Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng chất khô tích lũy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 58)

lũy của giống lúa Tẻ Râu

Lượng chất khô tích lũy là kết quả của quá trình tổng hợp các chất vô cơ và hữu cơ, tích lũy từ quá trình quang hợp và hút dinh dưỡng của cây lúa, là cơ sở

tạo ra năng suất sau này. Khoảng 80 - 90% chất khô cây trồng tích lũy được tạo thành từ quá trình quang hợp. Khả năng tích lũy chất khô càng cao chứng tỏ hoạt

động sống của cây càng thuận lợi, tiềm năng cho năng suất càng lớn. Sự tích lũy chất khô xảy ra thường xuyên trong đời sống cây trồng, nhưng tốc độ thay đổi theo từng thời kỳ. Đối với cây lúa quá trình tích lũy chất khô thường mạnh nhất khi cây làm hạt. Khả năng tổng hợp, vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ từ các cơ

quan dinh dưỡng về các cơ quan sinh sản là tiền đề tạo năng suất cho cây trồng. Kế thừa từ các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón có tác động to lớn đến quá trình tổng hợp và tích lũy chất khô của

4.2.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Tẻ Râu

Đạm là nguyên tố dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng sinh trưởng và tích lũy chất khô của cây lúa. Khi tăng lượng đạm bón đã làm tăng lượng chất khô tích lũy. Tuy nhiên lượng chất khô tích lũy chỉ tăng đến một giới hạn nhất định. Khi lượng đạm bón vượt nhu cầu làm cho cây sinh trưởng thân lá quá mức gây hiện tượng lốp, đổ, sâu bệnh gây hại nhiều ảnh hưởng tới lượng chất khô tích lũy. Vì vậy, nghiên cứu lượng đạm bón thích hợp cho 1 giống lúa là rất cần thiết. Bảng 4.8: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến lượng chất khô tích lũy Đơn vị: g/m2đất CT Đẻ nhánh rộ Trỗ Chín sáp N1 164,2b 501,0e 721,7e N2 173,0ab 514,0d 769,0d N3 182,2a 557,7c 801,5c N4 185,4a 588,4b 881,4a N5 184,4a 612,9a 821,5b LSD 0,05 13,66 6,21 6,02 CV% 7,1 1,1 1,0 M1 167,6c 537,8c 794,6c M2 178,8b 553,9b 796,8b M3 187,2a 572,0a 805,2a LSD 0,05 7,30 4,8 3,2 CV% 5,4 4,2 3,5

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Các mức bón đạm khác nhau cho tích lũy chất khô khác nhau ở mức tin cậy 95%. Nhìn chung lượng chất khô tích lũy tăng khi tăng lượng đạm bón ở cả 3 thời kỳ theo dõi là đẻ nhánh rộ, trỗ và chín sáp. Kết quả của đề tài phù hợp với nghiên cứu trước của Nguyễn Thị Lẫm,1994; Bùi

Đình Dinh (1995) và Phạm Văn Cường và cs. (2005).

Thời kỳđẻ nhánh rộ cây lúa tập trung phát triển thân lá do vậy mà lượng đạm bón ít ảnh hưởng tới lượng chất khô tích lũy của giống lúa thí nghiệm ở thời kỳ

này. Lượng chất khô tích lũy ở các mức bón đạm biến động từ 164,2 ở mức không bón đạm (N1) đến 185,4 g/m2 đất ở mức bón 90 kg N/ha (N4). Lượng chất khô

tích lũy ở mức không bón đạm (N1) và mức bón 30 kg N/ha (N2) không có sự sai khác rõ, lượng chất khô tích lũy ở mức bón 30, 60, 90 và 120 kg N/ha cũng không có sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, ở mức bón 60, 90 và 120 kg N/ha lượng chất khô tích lũy được sai khác có ý nghĩa so với mức không bón đạm.

Thời kỳ trỗlượng chất khô tích lũy biến động từ 449,1 đế 608,6 g/m2 đất ở

các công thức thí nghiệm. Trong đó lượng chất khô tích lũy ở mức không bón

đạm (N1) có giá trị nhỏ nhất. Khi tăng lượng đạm bón thì lượng chất khô tích lũy

được có xu hướng tăng dần. Lượng chất khô tích lũy ở mức bón 60, 90 và 120 kg N/ha không có sự sai khác rõ ởđộ tin cậy 95%. Lượng chất khô tích lũy ở mức không bón đạm (N1), mức bón 30 kg N/ha (N2), lượng bón 60 kg N/ha (N3) không có sự sai khác rõ. Tuy nhiên lượng chất khô tích lũy của mức bón 90kg N/ha (N4) cao hơn và sai khác có ý nghĩa so với mức không bón đạm (N1), mức bón 30 kg N/ha (N2) ởđộ tin cậy 95%.

Thời kỳ chín sáp lượng chất khô tích lũy là cao nhất trong 3 thời kỳ theo dõi, chúng có xu hướng tăng dần khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm

đến mức bón 90 kg N/ha. Tuy nhiên khi tăng mức đạm bón đến 120 kg N/ha thì lượng chất khô tích lũy có xu hướng giảm. Lượng chất khô tích lũy ở các mức

đạm bón biến động từ 743,1 g/m2đất ở công thức không bón đạm (N1) đến 876 g/m2đất ở công thức bón 90 kg N/ha (N4). Lượng chất khô tích lũy ở mức không bón đạm (N1) và mức bón 30 kg N/ha (N2) không có sự sai khác. Ở mức bón 30 kg N/ha (N2), mức bón đạm ở mức 60 kg N/ha (N3) và mức bón 120 kg N/ha (N5) lượng chất khô tích lũy không có sự sai khác. Nhưng lượng chất khô tích lũy

ở mức bón 90 kg N/ha (N4) cao hơn rõ và sai khác có ý nghĩa so với các lượng

đạm bón còn lại ở độ tin cậy 95%. Kết quả cho thấy lượng đạm tối thích cho giống lúa thí nghiệm là 90 kg N/ha, nếu cung cấp lượng đạm vượt quá mức 90 kg N/ha sẽ làm giảm lượng chất khô tích lũy. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với một số kết quả nghiên cứu trước đó của Phạm Văn Cường (2005); Đào Thế Tuấn (1980) và Nguyễn Thị Lẫm (1994). Mức đạm tối ưu cho giống lúa thí nghiệm là 90 kg N/ha cho thấy giống lúa thí nghiệm là giống lúa chịu thâm canh và có khả

năng cho năng suất cao. Kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lẫm (1994).

chất khô tích lũy tăng dần qua các thời kỳ theo dõi và ở các mật độ khác nhau lượng chất khô tích lũy cũng có sự sai khác rõ ởđộ tin cậy 95%.

Thời kỳ đẻ nhánh rộ lượng chất khô tích lũy được ở các mật độ cấy biến

động từ 167,6 đến 187,1 g/m2đất. Trong đó, khi tăng mật độ cấy từ 35, 40 và 45 khóm/m2 đã làm tăng lượng chất khô tích lũy một cách liên tục từ 167,6 đến 178,7 và đạt giá trị cao nhất là 187,1 g/m2đất ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M3).

Thời kỳ trỗ lượng chất khô tích lũy tăng mạnh so với thời kỳ đẻ nhánh rộ. Lượng chất khô tích lũy biến động từ 532,2 đến 567,6 g/m2đất. Trong đó, lượng chất khô tích lũy ở mật độ cấy 35 khóm/m2 (M1) có giá trị thấp nhất và cao nhất

ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M3). Khi tăng mật độ cấy một cách tuần tự thì lượng chất khô tích lũy được có xu hướng tăng dần. Lượng chất khô tích lũy ở mật độ

cấy 35 khóm/m2 (M1) và 40 khóm/m2 (M2) không có sự sai khác rõ. Nhưng lượng chất khô tích lũy ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M3) cao hơn và sai khác có ý nghĩa so với hai mật độ cấy còn lại ởđộ tin cậy 95%.

Thời kỳ chín sáp lượng chất khô tích lũy được là cao nhất trong 3 thời kỳ

theo dõi thí nghiệm và quyết định đến tiềm năng cho năng suất và năng suất của 1 giống lúa. Lượng chất khô tích lũy có xu hướng tăng dần khi tăng mật độ cấy, lượng chất khô tích lũy biến động từ 778,6 g/m2 đến 810,2 g/m2đất. Lượng chất khô tích lũy ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M3) cao hơn rõ so với mật độ 40 khóm/m2 (M2) và 35 khóm/m2 (M1) ởđộ tin cậy 95%.

Như vậy, mật độ là yếu tốđiều tiết khả năng sinh trưởng, phát triển của cây lúa thông qua sự sinh trưởng thân lá, đẻ nhánh và khả năng tổng hợp chất khô. Mật độ cấy dày thì lượng chất khô tích lũy nhiều hơn ở mật độ cấy thưa. Điều này được lý giải vì mật độ cấy dày có số lượng cá thể trên một mét vuông đất lớn hơn cho nên lượng chất khô tích lũy cũng lớn hơn lượng chất khô tích lũy của các công thức cấy thưa. Điều này được quyết định bởi mật độ cấy, hệ số đẻ

nhánh của các công thức và chỉ số diện tích lá. Khi cấy mật độ dày hệ số đẻ

nhánh thấp nhưng tổng số nhánh/m2 vẫn cao hơn so với mật độ cấy thưa vì số

dảnh cơ bản/m2 của mật độ cấy dày nhiều hơn của công thức cấy thưa. Do vậy chỉ số diện tích lá của mật độ cấy dày cao hơn của mật độ cấy thưa, lượng chất khô tích lũy cũng lớn hơn lượng chất khô tích lũy của các mật độ cấy thưa. Kết quả nghiên cứu của đề tài về khả năng tích lũy chất khô ở các mật độ cấy phù hợp với kết quả nghiên cứu trước (Đào Thế Tuấn (1980); Nguyễn Văn Hoan, 2006 và Bùi Huy Đáp, 1970)).

4.2.2.2. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Tẻ Râu

Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa thí nghiệm trong 3 thời kỳ theo dõi là thời kỳđẻ nhánh rộ, trỗ và chín sáp có những mức độ là khác nhau. Kết quả theo dõi khả năng tích lũy chất khô ở các công thức cho thấy không có sự sai khác ở thời kỳđẻ nhánh rộ

nhưng thời kỳ trỗ và chín sáp thì lượng chất khô tích lũy được/m2 đất có sự sai khác rõ giữa các công thức thí nghiệm ởđộ tin cậy 95%.

Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ cây lúa còn non, dinh dưỡng mà cây hút được tập trung cho quá trình đẻ nhánh, kích thích mầm phát triển nên chưa được tích lũy vào thân lá nên lượng chất khô tích lũy còn thấp. Lượng chất khô có chiều hướng tăng dần khi tăng lượng đạm bón đồng thời tăng mật độ cấy. Lượng chất khô tích lũy biến động từ 151,4 đến 195,0 g/m2 đất. Trong đó công thức không bón đạm và cấy ở mật độ cấy 35 khóm/m2 (N1M1) lượng chất khô tích lũy là thấp nhất và cao nhất ở công thức bón 120 kg N/ha ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (N5M3).

Ở thời kỳ trỗ lượng chất khô được tích lũy tăng nhanh và tập trung chủ yếu vào thân, lá, bông. Lượng tích lũy chất khô ở các công thức thí nghiệm trong thời kỳ này biến động từ 480,4 g/m2đất ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ

35 khóm/m2 (N1M1) đến 617,2 g/m2 đất ở công thức bón 120 kg N/ha và cấy ở

mật độ 45 khóm/m2 (N5M3). Tuy nhiên lượng chất khô tích lũy ở công thức bón 90 kg N/ha, cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N4M3), ở công thức bón 120 kg N/ha, cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N5M1), ở công thức bón 120 kg N/ha, cấy ở mật độ

40 khóm/m2 (N5M2) và ở công thức bón 120 kg N/ha, cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N5M3) không có sự sai khác rõ nhưng đạt giá trị cao hơn so với các công thức thí nghiệm còn lại ởđộ tin cậy 95 %.

Thời kì chín sáp là thời kỳ cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực nên lượng chất khô tích lũy đạt cao nhất. Lượng chất khô tích lũy ở các công thức biến động từ 702,9 đến 905,9 g/m2 đất. Trong đó lượng chất khô tích lũy thấp nhất ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N1M1) và

ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N4M3) cho lượng chất khô tích lũy là lớn nhất. Tiếp đến là lượng chất khô tích lũy ở 2 công thức bón 90 kg N/ha với mật độ cấy 40 khóm/m2 và công thức bón 120 kg N/ha với

kết hợp cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N4M3) nhưng cao hơn hẳn so với các công thức còn lại.

Một điều đáng quan tâm là khi tăng lượng đạm bón lên 120 kg N/ha thì ở cả

3 mật độ thí nghiệm lượng chất khô tích lũy được đều giảm so với mức bón 90 kg N/ha. Kết quả của đề tài hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước (Sasato, 1996 và Nguyễn Văn Hoan, 2006).

Bảng 4.9: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng chất khô tích lũy Đơn vị: g/m2đất CT Đẻ nhánh rộ Trỗ Chín sáp N1M1 151,4 480,4h 702,9p N1M2 165,9 494,9g 725,2n N1M3 175,2 526,9e 736,9m N2M1 163,7 483,9h 750,2l N2M2 171,0 515,5f 764,7k N2M3 184,3 542,3d 791,9gh N3M1 172,6 548,9d 790,9h N3M2 185,9 560,2c 798,7fg N3M3 188,1 561,9c 814,9e N4M1 178,2 565,9c 844,5d N4M2 184,9 588,3b 893,8b N4M3 193,2 610,9a 905,9a N5M1 172,0 610,2a 884,5c N5M2 186,2 610,6a 801,3e N5M3 195,0 617,9a 778,7i LSD 0,05 16,32 10,91 7,30 CV% 5,4 4,2 3,5 4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN MỨC ĐỘ SÂU, BỆNH HẠI CỦA GIỐNG LÚA TẺ RÂU TRONG VỤ

XUÂN

Sâu, bệnh hại là một trong những nguyên nhân gây tổn thất trong sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng. Nó có ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng nông sản. Vì thếđể tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp cần thiết phải

sinh trưởng của cây lúa có rất nhiều loại sâu hại, bệnh hại tấn công. Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại phần lớn do bản chất di truyền quyết định nhưng lại chịu ảnh hưởng khá lớn từ các biện pháp canh tác như mật độ cấy, lượng dinh dưỡng cung cấp, nước tưới, điều kiện thời tiết… Việc bón phân cân đối và đầy

đủ góp phần làm tăng khả năng chống chịu của cây, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và hạn chế tác động xấu của sâu bệnh hại.

Bảng 4.10: Ảnh hưởng tương tác cuả mật độ cấy và lượng đạm bón đến mức

độ nhiễm sâu, bệnh hại

Đơn vị: Mức CT Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bệnh đạo ôn Rầy nâu

N1M1 0 0 0 0 N1M2 0 0 0 0 N1M3 1 0 1 0 N2M1 1 0 1 0 N2M2 1 1 1 0 N2M3 1 1 1 1 N3M1 1 1 1 1 N3M2 1 1 1 1 N3M3 1 1 1 1 N4M1 1 1 1 1 N4M2 1 1 1 3 N4M3 3 1 1 3 N5M1 3 1 1 3 N5M2 3 3 3 3 N5M3 3 3 3 3

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Nhìn chung mức độ nhiễm sâu, bệnh hại có liên quan đến mật độ cấy và lượng đạm bón. Ở mật độ cấy từ 35 khóm/m2, 40 khóm/m2 và 45 khóm/m2 không có ảnh hưởng rõ tới mức độ nhiễm sâu, bệnh hại. Lượng đạm bón có ảnh hưởng rõ tới múc độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống lúa thí nghiệm.

Ở công thức không bón đạm hầu hết không nhiễm sâu, bệnh hại. Khi mức

đạm bón tăng dần từ mức bón 30 kg N/ha đến mức 90 kg N/ha thì xu hướng nhiễm sâu bệnh hại cũng tăng dần. Mức đạm bón 120 kg N/ha khi cấy ở mật độ

Vì vậy, khi mật độ cấy càng cao, lượng đạm bón càng nhiều làm cho quần thể ruộng lúa rậm rạp, kém thông thoáng, các lá che khuất nhau nhiều, ẩm độ

ruộng lúa cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Ngược lại khi bón ở các mức thấp ảnh hưởng của sâu, bệnh hại giảm tương đối. Kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với các nghiên cứu trước của Đào Thế Tuấn (1980); Nguyễn Hữu Tề và cs. (1997) và Nguyễn Văn Hoan (2006).

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA TẺ RÂU

Năng suất là kết quả của quá trình sản xuất, là chỉ tiêu quan trọng và phản

ảnh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại ở giống thí nghiệm là tốt hay xấu. Năng suất lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số

bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt. Trong đó số bông/m2, số hạt chắc/bông là yếu tố cấu thành năng suất quan trọng nhất. Tuy nhiên các yếu tố cấu thành năng suất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu số bông/m2 thấp thì số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt sẽ tăng và ngược lại.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố tác động như: điều kiện thời tiết khí hậu, biện pháp kỹ thuật, bản chất di truyền của giống, phân bón, mật độ cấy,… Trong đó lượng đạm bón và mật độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 58)