Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3. Đối tượng và vật liệu thí nghiệm
- Giống lúa Bắc Thơm số 7: Là giống cảm ôn, nên gieo cấy được cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng: vụ Xuân 130-135 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày. Chiều cao cây từ 90-95 cm, đẻ nhánh khá, hạt thon nhỏ, màu vàng sẫm. Khối lượng 1000 hạt 19-20 gram, phẩm chất gạo ngon, cơm thơm, mềm. Năng suất trung bình 45- 50 tạ/ha, thâm canh tốt có thểđạt 55-60 tạ/ha. Chống đổ trung bình, chịu rét khá. - Phân bón Lục Thần Nông chứa 5% N, 5% P2O5, 5% K2O, hàm lượng hữu cơ (OC) 42%, chứa các nguyên tố trung lượng Ca, Mg, S và TE.
- Chế phẩm D409: 1% N; 2% P2O5; 2% K2O, hữu cơ hòa tan (DOC) 18%; các loại vi sinh vật Bacillus Sp., Trichoderma, Rhizobacteria v.v. nồng độ 108/ml chế phẩm.
Chế phẩm D409 được phun theo yêu cầu của thí nghiệm. Lượng nước phun 18L/sào Bắc Bộ (tương đương 500 lít/ha), nồng độ pha 3 phần nghìn. Phun 80% lượng nước phun xuống gốc, 20% lượng nước phun lên lá.
- Phân bón hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 do PGS. TS. Nguyễn Tất Cảnh và cộng sự (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) nghiên cứu và phát triển.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1/ Nghiên cứu ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm d409 đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống lúa Bắc Thơm
số 7 tại Thanh Oai – Hà Nội.
2/ Nghiên cứu ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm d409 đến các chỉ tiêu sinh lý của giống lúa Bắc Thơm số 7 tại Thanh Oai – Hà Nội.
3/ Nghiên cứu ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm d409 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc Thơm số 7 tại Thanh Oai – Hà Nội.
4/ Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các mức phân bón hữu cơ lục thần nông kết hợp chế phẩm d409 trên giống lúa bắc thơm số 7 vụ xuân 2015 tại Thanh Oai - Hà Nội.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm: