Tình hình sử dụng phân hữu cơ cho lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 33 - 34)

2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trong nước vàn ước ngoài

2.3.2. Tình hình sử dụng phân hữu cơ cho lúa

Hiện nay, các nước trên thế giới đang quan tâm đến việc sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, phân ủ, phân xanh, các loại vi sinh vật, …

Phân hữu cơ sinh học là loại sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế

thải nông nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt,…) trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học được chuyển hoá thành mùn (Lê Văn Tri, 2004).

Ấn Độ hàng năm sản xuất vào khoảng 286 triệu tấn phân ủ (compost) từ các chất thải nông thôn và thành phố. Ước tính thu được 3,5 - 4,0 triệu tấn NPK (Lê Văn Tri, 2001).

Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đang đẩy mạnh chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sản xuất phân lân vi sinh vật ở quy mô lớn và diện tích sử dụng hàng chục ha (Lê Văn Tri, 2004).

Tại Ấn Độ sử dụng phân vi sinh vật cố định nitơ cho lúa, cao lương và bông làm tăng năng suất trung bình lần lượt là 11,4%; 18,2% và 6,8% mang lại lợi nhuận khoảng 1.015 rupi, 1.149 rupi và 343 rupi/ha (Lê Văn Tri, 2004).

Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu gần đây cho biết mỗi gói chế

phẩm vi sinh vật phân giải lân (50 g) sử dụng cho cà phê trên vùng đất đỏ bazan có tác dụng tương đương với 34,3 kg P2O5/ha (Lê Văn Tri, 2004).

Ở Việt Nam các thử nghiệm sử dụng phân vi sinh vật cố định nitơ hội sinh (Azogin) ở 15 tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam trên diện tích hàng chục ngàn ha cho thấy trong cùng điều kiện sản xuất, ruộng lúa được bón phân vi sinh vật cốđịnh đạm đều tốt hơn so với đối chứng, biểu hiện như bộ lá phát triển tốt hơn, tỷ

lệ nhánh hữu hiệu, số bông/khóm nhiều hơn đối chứng, năng suất hạt tăng so với đối chứng 6 -12%, nhiều nơi đạt 15 - 20% (Lê Văn Tri, 2004).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lục thần nông và chế phẩm d409 đến sinh trưởng, năng suất lúa bắc thơm số 7 tại thanh oai, hà nội (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)