Ảnh hưởng của phân hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 50 - 51)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun

4.1.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến tăng

tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây liên quan đến khả năng quang hợp, khả năng chống đổ và khả

năng chịu phân bón của cây. Lúa thấp cây ít bị đổ hơn, chịu phân hơn và khả

năng sử dụng ánh sáng tốt hơn giống lúa cao cây.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng chiều cao cây

Đơn vị: cm

STT Công thức Ngày theo dõi

28/2 14/3 28/3 11/4 1 CT1 32,03 39,36 64,25 77,67 2 CT2 29,78 40,71 66,30 78,14 3 CT3 27,95 41,28 62,36 75,75 4 CT4 28,94 39,45 63,71 77,03 5 CT5 32,08 43,66 67,31 77,22 6 CT6 31,72 41,95 64,17 76,31 7 CT7 30,50 42,03 68,20 77,22 8 CT8 29,36 41,07 65,72 75,42

Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng có thể biến động khi chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng. Chiều cao cây thay

đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ, quá thừa hoặc quá thiếu.

Kết quả theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm 7

Qua bảng 4.1 và đồ thị hình 1 cho thấy: chiều cao cây lúa tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng từ khi cấy và đạt cao nhất ở thời điểm chín ở tất cả các công thức. Trong thời gian đầu không có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức. Chiều cao cây tăng nhanh ở tuần 3 sau cấy đến tuần 7 sau cấy. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng chậm lại từ sau tuần thứ 7 sau cấy đến khi thu hoạch ở tất cả các công thức. Ở ngày theo dõi 11/4/2015 công thức CT2 có chiều cao cây cao nhất là 78,14 cm; tiếp theo công thức CT1 chiều cao cây là 77,67 cm. Chiều cao cây thấp nhất 75,42 cm tại công thức CT8. Kết quả cho thấy chiều cao cây của giống Bắc thơm số 7 không bị ảnh hưởng bởi các mức bón phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409. Giống lúa Bắc Thơm số 7 có khả năng chống đổ tốt, cứng cây nên có khả năng chống chịu được với gió to và bão.

Hình 1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)