Đánh giá chung về tiềm năng phát triển chuỗi giá trị bí xanh của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 59 - 60)

huyện

4.1.4.1. Thuận lợi

- Huyện Kỳ Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa do nằm gần thị trường có sức tiêu thụ lớn là thành phố Hòa Bình và thành phố Hà Nội. Việc vận chuyển hàng hóa nông sản của huyện rất thuận lợi do có tuyến đường quốc lộ 6 và tuyến đường Hòa Lạc – Hà Nội, rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, thêm vào đó huyện còn có tuyến đường thuỷ thuộc hạ lưu sông Đà nối huyện với tỉnh Phú Thọ và xuôi về thành phố Hà Nội và đi các tỉnh khác.

- Điều kiện thổ nhưỡng với nhóm đất phù (thuộc đất bãi bồi ven sông) có diện tích khá lớn, chiếm 11,5% cơ cấu diện tích đất tự nhiên, đây là loại đất có độ mầu mỡ cao, thích hợp cho các cây trồng rau, mầu có giá trị kinh tế cao.

- Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện rất rồi rào do có hệ thống hồ chứa và đặc biệt gần hạ lưu sông Đà nên việc cấp nước tưới khi cần thiết sẽ rất thuận lợi.

4.1.4.2. Khó khăn

- Địa hình của huyện có nhiều đồi núi nên bị chia cắt mạnh, đi lại, vận chuyển hàng hóa từ một số vùng sản xuất như Độc Lập, Dân Hạ đi tiêu thụ phát xinh nhiều chi phí, đẩy giá thành sản phẩm nên cao.

- Sở hữu đất đai, đặc biệt là đối tượng đất mầu sản xuất nông nghiệp rất phân tán và manh mún nên khó khăn trong quá trình triển khai đồng bộ các chính

sách phát triển nông nghiệp hàng hóa có quy mô lớn và chuyên canh cao.

- Do sự phân bố lượng mưa không đều trong năm gây ra khó khăn cho phát triển nông nghiệp: vào mùa khô thường xuyên xảy ra hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, vào mùa mưa lượng mưa lớn tập trung thường xảy ra lũ lụt, lũ quét gây thiệt hại đến trồng trọt.

- Cơ hạ tầng tuy đầy đủ về công trình nhưng chất lượng chưa đảm bảo, nhiều tuyến kênh mương chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu thường xuyên và chủ động của sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo thấp, sản xuất nông nghiệp chưa thực sự thu hút được lực lượng lao động trẻ, có đào tạo, nguồn lao động hiện tại chủ yếu là người trung và cao tuổi là chủ yếu nên khó khăn trong phát triển nông nghiệp hàng hóa chuyên môn cao.

- Sản xuất nông nghiệp nói chung và bí xanh nói riêng hiện còn chịu nhiều rủi ro về thời tiết và giá cả. Vấn đề nông sản được mùa mất giá liên tục xảy ra khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn khi quyết định sản xuất. Giá đầu vào cho sản xuất ngày càng tăng, giá sản phẩm đầu ra không ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)