Ảnh hưởng của phân hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 51)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun

4.1.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến

động thái tăng trưởng số lá

Lá là cơ quan quang hợp chính của cây, tạo chất khô tích lũy, liên quan trực tiếp tới năng suất. Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của từng giống. Tuy nhiên, tốc độ ra lá còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, bố trí thời vụ

cấy và các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc khác. Trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước phù hợp, nếu chúng ta cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ làm cho quần thể ruộng lúa có bộ lá phát triển thích hợp, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp thuận lợi, nâng cao năng suất sinh vật học, năng suất kinh tế và hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng số lá được trình bày ở bảng 4.2 và hình 2.:

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng số lá

Đơn vị: lá

STT Công thức Ngày theo dõi

28/2 14/3 28/3 11/4 1 CT1 5,48 7,57 9,84 13,17 2 CT2 5,47 7,72 10,16 12,97 3 CT3 5,43 7,71 10,08 12,97 4 CT4 5,51 7,85 10,28 13,00 5 CT5 5,56 7,72 10,24 13,00 6 CT6 5,71 7,74 10,08 12,90 7 CT7 5,24 7,74 9,93 13,00 8 CT8 5,40 7,82 10,11 13,00

Kết quả theo dõi cho thấy: Số lá của giống Bắc thơm số 7 tăng dần qua các lần theo dõi. Ở lần theo dõi đầu tiên (ngày 28/2/2015) số lá dao động từ 5,24 – 5,71 lá, cao nhất là công thức CT6 (5,71 lá), thấp nhất là CT7 (5,24 lá); đến lần theo dõi thứ 4, số lá dao động từ 12,9 – 13,17 lá, số lá của giống Bắc thơm 7 ở

các công thức chênh lệch không nhiều. Nhìn chung khi xét ảnh hưởng của các mức phân bón hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến động thái ra lá không ảnh hưởng tới chỉ tiêu này.

Hình 2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

4.1.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng số nhánh

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này. Song khả năng đẻ nhánh của lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: bản chất di truyền của giống, điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, mật độ cấy, nước tưới cũng như kỹ thuật canh tác. Kết quả theo dõi động thái đẻ nhánh được trình bày ở

bảng 4.3 và hình 3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng số nhánh

Đơn vị: nhánh/khóm STT Công thức Ngày theo dõi

28/2 14/3 28/3 11/4 1 CT1 2,42 5,03 10,50 9,19 2 CT2 2,56 5,36 10,50 9,55 3 CT3 2,39 5,42 10,78 9,28 4 CT4 2,67 5,44 11,03 10,30 5 CT5 2,75 5,19 11,00 9,45 6 CT6 2,75 5,28 11,06 9,92 7 CT7 2,69 5,03 11,89 9,94 8 CT8 2,69 5,33 10,83 9,64

Hình 3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

Cây lúa bắt đầu đẻ nhánh từ tuần 2 sau cấy, tốc độđẻ nhánh cao nhất ở tuần 6 sau cấy. Lần theo dõi ngày 28/3/2015, các công thức đạt số nhánh cao nhất, dao

động từ 10,5 – 11,89 nhánh, công thức CT7 có số nhánh cao nhất là 11,89 nhánh, nhỏ nhất là 10,5 nhánh ở công thức CT1 và CT2. Ở lần theo dõi tuần thứ 6 sau cấy số nhánh đạt tối đa và những lần theo dõi sau thì số nhánh giảm dần vì ở giai

đoạn này cây lúa bắt đầu ngừng đẻ nhánh, chỉ những nhánh có khả năng hình thành bông sẽ tiếp tục phát triển, còn các nhánh đẻ muộn không có khả năng hình thành bông sẽ chết đi. Vì vậy, sau thời kỳ đẻ nhánh tối đa số nhánh trên cây lúa có xu hướng giảm dần cho đến khi chỉ còn lại các nhánh hữu hiệu trên khóm lúa.

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM D409 ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM D409 ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ 4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến chỉ số diện tích lá

Lá là bộ phận có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, 95% chất hữu cơ mà cây xanh tổng hợp được là nhờ vào quá trình quang hợp ở lá. Diện tích lá ảnh hưởng đến thế năng quang hợp của cây, qua đó

ảnh hưởng đến khối lượng chất khô tích luỹ và năng suất hạt. Để đánh giá mức

độ phát triển của bộ lá người ta dựa vào chỉ số diện tích lá (LAI). Chỉ số diện tích lá thay đổi phụ thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ, phân bón, chế độ nước...Những ruộng lúa cho năng suất cao thường có khả năng duy trì LAI trong khoảng thời gian tương đối dài.

Thời kỳđẻ nhánh rộ là thời kỳ diện tích lá tăng nhanh dẫn tới LAI (m2 lá/m2 đất) thường cao nhất vào thời kỳ trước trỗ. Sau đó giảm dần do các lá ra sớm rụng đi vì già hóa và tập trung chất dinh dưỡng vào tích lũy trong hạt. Mặt khác, sâu bệnh phá hại, đặc biệt là các bệnh như khô vằn, bạc lá,... là nguyên nhân làm giảm diện tích lá do giai đoạn khi cây bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực số

lá đã đạt tối đa nên không thể bù thêm được nữa.

Chỉ số diện tích lá (LAI) phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống, với những giống thấp cây, lá đứng LAI thường cao hơn so với giống cao cây, lá rủ do hiện tượng các tầng lá che khuất nhau. Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá

Bảng 4.4a. Ảnh hưởng của từng nhân tố thí nghiệm đến chỉ số diện tích lá(LAI) Đơn vị: m2 lá/m2đất Đơn vị: m2 lá/m2đất Nhân tố thí nghiệm Đẻ nhánh HH Trỗ Chín sáp Lục Thần Nông L1 2,10 4,30 3,68 L2 2,13 4,53 3,88 LSD0,05 0,270 0,284 0,226 D409 D1 2,35 4,25 3,85 D2 2,05 4,50 3,70 D3 2,20 4,70 3,90 D4 1,85 4,20 3,65 CV% 14,6 7,3 6,8 LSD0,05 0,382 0,401 0,320

Bảng 4.4b. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409

đến chỉ số diện tích lá Đơn vị: m2 lá/m2đất STT Công thức Đẻ nhánh HH Trỗ Chín sáp 1 CT1 2,4 4,1 3,9 2 CT2 2,0 4,4 3,6 3 CT3 2,2 4,5 3,8 4 CT4 1,8 4,2 3,4 5 CT5 2,3 4,4 3,8 6 CT6 2,1 4,6 3,8 7 CT7 2,2 4,9 4,0 8 CT8 1,9 4,2 3,9 CV% 14,6 7,3 6,8 LSD0,05 0,540 0,567 0,452

Trong cả 3 thời kỳ theo dõi, LAI tăng dần và đạt lớn nhất ở thời kì trước trỗ, sau đó giảm dần ở giai đoạn sau trỗ. Nhìn chung ở cả 8 công thức, khi tăng lượng phân bón hữu cơ và chế phẩm D409 thì chỉ số diện tích lá ít thay đổi. Cụ

thể, giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, chỉ số diện tích lá cao nhất là 2,4 m2 lá/m2đất ở

công thức CT1, thấp nhất là 1,9 m2 lá/m2 đất ở công thức CT8. Giai đoạn trước trỗ có chỉ số diện tích lá dao động 4,1 – 4,9 m2 lá/m2 đất. Giai đoạn chín sáp chỉ

số diện tích lá dao động từ 3,4 – 4 m2 lá/m2 đất, cao nhất ở công thức CT7 (4,0 m2 lá/m2 đất), thấp nhất CT4 (3,4 m2 lá/m2đất). Công thức 7 sai khác có ý nghĩa

ởđộ tin cậy 95 % so với công thức 4, nhưng sai khác không có ý nghĩa với các công thức còn lại.

4.2.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến chỉ số SPAD chỉ số SPAD

Chlorophyll quyết định đến quang hợp của cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, hàm lượng Chlorophyll trong lá biểu thị dưới dạng chỉ số

SPAD. Hàm lượng Chlorophyll phụ thuộc vào yếu tố như: giống lúa, lượng phân bón, điều kiện canh tác và thời tiết. Chỉ số SPAD tương quan thuận với hàm lượng diệp lục trong lá, đóng vai trò quyết định đến sự quang hợp của cây lúa trong các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Kết quả theo dõi được trình bày ở

bảng 4.6a và 4.6b.

Bảng 4.5a. Ảnh hưởng của từng nhân tố thí nghiệm đến chỉ số SPAD

Nhân tố thí nghiệm Đẻ nhánh HH Trỗ Chín sáp Lục Thần Nông L1 38,75 37,78 36,90 L2 40,28 37,30 35,48 LSD0,05 2,035 1,310 1,589 D409 D1 39,85 37,10b 35,85 D2 39,35 38,25ab 35,80 D3 40,85 39,00a 37,30 D4 38,00 35,80c 35,80 CV% 5,9 4,0 5,0 LSD0,05 2,878 1,853 2,247

Bảng 4.5b. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến chỉ số SPAD STT Công thức Đẻ nhánh HH Trỗ Chín sáp 1 CT1 38,5 37,6 36,3 2 CT2 38,9 38,4 37,6 3 CT3 39,7 38,6 38,5 4 CT4 37,9 36,5 35,2 5 CT5 41,2 36,6 35,4 6 CT6 39,8 38,1 34,0 7 CT7 42,0 39,4 36,1 8 CT8 38,1 35,1 36,4 CV% 5,9 4,0 5,0 LSD0,05 4,07 2,62 3,18

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy các mức bón phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 hầu như không ảnh hưởng tới hàm lượng Chlorophyll trong tất cả các giai đoạn đẻ nhánh, trỗ và chín sáp. Trong cả 3 thời kỳ theo dõi, chỉ số SPAD tăng dần và đạt lớn nhất ở thời kỳ trước trỗ, sau đó giảm dần ở giai

đoạn sau trỗ. Giai đoạn đẻ nhánh chỉ số SPAD cao nhất ở công thức CT7 (42), thấp nhất ở công thức CT4 (37,9). Giai đoạn trỗ chỉ số SPAD dao động trong khoảng 35,1 – 39,4, cao nhất là CT7 (39,4), thấp nhất là CT8 (35,1) khác nhau có ý nghĩa ở mức 95%. Giai đoạn chín sáp có chỉ số SPAD từ 34,0 – 38,5, cao nhất là CT3 (38,5), thấp nhất là CT6 (34,0).

4.2.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến hiệu suất quang hợp thuần hiệu suất quang hợp thuần

Quang hợp là một hoạt động sinh lý quan trọng của cây lúa, quang hợp tạo ra 90-95% năng suất. Trong một quần thể ruộng lúa nước năng suất là 100% thì trong đó sản phẩm do quang hợp tạo ra là 95%, còn lại 5% là cây lúa hấp thu dinh dưỡng từ đất. Hiệu suất quang hợp thuần (NAR) tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, phân bón, điều kiện thời tiết đặc biệt là chế độ ánh sáng. Khả năng quang hợp của cây lúa được đánh giá bằng hiệu suất quang hợp thuần. Kết quả theo dõi NAR qua từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển được trình bày trong bảng 4.7a và 4.7b

Bảng 4.6a. Ảnh hưởng từng nhân tố thí nghiệm đến hiệu suất quang hợp thuần Đơn vị: g/m2 lá/ngày Đơn vị: g/m2 lá/ngày Nhân tố thí nghiệm Đẻ nhánh HH – Trỗ Trỗ - Chín sáp Lục Thần Nông L1 4,38 a 3,60a L2 4,28a 3,80a LSD0,05 0,190 0,242 D409 D1 4,10b 3,50a D2 4,35ab 3,60a D3 4,60a 3,95a D4 4,25b 3,75a CV% 5,0 7,5 LSD0,05 0,269 0,342

Bảng 4.6b. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409

đến hiệu suất quang hợp thuần Đơn vị: g/m2 lá/ngày STT Công thức Đẻ nhánh HH – Trỗ Trỗ - Chín sáp 1 CT1 4,2a 3,4a 2 CT2 4,5a 3,5a 3 CT3 4,7a 3,9a 4 CT4 4,1a 3,6a 5 CT5 4,0a 3,6a 6 CT6 4,2a 3,7a 7 CT7 4,5a 4,0a 8 CT8 4,4a 3,9a CV% 5,0 7,5 LSD0,05 0,381 0,484

Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu đến trỗ bông: là giai đoạn hiệu suất quang hợp thuần (NAR) đạt cao nhất, ở giai đoạn này có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 95% giữa công thức CT3 với các công thức khác (CT1, CT4, CT5, CT6,

CT7). Trong vụ xuân 2015, công thức CT3 có NAR đạt 4,7 g/m2 lá/ngày cao nhất trong tất cả các công thức, điều này cho thấy sử dụng chế phẩm D409 ở

giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu đến trỗ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất quang hợp thuần của giống lúa Bắc thơm số 7. Trong giai đoạn này, hiệu suất quang hợp thuần NAR thấp nhất ở công thức CT5, như vậy sử dụng chế phẩm D409 ở giai đoạn lót trước cấy kết hợp bón lót phân hữu cơ Lục Thần Nông không làm tăng hiệu suất quang hợp thuần.

Giai đoạn từ trỗ - chín sáp là thời điểm bộ lá lúa phát triển chậm lại, già hóa nên hiệu suất quang hợp thuần (NAR) ở giai đoạn này thấp hơn giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu đến trỗ. Ở giai đoạn NAR dao động trong khoảng 3,4 – 4 g/m2 lá/ngày, cao nhất là công thức CT7 (4,0 g/m2 lá/ngày), tiếp đến là công thức CT3 và CT8 (3,9 g/m2 lá/ngày), thấp nhất là công thức CT1 (3,4 g/m2 lá/ngày).

Như vậy, trong suốt quá trình sinh trưởng của giống lúa Bắc thơm số 7, bón lót phân hữu cơ Lục Thần Nông và sử dụng chế phẩm D409 ở giai đoạn đẻ

nhánh hữu hiệu đến chín sáp sẽ làm tăng hiệu suất quang hợp thuần. Sự khác nhau giữa các công thức không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.

4.2.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến khối lượng chất khô tích lũy khối lượng chất khô tích lũy

Chất khô là lượng chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển chúng từ cơ quan sinh trưởng về bông hạt là cơ sở cho việc tạo năng suất.

Tích lũy chất khô là biểu hiện của khả năng sinh trưởng, phát triển tạo ra năng suất sinh vật học, làm cơ sở tạo năng suất thu hoạch sau này của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Lượng chất khô tích lũy càng nhiều chứng tỏ hoạt

động sống của cây diễn ra càng thuận lợi. Cây trồng tích luỹ chất khô từ hai con

đường: quang hợp và hút chất dinh dưỡng từđất, trong đó 80-90% chất khô được tạo thành do quá trình quang hợp (Yoshida, 1981). Ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, một phần chất khô được tích luỹ trong thân lá, còn lại được sử dụng cho các hoạt động sinh lý diễn ra trong cây. Ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực, chất khô chủ yếu tích luỹ về hạt tạo năng suất, một phần nhỏ được sử dụng để duy trì cơ

quan sinh trưởng.

Lượng chất khô của lúa phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Kết quả theo dõi khối lượng chất khô tích lũy được trình bày ở bảng 4.4a và 4.4b.

Bảng 4.7a.Ảnh hưởng của từng nhân tố thí nghiệm đến khối lượng chất khô tích lũy Đơn vị: (g/khóm) Nhân tố thí nghiệm Đẻ nhánh HH Trỗ Chín sáp Lục Thần Nông L1 3,83 a 18,28a 26,00b L2 3,55b 19,25a 28,05a LSD0,05 0,240 1,580 1,220 D409 D1 3,80a 18,15bc 26,20b D2 3,80a 19,80ab 28,00a D3 3,85a 20,95a 29,50a D4 3,30b 16,15c 24,40c CV% 7,4 9,6 5,2 LSD0,05 0,339 2,235 1,726

Bảng 4.7b. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409

đến khối lượng chất khô tích lũy Đơn vị: (g/khóm) STT Công thức Đẻ nhánh HH Trỗ Chín sáp 1 CT1 4,1 17,9 24,3 2 CT2 3,9 19,3 26,5 3 CT3 3,8 20,2 28,8 4 CT4 3,5 15,7 24,7 5 CT5 3,5 18,4 28,1 6 CT6 3,7 20,3 29,5 7 CT7 3,9 21,7 30,5 8 CT8 3,1 16,6 24,1 CV% 7,4 9,6 5,2 LSD0,05 0,48 3,16 2,44

Qua bảng kết quả 4.4a và 4.4b cho thấy khối lượng tích lũy chất khô tăng mạnh qua các giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn đẻ nhánh khối lượng tích lũy chất khô từ 3,1 – 4,1 g/khóm, cao nhất ở công thức CT1 (4,1 g/khóm), thấp nhất ở

công thức CT8 (3,1 g/khóm). Ở giai đoạn trỗ, lượng chất khô tích lũy cao nhất là 21,7 g/khóm ở công thức CT7, thấp nhất là 15,7 g/khóm ở công thức CT4.

Giai đoạn chín sáp: các mức phân hữu cơ và chế phẩm D409 khác nhau

đều cho lượng tích lũy chất khô cao, cao nhất ở công thức CT7 và CT6 lần lượt là 30,5 g/khóm và 29,5 g/khóm cao hơn các công thức còn lại ở mức ý nghĩa 95%. Khối lượng tích lũy chất khô thấp nhất là công thức CT1 (24,3 g/khóm) và CT8 (24,1 g/khóm). Nhìn chung các công thức bón phân hữu cơ Lục Thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)