Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 43)

3.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Chọn huyện nghiên cứu:

Chúng tôi lựa chọn huyện Kỳ Sơn làm địa điểm nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh do thỏa mãn được các tiêu chí sau:

+ Tiềm năng đất đai phù hợp cho việc phát triển rau an toàn và đặc biệt là bí xanh còn rất lớn.

+ Phát triển rau an toàn được xác định là mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp của huyện và tỉnh trong nhiều năm trở lại đây.

+ Cây rau bí xanh là một trong những mô hình chủ đạo trong chương trình phát triển của huyện. Trồng bí xanh ở đây tập trung thành các vùng so với các loại rau khác. Cây rau bí xanh đã có những đóng góp quan trọng cho đời sống, kinh tế, xã hội của một bộ phận người dân địa phương.

+ Trồng bí xanh của huyện không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương mà còn có sự kết nối với thị trường lớn như thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.

- Chọn xã điều tra: 3 xã được chọn là Độc Lập, Dân Hạ và Yên Quang, đây là những xã trồng rau bí xanh với quy mô lớn đồng thời đem lại thu nhập khá lớn cho các hộ, người dân sản xuất lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm hoặc đang có tiềm năng phát triển trồng bí xanh. Với những địa điểm lựa chọn này tôi có thể đi sâu phân tích để thấy được bức tranh chung toàn cảnh về chuỗi giá trị bí xanh của huyện Kỳ Sơn.

- Chọn hộ điều tra: Căn cứ vào sự lựa chọn có chủ định các hộ điều tra do cán bộ kỹ thuật, lãnh đạo địa phương chỉ định thông qua tiêu chí quy mô diện tích trồng bí xanh (diện tích trồng bí xanh phải đủ lớn, sản xuất mang tính hàng hóa với quy mô trên 200 m2 trở lên). Đồng thời, lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng và lấy ý kiến của các cán bộ kỹ thuật trong vùng.

3.1.2. Thu thập số liệu

3.1.2.1. Số liệu thứ cấp

+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của huyện; số liệu thống kê về thực trạng và kết quả sản xuất nông nghiệp trong đó có bí xanh của huyện Kỳ Sơn và các xã nghiên cứu trong các năm từ 2016 - 2018.

+ Các thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị và liên kết kinh tế trong nông nghiệp đã được công bố.

+ Một số nguồn tài liệu khác như: sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến phát triển chuỗi giá trị nông sản, từ đó lựa chọn, kế thừa và vận dụng có chọn lọc những nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu.

3.1.2.2. Số liệu sơ cấp

- Thông tin từ các tác nhân tham gia chuỗi tại huyện Kỳ Sơn theo phương pháp điều tra sử dụng bảng hỏi, và phỏng vấn sâu.

+ Tác nhân người trồng bí xanh: tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có điều kiện theo từng xã với số lượng mẫu phân bổ tùy theo hiện trạng quy mô diện tích trồng bí xanh của từng xã nhiều hay ít mà phân bổ số lượng phiếu cụ thể như sau: xã Độc Lập 40 phiếu/xã ; xã Yên Quang 30 phiếu/xã ; xã Dân Hạ 20 phiếu/xã. Các bước lấy thông tin của hộ trồng bí xanh như sau:

Bước 1: trao đổi với cán bộ phụ trách nông nghiệp, Hội Nông dân xã để xác định những hộ trồng bí xanh trong xã;

Bước 2: lựa chọn ngẫu nhiên thôn để tiến hành điều tra;

Bước 3: họp trao đổi với trưởng thôn, chi hội trưởng Hội Nông dân và một số người có kinh nghiệm trong việc trồng bí xanh để xin danh sách các hộ trồng bí xanh trong thôn, xác định những thông tin khác có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ bí xanh;

Bước 4: lựa chọn ngẫu nhiên các hộ để tiến hành điều tra.

+ Tác nhân thu gom: Thông tin của người trồng bí xanh giúp chúng tôi kết nối được với một số thương lái chuyên thu gom bí xanh trên địa bàn huyện. Đặc điểm hộ thu gom bao gồm thu gom tập thể (HTX) và thu gom cá nhân. Đặc điểm trung của các hộ thu gom là đều là người địa phương và có điều kiện về cơ sở vật chất (nhà, xưởng, xe cộ..) gần vùng trồng bí xanh. Trong nội dung dự án sẽ lựa

chọn ngẫu nhiên 10 tác nhân thu gom.

+ Tác nhân bán buôn: Những người bán buôn đóng vai trò rất tích cực trong vận chuyển và tiêu thụ bí xanh. Phạm vi hoạt động, cung cấp sản phẩm của họ rất rộng, vượt ra ngoài phạm vi huyện và tỉnh mà là đi các tỉnh khác trên cả nước. Họ là mắt xích kết nối giữa những người thu gom và người bán lẻ. Tác nhân bán buôn trong chuỗi giá trị bí xanh của huyện Kỳ Sơn gồm có 2 đối tượng chính đó là 1 đối tượng bán buôn sinh sống tại huyện Kỳ Sơn và loại đối tượng thứ 2 là đối tượng bán buôn khu vực ngoài huyện và tỉnh. Chính vì vậy mà ngoài những đặc điểm chung của tác nhân bán buôn của cả 2 đối tượng này thì còn có những đặc điểm riêng biệt. Những tác nhân này chủ động được các nguồn hàng của mình, họ mua bí xanh của các đối tượng thu gom, để đảm bảo nguồn hàng. Trong đề tài, tôi lựa chọn ngẫu nhiên 5 tác nhân bán buôn.

+ Tác nhân bán lẻ: Thông qua điều tra người quản lý, thương lái bán buôn tại địa phương, tôi tiến hành điều tra 5 phiếu bán lẻ tại chợ bán lẻ của huyện Kỳ Sơn là chợ Mông Hóa. Do tính thời vụ của bí xanh thu hoạch vào vụ hè nên việc điều tra người bán lẻ tại Hà Nội và các địa phương khác ngoài huyện Kỳ Sơn gặp khó khăn nên đề tài chỉ giới hạn điều tra người bán lẻ tại địa bàn huyện Kỳ Sơn.

+ Người quản lý, cán bộ kỹ thuật: sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu về thực trạng trồng và chăm sóc cây bí xanh tại huyện, từ đó lấy ý kiến đề xuất giải pháp cho việc phát triển chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ bí xanh của huyện Kỳ Sơn.

Bảng 3.3. Cơ cấu mẫu điều tra

Loại tác nhân

Tổng số phiếu

Địa điểm điều tra (xã)

Độc Lập Yên Quang Dân Hạ Ngoài 3 xã trên địa bàn huyện Người trồng bí xanh 90 40 30 20 -

Người thu gom 10 5 3 2

Người bán buôn 7 2 - - 5

Người bán lẻ 8 - - - 8

Nhà quản lý 2 - - - 2

Cán bộ khuyến nông 3 1 1 1 0

3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu và bổ sung các thông tin thiếu và chưa đầy đủ.

- Tổng hợp và xử lý thông tin: thực hiện trên phần mềm Word, Excel.

3.1.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.1.4.1 Phương pháp thống kê so sánh và thống kê mô tả

- Thống kê so sánh: để phân tích, đánh giá so sánh giữa các thời điểm, thời kỳ; nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội bằng việc mô tả sự phát triển của địa phương, hộ gia đình trồng bí xanh thông qua các số liệu thu thập được: số liệu về tình hình kinh tế, xã hội địa phương, số liệu về các hoạt động của hộ trồng bí xanh và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị.

- Thống kê mô tả: sử dụng các số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, biểu bảng, số liệu, đồ thị biểu diễn để so sánh hiệu quả trồng bí xanh của các hộ tham gia liên kết và không tham gia liên kết, giữa các hình thức liên kết với nhau. So sánh các chỉ tiêu dùng kiểm định thống kê: Sử dụng kiểm định T-test để kiểm định sự sai khác về một số chỉ tiêu kết quả, hiệu quả của hộ, mô hình trồng bí xanh với các hình thức liên kết khác nhau.

3.1.4.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Phỏng vấn sâu và tham vấn các nhà quản lý địa phương: Chủ tịch UBND các xã nghiên cứu, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kỳ Sơn, Chi cục Thống kê, Trạm khuyến nông huyện về tình hình phát triển cây bí xanh, tình hình sâu bệnh, các khó khăn, thuận lợi của sản xuất và kinh doanh bí xanh.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế về phương pháp thu thập số liệu, các phương pháp xử lý số liệu về kinh tế. Phương pháp phân tích gia trị gia tăng, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.

3.1.4.3. Phân tích SWOT

Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các tác nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh và phân tích trong bối cảnh tổng thể chuỗi giá trị bí xanh huyện Kỳ Sơn. Trong quá trình phân tích, chúng tôi đi sâu vào phân tích hai sự kết hợp: mặt mạnh với thách thức và phân tích mặt yếu với cơ hội nhằm đưa ra một số kết luận chủ yếu về các giải pháp phù hợp cho từng tác nhân và cả chuỗi.

- S: đi quá trình phân tích, chúng tôi đi sâu vào phân tích hai sphân tích hai s- W: đi quá trình phân tích, chúng tôi đi sâu vào phân tích hai sự kết hợp: mặt mạnh với thách thức và phân tíc- O: cơ huá trình phân tích, chúng tôi đi sâu vào phân tích hai sự kết hợp: mặt mạnh với thách thức và phân tí- T: thách thrình phân tích khách quan có sâu vào phân tích hai ss T: thách thrình phân tích khách quan.

3.1.4.4. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001)

Trong phương pháp phân tích chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001) đề tài tập trung phân tích kỹ công cụ chi phí và lợi nhuận trong chuỗi.

Các công cụ chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu:

Lập sơ đồ chuỗi giá trị: là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), chỉ rõ các luồng sản phẩm vật chất, các tác nhân tham gia và vận hành chuỗi, những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này.

Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị: Bao gồm các số liệu phân tích kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủ thể, số lượng bí xanh thu gom, lượng bí xanh bán trong một thời gian xác định hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi. Mô tả các khía cạnh có liên quan đến chuỗi giá trị bí xanh, ví dụ như các đặc tính của chủ thể, các dịch vụ hay các điều kiện khung về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng ngăn cản hoặc khuyến khích phát triển chuỗi.

Sự liên kết: Phân tích mối liên kết bao gồm việc xác định tổ chức và người tham gia liên kết, xác định nguyên nhân của những kiên kết và những lợi ích của mối liên kết. Việc củng cố các mối liên kết giữa những người tham gia khác nhau trong hệ thống thị trường sẽ tạo nên nền móng trong việc cải thiện trong các cản trở khác, đặc biệt là với người nghèo, nhóm yếu thế. Việc lập ra cơ chế hợp đồng, cải thiện sau khi thu hoạch và hệ thống vận chuyển, những cải tiến trong chất lượng và sử dụng hiệu quả thông tin thị trường.

Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị: Là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi. Nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các tác nhân vận hành (theo các kênh phân phối). Một khía cạnh khác là chi phí giao dịch - chính là chi phí triển

khai công việc kinh doanh, chi phí thu thập thông tin và thực hiện hợp đồng giữa các tác nhân trong các phân đoạn của chuỗi.

Bảng 3.4. Cách tính các chỉ tiêu kinh tế trong chuỗi giá trị

Chỉ tiêu Công thức tính

Doanh thu (Sản lượng x Giá đơn vị sản phẩm) Tổng chi phí Chi phí biến động + Chi phí cố định

Chi phí cố định Chi phí bảo dưỡng máy, thiết bị hàng năm + Khấu hao chi phí đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng + Lương quản lý + Thuế + Lãi vay

Chi phí biến động

* Hộ nông dân Chi phí phân bón + Chi phí Thuốc BVTV + Công lao động * Thương lái Chi phí mua sản phẩm đầu vào + Chi phí nhân công + Chi phí

vận chuyển + Nhiên liệu + Thuế sản phẩm (nếu có)

* Thu gom – Sơ chế Chi phí mua sản phẩm đầu vào + Chi phí nhân công + Chi phí vận chuyển + Nhiên liệu + Thuế sản phẩm (nếu có)

* Bán buôn Chi phí mua sản phẩm đầu vào + Chi phí nhân công + Chi phí vận chuyển + Nhiên liệu + Thuế sản phẩm (nếu có)

* Bán lẻ Chi phí mua sản phẩm đầu vào + Chi phí nhân công + Chi phí vận chuyển + Nhiên liệu + Thuế sản phẩm (nếu có)

Lợi nhuận Doanh thu – Tổng chi phí

Chi phí trung gian Chi phí vật tư, nguyên liệu đầu vào + nhiên liệu Giá trị gia tăng Doanh thu – Chi phí trung gian

Lãi gộp Giá trị gia tăng – (Chi phí cho lao động thuê mướn + Chi phí lao động nhà + Chi phí lãi vay + Chi phí thông tin liên lạc + Thuế, phí + Chi phí duy tu bảo dưỡng + Chi phí thuê đất, mặt bằng, kho + Chi phí vận chuyển + Dịch vụ thuê ngoài khác) Lãi ròng Lãi gộp - Chi phí khấu hao

Thu nhập của tác nhân

Lãi ròng + Thu nhập lao động nhà

Nguồn: Kaplinsky and Morris (2001)

Một trong những vấn đề rất quan trọng của phương pháp phân tích chuỗi giá trị là phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi. Việc đánh giá khả năng thu lợi nhuận của các tác nhân trong kênh rất hữu ích để cho chúng ta thấy các vấn đề về cơ chế liên kết, sự phát triển và sự phân chia trong chuỗi để từ đó có thể đưa ra những gợi ý chính sách thích hợp. Kaplinsky và Morris (2001)

đưa ra công thức đo lường lợi nhuận trong chuỗi khi nghiên cứu chuỗi giá trị, phân tích lợi nhuận, chi phí dựa trên số liệu khảo sát điều tra.

Chi phí: Gồm ba dạng, dạng thứ nhất là chi phí cố định (FC) đây là những chi phí không thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi, như nhà xưởng, dạng thứ hai là chi phí biến đổi (VC) là những chi phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi. Đó là những chi phí hình thành trong sản xuất kinh doanh như nguồn nguyên liệu, vật tư sản xuất ra sản phẩm. Dạng thứ ba, là tổng chi phí (TC) là tổng cộng hai khoản phí trên ở một mức sản xuất cụ thể. Ngoài ra còn có một số dạng chi phí khác như chi phí cận biên, chi phí trung bình, chi phí cơ hội.

Lợi nhuận: Là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận được nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí (TC).Kaplinsky and Morris (2001) cũng cho biết lợi nhuận thực chất không phải là chỉ tiêu lý tưởng vì giá trị doanh thu không phản ánh đầy đủ khả năng lợi nhuận ròng có thể của mỗi tác nhân là bao nhiêu. Hơn thế nữa, thực tế cho thấy đối với hình thức sản xuất Nông nghiệp ở Việt Nam số liệu để tính toán chính xác về lợi nhuận ròng và thua lỗ không rõ ràng, đặc biệt là ở cấp hộ gia đình.

Chi tiết cách tính các chỉ tiêu kinh tế trong chuỗi giá trị được tổng hợp tại bảng 3.4.

3.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nhóm chỉ tiêu của các tác nhân trong chuỗi giá trị bí xanh

- Chỉ tiêu về nguồn lực của hộ sản xuất bí xanh:

+ Độ tuổi BQ/chủ hộ; Số năm kinh nghiệm BQ/hộ; Trình độ văn hóa BQ/hộ. + Số lao động BQ/hộ; số lao động BQ/hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 43)