Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 31)

Nghiên cứu, thực nghiệm về chuỗi giá trị nông sản ở nước ta đã và đang là yêu cầu cần thiết để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Thực tế trong những năm qua, để phát triển nông nghiệp ở mỗi địa phương trong cả nước đều chú trọng đầu tư cho nông nghiệp theo hướng xây dựng và phát triển theo chuỗi giá trị nông sản. Cụ thể một số chương trình nghiên cứu, thực nghiệm như sau:

- Theo Axis Research (2012), Công ty chuyên tư vấn và giúp đỡ các công ty trong và ngoài nước tìm hiểu về thị trường, sản phẩm, hệ thống supply chain, đối thủ cạnh tranh đã cho biết: Để phát triển rau an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Axis Research có thực hiện chương trình nghiên cứu chuỗi giá trị rau trên địa bàn thành phố để từ đó có những tác động tích cực đến từng tác nhân trong chuỗi nhằm hỗ trợ và xây dựng các kênh tiêu thụ rau an toàn ổn định và bền vững. Trong dự án có nghiên cứu rất kỹ các kênh phân phối về rau an toàn

của thành phố và những tác nhân tham gia chuỗi. Những điểm mạnh và yếu của từng tác nhân và mối quan hệ giữa các tác nhân để từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ các thành phần tham gia chuỗi giá trị này được hiệu quả hơn.

- Tại thành phố Đà Nẵng:

+ Để xây dựng vùng rau an toàn theo hướng bền vững, thành phố đã đầu tư xây dựng đề án “Phát triển chuỗi giá trị rau an toàn huyện Hòa Vang đến năm 2020”. Trong đề án có nghiên cứu kỹ thực tế phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Hòa Vang và phân tích chuỗi giá trị rau an toàn với các kênh tiêu thụ cụ thể, các tác nhân tham gia chuỗi và lượng hóa giá trị gia tăng của từng tác nhận. Từ đó đánh giá và đưa ra lộ trình các biện pháp tác động đến chuỗi để nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị rau an toàn của huyện Hòa Vang theo lộ trình đến năm 2020 (UBND huyện Hòa Vang, 2012).

+ Theo hội thảo “Chiến lược xây dựng thành phố thực phẩm thông minh cho thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030”, được tổ chức ngày 12-3 - 2019, đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ không hoàn lại của Quỹ Nghiên cứu Tư vấn Việt - Bỉ (SCF) và tổ chức phi chính phủ Rikolto (Bỉ) khi chọn Đà Nẵng là 1 trong 6 thành phố trên toàn thế giới xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, thông minh hướng tới người tiêu dùng. Mục tiêu của dự án là giúp thành phố Đà Nẵng tạo ra chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn gọn, rõ rệt, tái sử dụng thực phẩm lãng phí, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bền vững (Phan Chung, 2019).

- Tại thành phố Hà Nội phát triển nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị là chủ trương trong kế hoạch phát triển nông nghiệp sạch, tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho thành phố. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến tháng 6/2018 thành phố Hà Nội đã xây dựng và phát triển được 461 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và 194 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận. Hàng ngày, các chuỗi này cung cấp một số lượng đáng kể thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho người tiêu dùng địa phương và một phần cung cấp cho thị trường Hà Nội. Riêng TP Hà Nội duy trì và phát triển 80 chuỗi liên kết ATTP từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 36 chuỗi có nguồn gốc động vật và 44 chuỗi có nguồn gốc thực vật. Đồng thời, thí điểm cấp 11 giấy xác nhận cho 11 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 23 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, 2018).

- Dự án của các tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua cũng rất quan tâm đến việc phát triển chuỗi giá trị rau. Cụ thể:

+ Trong Diễn đàn ISG (Chương trình hỗ trợ quốc tế) thường niên về an toàn thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, trong thời gian qua, đã có nhiều dự án phát triển chuỗi sản xuất nông sản an toàn từ trang trại đến bàn ăn được triển khai nhưng thành quả không bền vững vì chi phí vận hành quản lý và giá thành sản xuất cao. Cụ thể, Việt Nam đã phát triển được một số chuỗi quản lý rau an toàn qua một số dự án của Đan Mạch, Canada, Nhật Bản, nhưng khi kết thúc dự án thì rất khó duy trì do thiếu kinh phí. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của quốc tế trong vấn đề xây dựng các chuỗi nông sản an toàn bền vững, trong đó có rau an toàn (Phạm Thanh, 2013).

+ Công ty Metro Cash & Cary Việt Nam vừa tổng kết Dự án “Xây dựng Chuỗi giá trị Rau An toàn tại miền Bắc Việt Nam”. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần liên kết các hộ nông dân nhỏ trồng rau an toàn với kênh phân phối hiện đại, nâng cao giá trị nông sản và cung cấp rau an toàn cho người tiêu dùng các tỉnh miền Bắc. Công ty Metro phối hợp với Công ty Fresh Studio được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hà Lan đã tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Xây dựng chuỗi giá trị rau an toàn tại miền Bắc Việt Nam”. Dự án này có tổng giá trị cam kết đầu tư lên tới gần 1 triệu euro được thực hiện từ tháng 10-2010 đến tháng 5-2013. Dự án đã kết hợp chặt chẽ với các đối tác như các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, các viện nghiên cứu, và các cơ quan của Nhà nước tập huấn cho nông dân các kiến thức nông nghiệp và kỹ thuật canh tác. Các kỹ sư nông nghiệp và công ty cũng đưa ra khối lượng cung ứng mục tiêu hàng năm cho nông dân và nhà cung cấp để đưa vào kế hoạch trồng trọt. Tham gia dự án gồm gần 120 nông dân chia thành 6 nhóm, sản xuất trên 30 chủng loại sản phẩm và cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn rau/ngày (Như Loan, 2013).

+ Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Úc - ACIAR đã có thời gian nghiên cứu và đầu tư phát triển nông nghiệp ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Nghiên cứu và đầu tư cho nông nghiệp theo chuỗi giá trị được trung tâm ưu tiên nghiên cứu và phát triển. Dự án do ACIAR hỗ trợ tại Mộc Châu và Vân Hồ từ năm 2009 đến năm 2017 tập trung vào phát triển chuỗi giá trị rau an toàn bền vững cho các nông hộ quy mô nhỏ và kết quả: Ngày càng nhiều nông dân quan tâm đến việc

tham gia các nhóm rau an toàn do dự án thành lập, với số lượng tăng lên từ 32 nông hộ năm 2012 lên 170 nông hộ năm 2017; Thu nhập ròng từ trồng rau trên ha của các nông hộ cao hơn gấp 5-10 lần so với thu nhập từ trồng lúa và ngô (Vũ Thị Phương Thanh 2018). Theo Nguyễn Thị Tân Lộc (2018) dự án “Cải thiện liên kết giữa thị trường và người sản xuất rau trái vụ vùng Tây Bắc Việt Nam” với nguồn kinh phí của tài trợ đã kết nối thị trường tiêu thụ là hệ thống siêu thị Big C và các hộ nông dân thuộc dân tộc H’Mông tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong việc nâng cao năng lực sản xuất rau và tiếp cận thị trường tiêu thụ. Kết quả chỉ sau 1 năm (từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019) đã có nhiều chuyển biến tích cực: Số thành viên tham gia dự án tăng từ 6 đến 12; diện tích sản xuất rau từ 1,15 ha lên 2,2 ha; khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua kênh kết nối tăng từ 5,2 tấn lên 123 tấn; chủng loại rau cung ứng tăng từ 5 loại lên 12 loại.

- Theo Khổng Mạnh Tiến (2019), sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu và thực nghiệm về chuỗi giá trị rau trong nước. Để thấy được tầm quan trọng của chuỗi giá trị, nhà nước đã ban hành nghị định 98/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ Nghị định này, các địa phương đã có cơ sở để đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc thù có lợi thế cạnh tranh theo chuỗi giá trị, đây là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Kỳ Sơn là huyện miền núi, cửa ngõ của Thành phố Hoà Bình, nằm ở vị trí 22o07' - 26o00' vĩ bắc, 105o48' - 106o25' kinh đông. Gồm có 09 xã và 01 thị trấn (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018).

+ Phía Đông giáp huyện Lương Sơn

+ Phía Tây và Tây Nam giáp Thành phố Hoà Bình và ven Sông Đà. + Phía Đông Nam giáp huyện Kim Bôi.

+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất của thành phố Hà Nội.

+ Phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Kỳ Sơn nằm ở vùng núi thấp của tỉnh Hoà Bình có độ cao từ 200 – 600 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do cấu tạo địa chất nên tính chất địa hình có sự khác nhau, có thể chia địa bàn huyện Kỳ Sơn làm 2 vùng (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018):

- Vùng ngoài: địa hình có độ cao trung bình từ 200 – 300 m, vùng này không có núi cao, hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nghĩa là thấp dần theo hướng hạ lưu sông Đà. Ngoài địa hình núi, đồi thấp có chân vàn, vàn trũng và bãi nằm xen kẽ nhau. Vùng này gồm các xã: Hợp Thành, Hợp Thịnh, Thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ, Mông Hoá, Dân Hoà, Phúc Tiến, Yên Quang và Phú Minh (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018).

- Vùng trong: địa hình có độ cao tuyệt đối trên 300 m, hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy địa hình vùng trong có độ cao tuyệt đối cao hơn vùng ngoài, song địa hình có cấu trúc thoai thoải, độ đốc từ 10 – 150 hình thành nhiều đồi bát úp nối tiếp. Vùng này gồm xã Độc Lập, một phần của xã Mông Hóa và xã Dân Hòa. Địa hình bao gồm các dải núi đá vôi xen lấn đồi đất, bị chia cắt nhiều bởi các suối nhỏ, đi lại khó khăn (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018).

3.1.1.3. Khí hậu

Kỳ Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt (UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, 2018).

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân 1.700-1.800 mm, chiếm 90% lượng mưa cả năm.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân 100- 200mm. chiếm 10% lượng mưa cả năm.

- Nhiệt độ không khí bình quân 21-240C, cao nhất 400C (vào các tháng 5, 6, 7), thấp nhất 200C (vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau).

Độ ẩm không khí trung bình 85%, cao nhất 90% vào các tháng 7 - 8 - 9, thấp nhất 50% vào các tháng 1 - 2.

- Gió: mùa hè có gió đông nam là chủ yếu, mùa đông có gió đông bắc xuất hiện thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài 3 - 5 ngày, gây rét, rét đậm và rét hại ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi.

Nhìn chung, vùng dự án có điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, tuy nhiên do địa hình chia cắt và lượng mưa khá lớn, không tập trung, một số hiện tượng lốc, mưa đá đã ảnh hưởng ít nhiều đến cây trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của người dân.

3.1.1.4. Thủy văn

Theo UBND huyện Kỳ Sơn (2018), Kỳ Sơn có sông Đà chảy qua với lưu lượng nước lớn cho phép sử dụng vào việc tưới tiêu (đặc biệt các xã ven sông như thị trấn Kỳ Sơn, xã Dân Hạ, xã Hợp Thành, xã Hợp Thịnh, xã Phú Minh).

Ngoài sông Đà, Kỳ Sơn có khoảng 20 con suối lớn nhỏ với lưu lượng nước hàng ngàn m3/giờ. Tuy nhiên do phân bố lượng mưa không đều và địa hình dốc, cho nên có khoảng 30% số suối vào mùa khô không có nước gây nên việc thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Với nguồn nước ngầm hiện nay chưa có số liệu điều tra chính xác, tuy nhiên căn cứ vào số liệu đáng tin cậy đánh giá về nguồn nước Tây Bắc Việt Nam thì có thể khẳng định Kỳ Sơn có nguồn nước ngầm, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng thành phần địa chất.

Qua điều tra giếng nước trong các thôn, xóm ở các xã khác nhau trên địa bàn huyện cho thấy các giếng đều có nước ở độ sâu từ 8 – 20 m, có thể khẳng

định tiềm năng nguồn nước ở Kỳ Sơn tương đối dồi dào đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông lâm ngư nghiệp, công nghệ chế biến phục vụ người dân.

Mặt khác hàng năm vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 9 lượng mưa ở Tây Bắc nhiều và hồ sông Đà xả lũ, nước sông Đà lên cao gây lũ lụt ở hạ lưu bãi sông Đà diện tích ước tính khoảng trên dưới 500 ha.

3.1.1.5. Thổ nhưỡng

Theo bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Hòa Bình tỷ lệ 1/50.000 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2005). Kết quả cho thấy, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có các loại đất chính sau:

- Nhóm đất đỏ vàng (F) có tổng diện tích 16.668,91 ha, chiếm 81,3% cơ cấu diện tích đất của huyện. Cụ thể từng loại đất như sau:

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): 1.694,29 ha

+ Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): 3.116,11 ha + Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): 5.081,55 ha

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): 5.7333,66 ha

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): 1.043,3 ha

- Nhóm đất phù sa (P) có tổng diện tích 2.350,07 ha, chiếm 11,5% cơ cấu diện tích đất của huyện. Cụ thể từng loại đất như sau:

+ Đất phù sa ngòi suối (Py): 133,7 ha

+ Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe): 353,31 ha + Đất phù sa được bồi (Pb): 1.863,06 ha

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): 481,66 ha, chiếm 2,4% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axít (Hk): 287,09 ha, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên của huyện.

- Đất núi đá và sông, hồ chiếm: 703,27 ha, chiếm 3,4% diện tích đất tự nhiên của huyện.

Nhìn chung, đất đai trong huyện khá đa dạng, với nhiều loại đất có độ phì cao, có thể bố trí nhiều loại cây trồng. Yếu tố hạn chế của đất vùng đồi là tầng đất canh tác mỏng, một số nơi phía dưới chân núi có hiện tượng đá ong hóa mạnh.

Đây là vấn đề đặt ra cho công tác trồng rừng phòng hộ cần có biện pháp cải tạo đất bằng trồng các loại cây họ đậu nhằm hạn chế sự thoái hóa đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.1.1.6. Tài nguyên nước

Theo Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn (2018) cho biết, nguồn nước mặt đang được sử dụng của huyện chủ yếu lấy từ sông Đà, các hồ chứa nước, hệ thống suối. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ để rồi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. Nước sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nước tập trung; nguồn nước ngầm: Căn cứ thực tế sử dụng nguồn nước giếng khoan trên địa bàn cho thấy, lượng nước ngầm tuy không lớn nhưng có chất lượng tốt, mực nước ngầm có độ sâu từ 3 đến 18 m. Đây là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)