Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến chuỗi giá trị bí xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 86 - 88)

4.3.2.1. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ

- Các nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh

chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất cũng như tiêu thụ bí xanh.

- Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và chất lượng bí xanh. Các yếu tố này gồm:

+ Giống và quy trình kỹ thuật canh tác quyết định rất lớn tới năng suất và chất lượng bí xanh. Khi sản xuất bí xanh có năng suất cao, quả thẳng, không bị cong và móp, từ đó tỷ lệ quả loại 1 và loại 2 sẽ tăng nên và góp phần nâng cao giá trị sản xuất bí xanh của huyện.

+ Các công nghệ tiên tiến áp dụng trong sản xuất như, công nghệ sản xuất cây giống, nhà lưới, hệ thống tưới, thuốc sinh học, phân bón vi sinh... sẽ góp phần giúp tăng năng suất, chất lượng và độ an toàn của bí xanh khi tiêu thụ. Thực tế vùng sản xuất bí xanh của huyện Kỳ Sơn các công nghệ tiên tiến này chưa được áp dụng đồng bộ, chỉ có một số loại giống có năng suất cao như: bí xanh số 1của Viện cây lương thực và cây thực phẩm, ngoài ra còn có một số giống bí xanh nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan do các công ty trong nước phân phối.

4.3.2.2. Trình độ của các tác nhân trong chuỗi giá trị

Yếu tố con người được cho là rất quan trọng và quyết định đến sự thành công của từng tác nhân trong chuỗi giá trị bí xanh của huyện Kỳ Sơn. Các chỉ tiêu thể hiện trình độ của các tác nhân trong chuỗi như: Độ tuổi, năm kinh nghiệm, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật...Các chỉ tiêu này đã được đề tại đề cập đến trong phần đánh giá từng tác nhân trong chuỗi.

Với chuỗi bí xanh của huyện Kỳ Sơn ta thấy:

- Tác nhân người sản xuất đều có kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất bí xanh từ trên 3 năm, đây là yếu tố thuận lợi cho phát triển mở rộng sản xuất.

- Tác nhân người thu gom vẫn hoạt động mang tính đơn lẻ, tự phát.

- Tác nhân HTX đã được chú trọng đầu tư phát triển (đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật với nhà lưới, nhà sơ chế, kho lạnh, xe ô tô tải vận chuyển nông sản ...) tuy nhiên vai trò của HTX vẫn còn rất hạn chế trong chuỗi giá trị bí xanh của huyện, đóng góp chưa đầy 5% sản lượng tiêu thụ bí xanh của huyện và chưa đáp ứng được kỳ vọng đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ, kỹ năng của bộ máy HTX, chưa tiếp cận được nhiều với thị trường tiêu thụ, các hợp đồng cung ứng bí xanh chủ yếu tại một số cửa hàng, hệ thống bếp ăn tập thể của một số nhà máy trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để phát triển mô hình HTX, cần nâng cao năng lực bộ máy HTX trong việc tiếp cận thị trường, mở rộng mối liên kết với các đơn vị tiêu thụ lớn tại các thị trường tiềm năng như: Hà Nội, Hải Phòng,

Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 86 - 88)