Tiêu thụ sản phẩm bí xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 59)

4.1.4.1. Thị trường tiêu thụ bí xanh của huyện

- Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, sản phẩm bí xanh của huyện có trên 90% sản lượng được tiêu thụ bên ngoài huyện Kỳ Sơn cũng như tỉnh Hòa Bình. Sản lượng này chủ yếu do các lái buôn từ các tỉnh khác đến mua bí xanh của huyện và đem đi tiêu thụ tại các tỉnh Khác.

- Thị trường tiêu thụ chính là: Thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng và tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra có một số lái buôn còn đem đi vào các tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh...

4.1.4.2. Kênh tiêu thụ và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bí xanh của huyện Kỳ Sơn

Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu sơ bộ địa bàn, đề tài có xây dựng được sơ đồ kênh tiêu thụ bí xanh của huyện Kỳ Sơn. Thông qua sơ đồ, đề tài xác định được các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bí xanh và các kênh tiêu thụ chính bí xanh của huyện. Cụ thể như sau:

- Các tác nhận tham gia vào chuỗi giá trị bí xanh ở huyện Kỳ Sơn gồm:

 Tác nhân người sản xuất

 Tác nhân thu gom: là những cá nhân trên địa bàn hay tập thể (HTX) thu

có HTX dịch vụ Nông nghiệp Yên Quang đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất bí xanh tại địa phương và thị trường tiêu thụ.

 Tác nhân bán buôn: là những người chuyên mua bí xanh tại huyện để đem đi

bán cho các nơi khác bên ngoài huyện (chủ yếu là người từ địa phương khác đến).

 Tác nhân bán lẻ: Là những người ở chợ bán lẻ, sau khi mua bí xanh họ

sẽ bán lại cho người tiêu dùng.

 Tác nhân người tiêu dùng: Người tiêu dùng cá nhân là hộ gia đình, bếp

ăn tập thể, siêu thị...

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ bí xanh của huyện Kỳ Sơn

Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

- Kênh tiêu thụ bí xanh của huyện: Có 3 kênh tiêu thụ chính bí xanh ở huyện Kỳ Sơn:

+ Kênh 1: Người trồng bí xanh  Người thu gom  Bán buôn  Bán lẻ

Người tiêu dùng

+ Kênh 2: Người trồng bí xanh  Người thu gom  Bán lẻ Người tiêu dùng

+ Kênh 3: Người trồng bí xanh  Bán lẻ Người tiêu dùng

Ngoài 3 kênh chính trên còn có một số kênh khác như người trồng bí xanh bán trực tiếp cho người mua buôn hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng, tuy nhiên sản lượng bí xanh bán ra theo kênh này không đáng kể nên trong quá trình nghiên cứu, luận văn không đề cập đến.

Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Người thu gom cá nhân

Người sản xuất

Thu gom tập thể: HTX NN Yên Quang

4.1.4.3. Biến động giá cả bí xanh của huyện Kỳ Sơn năm 2018

Bí xanh của huyện Kỳ Sơn có giá cả biến động tùy theo mùa vụ, thời điểm và phẩm cấp. Cụ thể biến động giá bí xanh tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Biến động giá cả bí xanh của huyện Kỳ Sơn năm 2018

TT Thời điểm Vụ hè (đ/kg) Vụ đông (đ/kg)

1 Đầu vụ: thời gian thu hoạch 20 ngày (sau trồng 50 ngày cho thu hoạch lứa đầu)

Loại 1: Bí xanh được thu đúng thời điểm, không già hoặc non, quả to đều, thẳng, không bị vết sâu và bệnh.

18.000 12.000 Loại 2: Quả bí xanh được thu đúng thời điểm, không bị già

và non, quả hơi cong và không được đều (đầu và đuôi quả không bằng nhau), không bị vết sâu và bệnh.

14.000 10.000 Loại 3: Quả bí xanh được thu đúng thời điểm, không

bị già và non, quả cong nhiều và không được đều (đầu và đuôi quả không bằng nhau), đôi khi bị vết sâu và bệnh.

10.000 8.000

2 Giữa vụ: thời gian thu hoạch 30 ngày (sau khi thu hoạch lần 2 hoặc 3)

Loại 1: Quả bí xanh được thu đúng thời điểm, không già và non, quả to đều, thẳng, không bị vết sâu và bệnh.

8.000 6.000 Loại 2: Quả bí xanh được thu đúng thời điểm, không

bị già và non, quả hơi cong và không được đều (đầu và đuôi quả không bằng nhau), không bị vết sâu và bệnh.

6.000 4.000

Loại 3: Quả bí xanh được thu đúng thời điểm, không bị già và non, quả cong nhiều và không được đều (đầu và đuôi quả không bằng nhau), đôi khi bị vết sâu và bệnh.

3.000 2.000

3 Cuối vụ: thời gian thu hoạch 20 ngày (sau thu hoạch lần 6 hoặc 7)

Loại 1: Quả bí xanh được thu đúng thời điểm, không già và non, quả to đều, thẳng, không bị vết sâu và bệnh.

10.000 8.000 Loại 2: Quả bí xanh được thu đúng thời điểm, không

bị già và non, quả hơi cong và không được đều (đầu và đuôi quả không bằng nhau), không bị vết sâu và bệnh.

8.000 5.000

Loại 3: Quả bí xanh được thu đúng thời điểm, không bị già và non, quả cong nhiều và không được đều (đầu và đuôi quả không bằng nhau), đôi khi bị vết sâu và bệnh.

5.000 3.000

Như vậy, giá cả bí xanh phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản phẩm, thời điểm thu hoạch và mùa vụ gieo trồng.

- Để tăng hiệu quả cho người sản xuất thì việc sử dụng nguồn giống có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu thị trường (quả bí đồng đều, không bị cong, móp) là rất quan trọng.

- Việc sử dụng giống bí có khả năng chịu nhiệt tốt để trồng vào vụ hè cũng giúp tăng hiệu quả kinh tế rất tốt cho người sản xuất vì vụ hè thường có giá bán cao hơn vụ đông nhưng năng suất bí lại thường thấp hơn vụ đông do yếu tố nhiệt độ làm ảnh hưởng đến năng suất bí xanh, vụ hè chi phí phòng trừ sâu bệnh cũng cao hơn vụ đông do dịch hại vụ này phát sinh cũng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)