Thời kỳ Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 26 - 27)

Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 14/7/1993 đã có bước phát triển vượt bậc so với Luật Đất đai năm 1987, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, giải quyết đồng thời mối quan hệ hành chính, dân sự, xã hội và kinh tế trong sử dụng đất. Luật quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê

đất thuộc Chính phủ đối với đất quốc phòng, an ninh và trường hợp tổ chức sử dụng đất từ 1 ha trở lên, thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp tổ chức sử dụng đất dưới 1,0 ha. Đất đai có giá và Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất.

Sau khi Luật Đất đai 1993 đi vào cuộc sống, đã dần dần bộc lộ một số bất cập như hệ thống tài chính đất đai với việc công nhận 2 giá đất có mức chênh lệch khá lớn gây khó khăn, vướng mắc cho quá trình thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; đồng thời cơ chế 2 giá tạo điều kiện cho tham nhũng, đầu cơ về đất đai….Từ yêu cầu thực tế đó, Quốc hội đã 2 lần thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai vào năm 1998 và năm 2001 nhằm giải quyết các bất cập này.

Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 đã quy định cho phép giao đất có thu tiền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế trong nước đối với các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở và các dự án sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Luật cũng quy định cụ thể về quyền tài sản đối với đất được giao theo các hình thức không thu tiền, có thu tiền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 26 - 27)