Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 88 - 90)

Dựa trên những thông tin điều tra, phỏng vấn các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bí xanh và các tài liệu, báo cáo thứ cấp, có thể phân tích hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh bí xanh của huyện Kỳ Sơn theo ma trân SWOT như sau:

Bảng 4.18. Phân tích SWOT chuỗi giá trị bí xanh huyện Kỳ Sơn Điểm mạnh : S

- S1: Là địa bàn trồng bí xanh có nhiều kinh nghiệm với nguồn lực về lao động dồi dào, được người dân hưởng ứng mở rộng sản xuất.

- S2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển trồng bí xanh

- S3: Bí xanh là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện

- S4: Có nhiều lái buôn từ nhiều vùng khác nhau tìm về tiêu thụ sản phẩm bí xanh của huyện.

Điểm yếu : W

- W1: Vấn đề thị trường và khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ còn bị động, phụ thuộc nhiều vào lái buôn từ các vùng khác đến.

- W2: Các vùng sản xuất bí xanh trên địa bàn huyện phát triển chủ yếu theo tính tự phát, chưa được quản lý chuẩn hóa theo tiêu chuẩn hiện hành.

- W3: Việc cung ứng nguồn giống bí xanh phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty giống tư nhân cung cấp cho các cửa hàng, đại lý trên địa bàn huyện, chưa có sự khuyến cáo định hướng của cơ quan quản lý nhà nước.

- W4: Các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn sơ khai, hoạt động kém hiệu quả.

Cơ hội :O

- O1: Nhu cầu thị trường là rất lớn.

- O2 : Bí xanh là sản phẩm rau có thời gian bảo quản lâu và dễ vận chuyển do có vỏ cứng, ít bị dập lát so với các sản phẩm rau khác.

- O3: Chính quyền huyện Kỳ Sơn có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn đặc biệt là chính sách ưu đãi phát triển theo chuỗi hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Thách thức : T

- T1: Cạnh tranh tăng cao khi sản phẩm bí xanh được trồng nhiều ở các vùng khác ngoài huyện và bí xanh còn phải cạnh tranh với nhiều chủng loại rau khác khi tiêu thụ trên thị trường.

- T2: Nguồn sâu bệnh hại ngày càng tăng làm giảm năng suất, chất lượng bí xanh tại các vùng sản xuất có truyền thống và kinh nghiệm

- T3: Tiêu chuẩn khi tiêu thụ trên thị trường ngày càng khắt khe đặc biệt tài những thị trường cao cấp (siêu thị, nhà hàng...) cần có chứng nhận tiêu chuẩn vùng và chứng nhận an toàn, truy suất nguồn gốc...

- T4 : Biến đổi khí hậu là cho năng suất và chất lượng bí xanh giảm do các hiện tượng thời tiết cực đoan

Qua phân tích chuỗi giá trị hiện tại, phân tích lợi thế cạnh tranh và phân tích SWOT, có 4 nhóm chiến lược nâng cấp chuỗi được đề xuất như sau:

- Nhóm chiến lược phát triển bền vững (S + O)

1) Nâng cao năng suất và chất lượng bí xanh.

2) Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và cải tiến sản phẩm. 3) Tăng cường hoạt động cải tiến mẫu mã và quảng bá sản phẩm như: xây dựng vùng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bí xanh của huyện khi tiêu thụ trên thị trường.

4) Thành lập và củng cố lại các tổ chức, hiệp hội người trồng bí xanh trên địa bàn của huyện như: thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo mối liên kết trong quá trình sản xuất và kinh doanh bí xanh của huyện.

- Nhóm chiến lược phát triển (S+T)

5) Quy hoạch đất đai và tổ chức lại sản xuất dựa trên lợi thế về đất đai, lao động thông qua việc liên kết giữa các nhà sản xuất.

6) Rút ngắn kênh phân phối, thông qua việc kết nối giữa vùng sản xuất bí xanh của huyện với các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị ở thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác.

7) Tăng cường các mối quan hệ với các tác nhân hiện có và đẩy mạnh hợp tác với các tác nhân tiêu thụ bí xanh

- Nhóm chiến lược đối phó (W+O)

8) Tận dụng các nguồn hỗ trợ của nhà nước để nâng cao năng lực sản xuất, sơ chế bảo quản và khả năng tiếp cận thị trường cho người dân trên vùng sản xuất bí xanh của huyện.

9) Tăng cường tiếp cận tín dụng cho các tác nhân trong chuỗi.

10) Tăng cường các hoạt động tập huấn kỹ thuật về phòng trị bệnh cây và xây dựng phương án kinh doanh cho người trồng và các nhà sơ chế, chế biến bí xanh trên địa bàn huyện.

11) Đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng và thực thi hợp đồng chặt chẽ giữa người sản xuất và các tác nhân tiêu thụ.

- Nhóm chiến lược thay đổi (W+T)

năng suất, chất lượng bí xanh trên địa bàn vùng sản xuất.

13) Xây dựng và kết nối thị trường giữa nhà cung cấp vật tư và các tổ chức người trồng bí xanh.

14) Tuân thủ các quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng cũng như an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 88 - 90)