, thời kì trỗ rồi giảm dần khi bước vào giai đoạn chín sáp. Điều này phù hợp với quá trình sinh trưởng của quần thể ruộng lúa.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón

đến chỉ số diện tích lá trình bày ở bảng 4.7 cho thấy:

Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá không có sự khác nhau rõ giữa các công thức ở cả 3 thời kỳ theo dõi là đẻ

nhánh rộ, trỗ và chín sáp. Tuy nhiên chỉ số diện tích lá có chiều hướng tăng khi tăng mật độ cấy đồng thời tăng lượng đạm bón. Ở cùng một mức bón đạm khi tăng mật độ cấy đã làm tăng chỉ số diện tích lá.

Thời kỳđẻ nhánh rộ chỉ số diện tích lá ở các công thức biến động từ 2,9 đến 4,1 m2 lá/m2 đất. Trong đó chỉ số diện tích lá ở công thức không bón đạm và cấy ở

không bón đạm, cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N1M3), công thức bón 30 kg N/ha và cấy ở mật độ 40 khóm/m2 (N2M2) đều có chỉ số diện tích lá là 3,2 m2 lá/m2 đất. Tương tự như vậy chỉ số diện tích lá ở công thức bón 90 kg N/ha và mật độ cấy 40 khóm/m2 (N4M2), công thức bón 120 kg N/ha, cấy ở mật độ 40 khóm/m2 (N5M2) có cùng một giá trị là 4 m2 lá/m2 đất và công thức bón 90 kg N/ha và mật

độ cấy 45 khóm/m2 (N4M3) và công thức bón 120 kg N/ha và mật độ cấy 45 khóm/m2 (N5M3) có cùng một giá trị là 4,1 m2 lá/m2 đất. Khi tăng lượng đạm bón

đồng thời tăng mật độ cấy đã làm cho chỉ số diện tích lá của giống lúa thí nghiệm có xu hướng tăng dần. Trong các công thức thí nghiệm chỉ số diện tích lá ở công thức bón 120 kg N/ha và mật độ cấy 45 khóm/m2 (N5M3) có giá trị cao nhất là 4,1 m2 lá/m2 đất.

Thời kỳ trỗ chỉ số diện tích lá đạt giá trị cao nhất trong 3 thời kỳ theo dõi. Chỉ số diện tích lá ở các công thức thí nghiệm biến động từ 4,3 đến 6,1 m2 lá/m2

đất. Trong đó công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N1M1) có chỉ số diện tích lá thấp nhất và công thức bón 120 kg N/ha và mật độ cấy là 45 khóm/m2 (N5M3) có giá trị lớn nhất. Với cùng 1 lượng đạm bón, khi tăng mật độ

cấy từ 35 khóm/m2 đến 45 khóm/m2 thì chỉ số diện tích lá có chiều hướng tăng. Chỉ số diện tích lá tăng khi tăng mật độ cấy kết hợp với tăng lượng đạm bón.

Thời kỳ chín sáp cây lúa tập trung dinh dưỡng vào hạt. Số lượng lá đảm nhiệm chức năng quang hợp còn ít. Chúng lụi đi do bị các lá khác che khuất vì vậy chỉ số diện tích lá cũng giảm hơn so với thời kỹ trỗ. Chỉ số diện tích lá ở thời kỳ này biến động từ 3,3 đến 4,9 m2 lá/m2 đất. Trong đó, chỉ số diện tích lá cao nhất ở công thức bón 90 kg N/ha với mật độ cấy 45 khóm/m2 (N4M3), thấp nhất

ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N1M1). Giống như

thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ trỗ, chỉ số diện tích lá ở thời kỳ chín sáp có xu hướng tăng dần khi tăng lượng đạm bón kết hợp với tăng mật độ cấy.

Nhìn chung, mật độ cấy thưa và lượng phân bón thấp cho chỉ số diện tích lá thấp hơn khi cấy ở mật độ cao và lượng phân bón tăng. Khi tăng lượng đạm bón

đồng thời tăng lượng mật độ cấy đã làm tăng chỉ số diện tích lá ở tất cả các công thức thí nghiệm. Kết quả nghiên của đề tài phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của cây lúa và phù hợp với kết quả nghiên cứu trước của tác giả

Bảng 4.7: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá Đơn vị: m2 lá /m2 đất CT Đẻ nhánh rộ Trỗ Chín sáp N1M1 2,9 4,3m 3,3k N1M2 3,1 4,6l 3,7h N1M3 3,2 4,8i 3,7h N2M1 3,0 4,6l 3,5i N2M2 3,2 4,8i 3,7h N2M3 3,5 4,9h 4,0f N3M1 3,4 4,7k 3,7h N3M2 3,6 5,0g 3,8g N3M3 3,8 5,2f 4,0f N4M1 3,7 5,3e 4,2e N4M2 4,0 5,6d 4,6b N4M3 4,1 5,9c 4,9a N5M1 3,7 5,6d 4,5c N5M2 4,0 6,0b 4,3d N5M3 4,1 6,1a 4,1f LSD 0,05 0,12 0,07 0,99 CV% 2,0 1,9 2,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 52 - 58)