Phương pháp nghiên cứ u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 43)

- Thí nghiệm gồm 2 nhân tố

+ Nhân tố 1: phân Lục Thần Nông (L) gồm 2 mức: 1200kg/ha (L1) và 1800kg/ha (L2).

+ Nhân tố 2: chế phẩm D409 (D) gồm 4 thời điểm: giai đoạn mạ (D1), khi lúa bắt đầu đẻ nhánh (D2), khi lúa bắt đầu làm đòng (D3) và phun cả 3 thời điểm (D4).

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đẩy đủ (RCB) 3 lần nhắc lại, có 8 công thức/lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25 m2, tổng diện tích nghiên cứu là 600 m2. - Công thức thí nghiệm: CT1: L1D1; CT2: L1D2; CT3: L1D3; CT4: L1D4; CT5: L2D1; CT6: L2D2; CT7: L2D3; CT8: L2D4 - Sơđồ thí nghiệm: Dải bảo vệ NLI CT7 CT1 CT2 CT5 CT8 CT6 CT3 CT4 NLII CT3 CT2 CT6 CT1 CT5 CT8 CT7 CT4 NLIII CT5 CT3 CT8 CT1 CT2 CT6 CT4 CT7

3.5.2. Phương pháp theo dõi số liệu

3.5.2.1. Các ch tiêu v sinh trưởng

Theo dõi 12 khóm/ô tại 4 vị trí, mỗi vị trí lấy 3 cây theo đường chéo để đo các chỉ tiêu sau:

- Chiều cao cây (đo 14 ngày/lần): bắt đầu đo 15 ngày sau cấy, đo từ mặt đất

đến đỉnh lá cao nhất (hoặc bông), lá lúa được vuốt dài theo trục thân đểđo chiều cao cây.

- Số lá trên thân chính (đo 14 ngày/ lần): bắt đầu đếm sau cấy 15 ngày.

Đếm số lá sinh ra trên thân chính trong thời gian theo dõi, đánh dấu bằng sơn vào lá cuối cùng của lần theo dõi trước, lần sau cộng thêm số lá mới (từ giai đoạn mạđến lá đòng).

- Số nhánh đẻ: Đếm số nhánh đẻ của từng cây

3.5.2.2. Các ch tiêu sinh lý:

Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây ngẫu nhiên từ 5 điểm theo đường chéo góc ở 3 thời kỳ: Đẻ nhánh rộ, trỗ và thời kỳ chín sáp đểđo đếm các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/m2 đất): Đo bằng phương pháp cân nhanh

P1: Trọng lượng toàn bộ lá tươi (g) P2: Trọng lượng 1 dm2 lá (g)

+ Tích luỹ chất khô (g/khóm): Mẫu cây được sấy ở 1050C trong 48h rồi đem cân. + Chỉ số SPAD: Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng diệp lục, đo bằng máy SPAD – 502, mỗi lá đo 3 lần.

+ Hiệu suất quang hợp thuần (NAR) (g/m2 lá/ngày)

Trong đó: P1, P2 là trọng lượng chất khô của khóm tại thời điểm lấy mẫu L1, L2 là diện tích lá ở hai thời điểm

3.5.2.3. Tình hình sâu bnh hi

Theo dõi và đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh trên lúa và đánh giá theo Tiêu chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa 10 TCN 558-2002.

Các loại bệnh hại

+ Bệnh đạo ôn cổ bông Maganaporthe grisea (Pyricularia oryza): Ở giai

đoạn hạt vào chắc, quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông

Điểm 0: Không có vết bệnh

Điểm 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2;

Điểm 3: Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông;

Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông;

Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc;

Điểm 9: Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%.

+ Bệnh khô vằn: Ở giai đoạn chín sữa và vào chắc, quan sát độ cao tương

đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây)

Điểm 0: Không có triệu chứng

Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây;

Điểm 3: Vết bệnh 20-30% chiều cao cây;

Điểm 5: Vết bệnh 31-45% chiều cao cây;

Điểm 7: Vết bệnh 46-65% chiều cao cây;

Điểm 9: Vết bệnh > 65% chiều cao cây Các đối tượng sâu hại theo dõi gồm:

+ Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal): Từ khi lúa đẻ nhánh cho đến chín, quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết.

Điểm 0: Không bị hại

Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây

Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”;

cây còn lại lùn nặng;

Điểm 7: Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng;

Điểm 9: Tất cả cây bị chết.

+ Sâu đục thân hai chấm (Scirpophaga incertulas): Ở giai đoạn hạt vào chắc và chín, quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc: Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 3: 11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc; Điểm 5: 21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc; Điểm 7: 31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc; Điểm 9: >51% số dảnh chết hoặc bông bạc

+ Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guene): Từ giai đoạn đẻ

nhánh đến chín, quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống. Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: 1-10% cây bị hại Điểm 3: 11-20% cây bị hại; Điểm 5: 21-35% cây bị hại; Điểm 7: 36-51% cây bị hại; Điểm 9: >51% cây bị hại 3.5.2.4. Ch tiêu v các yếu t cu thành năng sut và năng sut

Theo phương pháp của IRRI cố định 5m2/ô (vị trí giữa ô) kể từ khi cấy để

xác định năng suất

Tại thời kỳ chín lấy mẫu 10 khóm/ô để xác định các yếu tố cấu thành năng suất: - Số bông hữu hiệu trên khóm: Bông có từ 10 hạt trở lên

- Số hạt trên bông: Đếm tổng số hạt có trên bông. - Số hạt chắc/bông: Đếm tổng số hạt chắc có trên bông - Tỉ lệ hạt chắc/bông (%) = (số hạt chắc/tổng số hạt)*100 - Năng suất:

mẫu 12 cây/ô

+ Năng suất lý thuyết = Số bông/m2 x Số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc x P1000

hạt x 10-4(tạ/ha)

+ Năng suất thực thu: sau khi gặt, phơi cân để có năng suất thực thu, tính ở độẩm 13%.

+ Năng suất sinh vật học (NSSVH): Phơi khô rơm rạ (không tính rễ) cân cùng khối lượng hạt khô của 5 khóm lấy mẫu.

- Hệ số kinh tế: HSKT= Năng suất cá thể/Năng suất sinh vật học - Khối lượng 1000 hạt: sau khi sấy hạt đến độ ẩm 13% đếm 500 hạt với 2 lần nhắc lại cân được M1, M2, nếu sai số tương đối giữa các giá trị này với giá trị

trung bình <5%, thì P1000 hạt được tính như sau:

+ P1000 hạt = M1+ M2. Nếu >5% thì phải bỏđi lấy mẫu khác.

3.5.2.5. Xác định ch tiêu cht lượng go

Các mẫu gạo được phân tích tại Bộ môn Sinh lý Sinh hóa và Chất lượng nông sản – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, bao gồm các chỉ tiêu:

- Xác định chiều dài, chiều rộng hạt gạo (mm), tỷ lệ D/R, đo bằng thước Panmes

- Xác định độ bạc bụng: cắt ngang 50 hạt gạo, xác định mức độ bạc bụng theo thang điểm IRRI. Xếp loại hạt đục khi phần bạc bụng lớn hơn ½ hạt. Hạt không bạc bụng hay hạt trong khi không có phần bạc bụng hoặc phần bạc bụng rất ít nằm ở giữa. Hạt nửa trong khi phần bạc bụng nhỏ hơn ½ hạt.

- Tỷ lệ gạo xay (%) = (Khối lượng gạo xay/Khối lượng thóc) x 100

- Tỷ lệ gạo nguyên (%) = (Khối lượng gạo nguyên/Khối lượng gạo xay xát) x 100 - Tỷ lệ gạo xát (%) = (Khối lượng gạo xát trắng/Khối lượng thóc) x 100 - Xác định hàm lượng amylose theo phương pháp Juliano

- Xác định hàm lượng protein trong hạt gạo theo phương pháp Kjeldahll - Xác định hàm lượng tinh bột trong hạt gạo theo phương pháp Bertrand

3.5.2.6. Ch tiêu hiu qu kinh tế so sánh mô hình mi so vi mô hình hin có ca nông dân.

+ Tổng thu nhập (TT) = năng suất x giá bán

+ Chi phí vật chất (CPVC) = vật tư + giống + thuốc BVTV + nước tưới ... (không tính công lao động)

+ Thu nhập thuần (TNT) = Tổng thu – Chi phí vật chất + Hiệu quảđồng vốn = (Tổng thu/Tổng chi phí vật chất)

+ Giá trị ngày công lao động = (thu nhập thuần/tổng ngày công lao động) + So sánh hiệu quả của hai hệ thống cũ và mới, áp dụng công thức tính tỷ

trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí (MBCR):

Điều kiện áp dụng hệ thống mới: MBCR ≥ 2

3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu được thu thập, tính toán và phân tích phương sai ANOVA bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và Excel 2010.

3.6. KỸ THUẬT ÁP DỤNG 3.6.1. Đất thí nghiệm:

+ Thí nghiệm được tiến hành trên nền đất phù sa sông Đáy không được bồi tụ hàng năm, đất gieo cấy 2 vụ lúa và không trồng cây vụđông.

+ Đất thí nghiệm được phân tích đặc điểm nông hóa tại khoa Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam trước khi triển khai thí nghiệm.

Kết quả phân tích đất thí nghiệm Chỉ tiêu Hàm lượng N % 0,27 P2O5 % 0,19 K2O % 2,29 P2O5 (mg/100g đất) 22,8 N thủy phân (mg/100g đất) 3,5 K2O (mg/100g đất) 14,73

- Phương pháp phân tích:

N%: Kjeldhal, phá mẫu bằng H2SO4 và xúc tác

P2O5 %: phương pháp so màu, công phá bằng H2SO4+HClO4 K%: đo bằng quang kế ngọn lửa, phá mẫu bằng HF+HCl+HClO4

P2O5 dễ tiêu: Oniani

K2O dễ tiêu: Matslova đo bằng quang kế ngọn lửa N thủy phân: Tiurin và Kônônôva

3.6.2. Làm đất, làm mạ cấy

Gieo mạ Bắc Thơm số 7 theo phương pháp mạ dược. Khi mạ được 3- 4 lá, nhổ mạđem ra ruộng cấy. Cấy 1 dảnh. 3.6.3. Phân bón và cách bón phân STT Lần bón Loại phân Lục Thần Nông (kg/ha) D409 L1 L2 D1 D2 D3 D4 1 Tổng lượng 1200 1800 2 Lót trước khi cấy 1200 1800 x x 3 Bón thúc lần 1 x x 4 Bón đón đòng x x *Kỹ thuật bón phân:

- Phân hữu cơ công nghiệp Lục Thần Nông được dùng để bón lót trước khi bừa cấy.

- Chế phẩm D409 được phun theo yêu cầu của thí nghiệm. Lượng nước phun 18L/sào Bắc Bộ (tương đương 500 lít/ha), nồng độ pha 3 phần nghìn. Phun 80% lượng nước phun xuống gốc, 20% lượng nước phun lên lá.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM D409 ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM D409 ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG

4.1.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến tăng trưởng chiều cao cây tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây liên quan đến khả năng quang hợp, khả năng chống đổ và khả

năng chịu phân bón của cây. Lúa thấp cây ít bị đổ hơn, chịu phân hơn và khả

năng sử dụng ánh sáng tốt hơn giống lúa cao cây.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng chiều cao cây

Đơn vị: cm

STT Công thức Ngày theo dõi

28/2 14/3 28/3 11/4 1 CT1 32,03 39,36 64,25 77,67 2 CT2 29,78 40,71 66,30 78,14 3 CT3 27,95 41,28 62,36 75,75 4 CT4 28,94 39,45 63,71 77,03 5 CT5 32,08 43,66 67,31 77,22 6 CT6 31,72 41,95 64,17 76,31 7 CT7 30,50 42,03 68,20 77,22 8 CT8 29,36 41,07 65,72 75,42

Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng có thể biến động khi chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng. Chiều cao cây thay

đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ, quá thừa hoặc quá thiếu.

Kết quả theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm 7

Qua bảng 4.1 và đồ thị hình 1 cho thấy: chiều cao cây lúa tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng từ khi cấy và đạt cao nhất ở thời điểm chín ở tất cả các công thức. Trong thời gian đầu không có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức. Chiều cao cây tăng nhanh ở tuần 3 sau cấy đến tuần 7 sau cấy. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng chậm lại từ sau tuần thứ 7 sau cấy đến khi thu hoạch ở tất cả các công thức. Ở ngày theo dõi 11/4/2015 công thức CT2 có chiều cao cây cao nhất là 78,14 cm; tiếp theo công thức CT1 chiều cao cây là 77,67 cm. Chiều cao cây thấp nhất 75,42 cm tại công thức CT8. Kết quả cho thấy chiều cao cây của giống Bắc thơm số 7 không bị ảnh hưởng bởi các mức bón phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409. Giống lúa Bắc Thơm số 7 có khả năng chống đổ tốt, cứng cây nên có khả năng chống chịu được với gió to và bão.

Hình 1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng chiều cao cây

4.1.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng số lá

Lá là cơ quan quang hợp chính của cây, tạo chất khô tích lũy, liên quan trực tiếp tới năng suất. Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của từng giống. Tuy nhiên, tốc độ ra lá còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, bố trí thời vụ

cấy và các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc khác. Trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước phù hợp, nếu chúng ta cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ làm cho quần thể ruộng lúa có bộ lá phát triển thích hợp, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp thuận lợi, nâng cao năng suất sinh vật học, năng suất kinh tế và hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng số lá được trình bày ở bảng 4.2 và hình 2.:

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng số lá

Đơn vị: lá

STT Công thức Ngày theo dõi

28/2 14/3 28/3 11/4 1 CT1 5,48 7,57 9,84 13,17 2 CT2 5,47 7,72 10,16 12,97 3 CT3 5,43 7,71 10,08 12,97 4 CT4 5,51 7,85 10,28 13,00 5 CT5 5,56 7,72 10,24 13,00 6 CT6 5,71 7,74 10,08 12,90 7 CT7 5,24 7,74 9,93 13,00 8 CT8 5,40 7,82 10,11 13,00

Kết quả theo dõi cho thấy: Số lá của giống Bắc thơm số 7 tăng dần qua các lần theo dõi. Ở lần theo dõi đầu tiên (ngày 28/2/2015) số lá dao động từ 5,24 – 5,71 lá, cao nhất là công thức CT6 (5,71 lá), thấp nhất là CT7 (5,24 lá); đến lần theo dõi thứ 4, số lá dao động từ 12,9 – 13,17 lá, số lá của giống Bắc thơm 7 ở

các công thức chênh lệch không nhiều. Nhìn chung khi xét ảnh hưởng của các mức phân bón hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến động thái ra lá không ảnh hưởng tới chỉ tiêu này.

Hình 2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

4.1.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng số nhánh

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này. Song khả năng đẻ nhánh của lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: bản chất di truyền của giống, điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, mật độ cấy, nước tưới cũng như kỹ thuật canh tác. Kết quả theo dõi động thái đẻ nhánh được trình bày ở

bảng 4.3 và hình 3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

động thái tăng trưởng số nhánh

Đơn vị: nhánh/khóm STT Công thức Ngày theo dõi

28/2 14/3 28/3 11/4 1 CT1 2,42 5,03 10,50 9,19 2 CT2 2,56 5,36 10,50 9,55 3 CT3 2,39 5,42 10,78 9,28 4 CT4 2,67 5,44 11,03 10,30 5 CT5 2,75 5,19 11,00 9,45 6 CT6 2,75 5,28 11,06 9,92 7 CT7 2,69 5,03 11,89 9,94 8 CT8 2,69 5,33 10,83 9,64

Hình 3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến

Cây lúa bắt đầu đẻ nhánh từ tuần 2 sau cấy, tốc độđẻ nhánh cao nhất ở tuần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 43)