Định hướng phát triển chuỗi giá trị bí xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 90)

- Sản xuất tập trung, mở rộng diện tích bí xanh chất lượng cao: Cần có sự quy hoạch vùng sản xuất bí xanh có quy mô tập trung trên địa bàn huyện để tận dụng những ng lợi thế về nguồn lực: đất đai, lao động, nguồn nước tưới, khí hậu và thị trường cũng như áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn như quy trình VietGAP. Bên cạnh đó nâng cao nhận thức cho người sản xuất về sản xuất an toàn và tiếp cận thị trường. Huy động sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hệ thống khuyến nông và dịch vụ tín dụng cho phát triển chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị bí xanh bí xanh để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ thông qua các mô hình kinh tế hợp tác, phát trieebr các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bí xanh tại huyện Kỳ Sơn.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bí xanh trên địa bàn huyện, và thị trường bên ngoài đặc biệt thành phố Hòa Bình, Hà Nội và các tỉnh lân cận.

- Tăng cường cơ sở hạ tầng và kỹ thuật cho sản xuất, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm bí xanh, đặc biệt hoạt động sơ chế đóng gói bằng các bao bì chuyên dụng cho bí xanh với nhãn mác sản phẩm kết hợp sử dụng các phương tiện vận chuyển hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa hao hụt và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 90)