Tình hình sử dụng phân bón lá cho lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 34 - 35)

2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trong nước vàn ước ngoài

2.3.3. Tình hình sử dụng phân bón lá cho lúa

Ngày nay, nhờ có những tiến bộ kỹ thuật về hoá học, về sinh học, các dạng phân bón qua lá đã được cải tiến và sử dụng có hiệu quả (Dương Doãn

Đảm, 1994). Phân bón lá được sử dụng như một phương tiện cung cấp dinh dưỡng vi lượng, đa lượng, hoocmon kích thích sinh trưởng và những chất cần thiết cho cây. Những ảnh hưởng quan sát được của việc bón phân qua lá là tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng chịu sâu bệnh của cây. Phản ứng của cây trồng phụ thuộc vào giống, dạng phân bón, nồng độ phun và số lần phun, cũng như từng giai đoạn phát triển của cây trồng (Murata and Miyashaka, 1968).

Một trong những tác dụng chính của phân bón lá là tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất. Tác dụng này dựa trên cơ sở là phân bón lá làm tăng khả năng tổng hợp (hút) đường và các dịch rỉ khác từ hệ rễ. Các vi khuẩn hữu ích trong vùng rễ kích thích làm tăng hàm lượng của dịch rỉ. Sau đó sự hoạt động mạnh của các vi sinh vật đã làm tăng các chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ bị bệnh, tăng các loại vitamin và các yếu tố có lợi khác cho cây trồng. Đó là một cách hợp lý để tăng cường mức độ sử dụng phân bón lá trong các nông trại hữu cơ.

Hầu hết các loại nguyên liệu phân bón hoà tan thông thường đều có thể

dùng làm phân bón qua lá. Các công thức trộn hỗn hợp giữa các nguyên tố đa lượng, vi lượng, các vitamin và các hocmon kích thích sinh trưởng ở dạng lỏng, khô thường được ưu tiên sử dụng vì chúng dễ tan trong nước và ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cần tránh dùng các loại phân bón chứa hàm lượng lớn Chlorine để tránh gây tác hại đến cây trồng.

Ở Việt Nam, việc sản xuất và sử dụng phân bón lá đã và đang được quan tâm phát triển. Sản phẩm phân bón lá Pomior của Hoàng Ngọc Thuận (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật năm 2005. Kết quả thử nghiệm Pomior trên cây ăn quả

dụng cải thiện sinh trưởng các đợt lộc, tăng khả năng đậu quả nhờ đó mà cải thiện năng suất (Võ Minh Kha, 1996).

Gần đây có rất nhiều chế phẩm phân bón qua lá được các nhà khoa học khảo nghiệm hiệu lực đối với các loại cây trồng khác nhau và trên các loại đất khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)