Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 38)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Kỳ Sơn là huyện miền núi, cửa ngõ của Thành phố Hoà Bình, nằm ở vị trí 22o07' - 26o00' vĩ bắc, 105o48' - 106o25' kinh đông. Gồm có 09 xã và 01 thị trấn (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018).

+ Phía Đông giáp huyện Lương Sơn

+ Phía Tây và Tây Nam giáp Thành phố Hoà Bình và ven Sông Đà. + Phía Đông Nam giáp huyện Kim Bôi.

+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất của thành phố Hà Nội.

+ Phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Kỳ Sơn nằm ở vùng núi thấp của tỉnh Hoà Bình có độ cao từ 200 – 600 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do cấu tạo địa chất nên tính chất địa hình có sự khác nhau, có thể chia địa bàn huyện Kỳ Sơn làm 2 vùng (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018):

- Vùng ngoài: địa hình có độ cao trung bình từ 200 – 300 m, vùng này không có núi cao, hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nghĩa là thấp dần theo hướng hạ lưu sông Đà. Ngoài địa hình núi, đồi thấp có chân vàn, vàn trũng và bãi nằm xen kẽ nhau. Vùng này gồm các xã: Hợp Thành, Hợp Thịnh, Thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ, Mông Hoá, Dân Hoà, Phúc Tiến, Yên Quang và Phú Minh (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018).

- Vùng trong: địa hình có độ cao tuyệt đối trên 300 m, hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy địa hình vùng trong có độ cao tuyệt đối cao hơn vùng ngoài, song địa hình có cấu trúc thoai thoải, độ đốc từ 10 – 150 hình thành nhiều đồi bát úp nối tiếp. Vùng này gồm xã Độc Lập, một phần của xã Mông Hóa và xã Dân Hòa. Địa hình bao gồm các dải núi đá vôi xen lấn đồi đất, bị chia cắt nhiều bởi các suối nhỏ, đi lại khó khăn (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018).

3.1.1.3. Khí hậu

Kỳ Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018).

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân 1.700-1.800 mm, chiếm 90% lượng mưa cả năm.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân 100- 200mm. chiếm 10% lượng mưa cả năm.

- Nhiệt độ không khí bình quân 21-240C, cao nhất 400C (vào các tháng 5, 6, 7), thấp nhất 200C (vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau).

Độ ẩm không khí trung bình 85%, cao nhất 90% vào các tháng 7 - 8 - 9, thấp nhất 50% vào các tháng 1 - 2.

- Gió: mùa hè có gió đông nam là chủ yếu, mùa đông có gió đông bắc xuất hiện thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài 3 - 5 ngày, gây rét, rét đậm và rét hại ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi.

Nhìn chung, vùng dự án có điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, tuy nhiên do địa hình chia cắt và lượng mưa khá lớn, không tập trung, một số hiện tượng lốc, mưa đá đã ảnh hưởng ít nhiều đến cây trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của người dân.

3.1.1.4. Thủy văn

Theo UBND huyện Kỳ Sơn (2018), Kỳ Sơn có sông Đà chảy qua với lưu lượng nước lớn cho phép sử dụng vào việc tưới tiêu (đặc biệt các xã ven sông như thị trấn Kỳ Sơn, xã Dân Hạ, xã Hợp Thành, xã Hợp Thịnh, xã Phú Minh).

Ngoài sông Đà, Kỳ Sơn có khoảng 20 con suối lớn nhỏ với lưu lượng nước hàng ngàn m3/giờ. Tuy nhiên do phân bố lượng mưa không đều và địa hình dốc, cho nên có khoảng 30% số suối vào mùa khô không có nước gây nên việc thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Với nguồn nước ngầm hiện nay chưa có số liệu điều tra chính xác, tuy nhiên căn cứ vào số liệu đáng tin cậy đánh giá về nguồn nước Tây Bắc Việt Nam thì có thể khẳng định Kỳ Sơn có nguồn nước ngầm, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng thành phần địa chất.

Qua điều tra giếng nước trong các thôn, xóm ở các xã khác nhau trên địa bàn huyện cho thấy các giếng đều có nước ở độ sâu từ 8 – 20 m, có thể khẳng

định tiềm năng nguồn nước ở Kỳ Sơn tương đối dồi dào đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông lâm ngư nghiệp, công nghệ chế biến phục vụ người dân.

Mặt khác hàng năm vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 9 lượng mưa ở Tây Bắc nhiều và hồ sông Đà xả lũ, nước sông Đà lên cao gây lũ lụt ở hạ lưu bãi sông Đà diện tích ước tính khoảng trên dưới 500 ha.

3.1.1.5. Thổ nhưỡng

Theo bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Hòa Bình tỷ lệ 1/50.000 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2005). Kết quả cho thấy, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có các loại đất chính sau:

- Nhóm đất đỏ vàng (F) có tổng diện tích 16.668,91 ha, chiếm 81,3% cơ cấu diện tích đất của huyện. Cụ thể từng loại đất như sau:

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): 1.694,29 ha

+ Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): 3.116,11 ha + Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): 5.081,55 ha

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): 5.7333,66 ha

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): 1.043,3 ha

- Nhóm đất phù sa (P) có tổng diện tích 2.350,07 ha, chiếm 11,5% cơ cấu diện tích đất của huyện. Cụ thể từng loại đất như sau:

+ Đất phù sa ngòi suối (Py): 133,7 ha

+ Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe): 353,31 ha + Đất phù sa được bồi (Pb): 1.863,06 ha

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): 481,66 ha, chiếm 2,4% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axít (Hk): 287,09 ha, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên của huyện.

- Đất núi đá và sông, hồ chiếm: 703,27 ha, chiếm 3,4% diện tích đất tự nhiên của huyện.

Nhìn chung, đất đai trong huyện khá đa dạng, với nhiều loại đất có độ phì cao, có thể bố trí nhiều loại cây trồng. Yếu tố hạn chế của đất vùng đồi là tầng đất canh tác mỏng, một số nơi phía dưới chân núi có hiện tượng đá ong hóa mạnh.

Đây là vấn đề đặt ra cho công tác trồng rừng phòng hộ cần có biện pháp cải tạo đất bằng trồng các loại cây họ đậu nhằm hạn chế sự thoái hóa đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.1.1.6. Tài nguyên nước

Theo Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn (2018) cho biết, nguồn nước mặt đang được sử dụng của huyện chủ yếu lấy từ sông Đà, các hồ chứa nước, hệ thống suối. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ để rồi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. Nước sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nước tập trung; nguồn nước ngầm: Căn cứ thực tế sử dụng nguồn nước giếng khoan trên địa bàn cho thấy, lượng nước ngầm tuy không lớn nhưng có chất lượng tốt, mực nước ngầm có độ sâu từ 3 đến 18 m. Đây là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 38)