Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 53 - 59)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng từ 12.427 tỷ đồng năm 2012 và đạt 33.055,7 tỷ đồng năm 2016 (theo giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2012 - 2016 đạt tới 24%/năm (là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thành phố).

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với việc tăng trưởng kinh tế thì cơ cấu kinh tế cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng; giảm tỉ trọng các ngành nông- lâm nghiệp- thủy sản. Số liệu thể hiện trong bảng 4.1:

Bảng 4.1. Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 Đơnvị: % Ngành Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nông – Lâm nghiệp – Thuỷ sản 12,96 10,34 8,36 6,25 3,62 Công nghiệp – Xây dựng 43,91 58,32 64,28 76,02 81,09 Thương mại– Dịch vụ 43,13 31,34 27,36 17,73 15,29

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sóc Sơn,giai đoạn (2012-2016)

Biểu đồ 4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Khu vực nông nghiệp thời gian qua có sự tăng trưởng ổn định, nhưng chậm so với các ngành kinh tế khác. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 518 tỷ đồng năm 2012, đạt 1.113 tỷ đồng năm 2016 (theo giá thực tế), bình quân tăng 3,05%/năm. Về mặt tương đối, đóng góp của nông nghiệp vào giá trị sản xuất trên địa bàn đã giảm mạnh từ gần 12,96% tổng giá trị sản xuất trên toàn huyện năm 2012 xuống còn 3,62% năm 2016.

Bảng 4.2. Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Sóc Sơn từ năm 2012-2016

Đơn vị: % Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Lâm Nghiệp Thuỷ sản 2012 54,73 42,80 0,13 0,70 1,64 2013 56,11 41,24 0,12 0,91 1,62 2014 48,51 49,46 0,11 0,37 1,55 2015 50,65 47,65 0,08 0,08 1,54 2016 51,04 46,82 0,00 0,31 1,83

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sóc Sơn (2016)

b) Khu vực công nghiệp

Trong những năm gần đây, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 23,55% hàng năm giai đoạn 2012-2016.

Về mặt giá trị, quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2012-2016 đã có sự tăng trưởng đại nhảy vọt, với quy mô tăng trên 36,8 lần (theo giá thực tế). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 18.031 tỷ đồng năm 2012 và 25.395 tỷ đồng năm 2016.

Về không gian lãnh thổ công nghiệp, trên địa bàn đã hình thành các khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Nội Bài 100 ha đã đi vào hoạt động, hiện là một trong những trọng điểm thu hút đầu tư của Thành phố; đang hình thành một số khu công nghiệp mới, như: khu công nghiệp sạch Tân Dân-Minh Trí và một số cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

c) Khu vực kinh tế dịch vụ

Quy mô giá trị sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,16%/năm giai đoạn 2012-2016.

Về mặt giá trị, quy mô sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2012 - 2016 đã tăng hơn 6 lần (giá thực tế). Giá trị sản xuất dịch vụ tăng từ 3.672 tỷ đồng năm 2012 và đạt 5.385 tỷ đồng năm 2016. Về mặt tương đối, đóng góp của dịch vụ vào giá trị sản xuất trên địa bàn đã giảm mạnh từ hơn 40% tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2012 xuống còn 13,4% năm 2016.

Trên địa bàn huyện, du lịch và các dịch vụ gia tăng kèm theo chưa phát triển tương xứng với tài nguyên du lịch của huyện.

4.1.2.4. Dân số, lao động và việc làm

a) Dân số

Bảng 4.3. Chỉ tiêu dân số trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2015-2016

Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016

I Dân số và lao động

1/ Dân số trung bình Người 326.774 332.281

- Chia theo giới tính

+ Nam Người 162.255 165.355 + Nữ Người 164.519 166.926

- Chia theo thành thị, nông thôn

+ Thành thị Người 5.154 5.191 + Nông thôn Người 321.620 327.090 2/ Dân số trong độ tuổi lao động Người 200.819 202.807 3/ Số lượt người được sắp xếp việc làm Người 7.600 7.620 - Ổn định Người 3.817 3.826 - Tạm thời Người 3.783 3.794 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sóc Sơn (2016)

b) Lao động, việc làm

Năm 2016, tổng số lao động trong độ tuổi của huyện có 202.807 người, chiếm 61,03% dân số, trong đó lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm trên 35% lực lượng lao động của huyện.

Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong suốt giai đoạn 2012- 2016 đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực nhờ kết quả của CNH và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay huyện còn khoảng 5-7% lao động thiếu việc làm thường xuyên. Số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ còn khá lớn, theo ước tính hiện nay lao động khu vực nông nghiệp mới sử dụng khoảng 70 - 80% số ngày công trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

a) Giao thông

- Giao thông đường bộ.

Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng,... với các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai và sang Trung Quốc, thông qua Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18… và

đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nối sân bay Nội Bài với trung tâm Thành phố. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện là 227 km, mật độ bình quân đạt 0,86 km/km2, trong đó:

- Giao thông đường sắt

Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên đi qua các xã phía Đông của huyện với chiều dài khoảng 16 km với 2 ga đường sắt là ga Nỉ và ga Đa Phúc, với quy mô trung bình 50-60 người/ngày. Nền đường sắt đơn, gồm 2 khổ lồng 1000 mm và 1345 mm. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao nên tuyến đường sắt này hiện nay đã tạm dừng hoạt động.

- Giao thông đường hàng không

Sân bay Nội Bài là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân khoảng 325,5 ha, có đường cất hạ cánh rộng 45m dài3.200 m. Lưu lượng lưu thông đạt khoảng trên 1 triệu lượt khách/năm và khoảng 16 nghìn tấn hàng hoá. Trong những năm qua, sân bay quốc tế Nội Bài liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ.

- Giao thông đường thuỷ

Trên địa bàn huyện có 3 tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ. Tuy nhiên khả năng khai thác còn hạn chế do phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước các sông. Hiện nay, trên sông Công các tuyến vận tải thông qua cảng đầu mối là Trung Giã với hàng hoá chủ yếu là gỗ và vật liệu xây dựng; trên sông Cầu chủ yếu vận chuyển vật liệu xây dựng qua cảng Cẩm Hà và cảng Việt Long; trên sông Cà Lồ thông qua cảng Thanh Xuân.

b) Thuỷ lợi

Năm 2016, toàn huyện hiện có 27 công trình hồ chứa, 119 công trình tiểu thuỷ nông, 119 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương. Hệ thống đê, kè các tuyến sông được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều tồn tại, đến nay mới đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 70- 80% diện tích đất canh tác, có những khu vực phải tưới 3 cấp. Một số khu vực địa hình cao gặp khó khăn về nước tưới như Đồng Mốc, Dược Hạ, Vệ Linh, Phù Mã, Xuân Dục, Phú Tàng, Bắc Giã, Xuân Bách, Bắc Thượng, Yên Ninh, Đan Hội, Đình Trạ, Lai Sơn, Chân Chim, Quảng Lạc, Thắng Trí, Trại Rừng,…dẫn đến tình trạng hàng năm diện tích này phải chuyển sang trồng đậu tương, lạc hoặc bỏ hoang hoá. Bên cạnh đó cũng có một số khu vực còn bị úng

lụt vào mùa mưa, do đặc điểm địa hình của huyện (vùng Đông Bắc và Đông Nam của huyện), một phần do các trạm bơm tiêu và hệ thống mương thoát, cống tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu.

c) Năng lượng và Bưu chính viễn thông

Năng lượng: Nguồn năng lượng quan trọng của huyện và khu vực là điện năng, được cung cấp bởi Trạm 220kV Chèm bằng các tuyến đường dây 110kV Chèm - Đông Anh, Đông Anh - Thái Nguyên và Đông Anh - Gò Gầm. Các trạm cấp nguồn cho huyện Sóc Sơn gồm:

- Trạm Đông Anh 110/35/6kV với công suất 2x40+25KW. - Trạm Nội Bài 110/35/6kV với công suất 1x40KW.

- Trạm Hồng Kỳ 220/100kV với công suất 2x25KW.

Nhìn chung các nguồn này đảm bảo cung cấp điện năng cho phụ tải khu vực. Bên cạnh đó là 05 trạm trung gian với tổng dung lượng 14.400 KVA, gồm: Phù Lỗ, Đa Phúc, Trung Giã, Phú Cường và Bắc Sơn.

Mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện đã đến được với 100% số xã, thị trấn đảm bảo được nhu cầu trao đổi thông tin thông suốt trong nước và Quốc tế. Trên địa bàn huyện hiện có 2 bưu cục huyện và 23 bưu điện khu vực (tính cả bưu điện văn hóa xã).

d) Ngành giáo dục - đào tạo

Năm 2016, toàn huyện có 154 nhóm trẻ trong độ tuổi mầm non, tỷ lệ huy động trẻ đến trường mẫu giáo đạt trên 98,0% so với tỷ lệ trẻ trong độ tuổi. Năm học 2015 - 2016, toàn huyện có 33 trường tiểu học với 653 lớp (kiên cố 439 phòng, cấp IV 214 phòng) với số học sinh đạt 22.133 học sinh; có 27 trường trung học cơ sở với 459 phòng học (kiên cố 349 phòng, 110 bán kiên cố) với 21.603 học sinh, 1.169 giáo viên. Toàn huyện có 5 trường trung học phổ thông công lập (gồm Sóc Sơn, Đa Phúc, Trung Giã, Kim Anh, Minh Phú) và 3 trường dân lập, với tổng số 8.165 học sinh, 185 giáo viên. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp cuối cấp đạt 98,84%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 97% (Niên giám thống kê huyện Sóc Sơn, 2016).

e) Ngành y tế

Năm 2016, toàn huyện có 27 cơ sở y tế, trong đó: Tuyến huyện có 1 Trung tâm y tế với 160 giường bệnh, 2 phòng khám đa khoa khu vực; Tuyến cơ sở có

26 trạm y tế xã. Toàn huyện có 247 cán bộ y tế , trong đó cán bộ y tế có trình độ bác sỹ và trên đại học là 70 người, y sỹ kỹ thuật viên 70 cán bộ còn lại là y tá, hộ sinh (Niên giám thống kê huyện Sóc Sơn, 2016).

g) Văn hoá - thể dục, thể thao

Hệ thống cơ sở vật chất cho các hoạt động thể dục thể thao đang được đầu tư xây dựng. Đầu năm 2016, toàn huyện có 117 sân bóng đá, 96 sân bóng chuyền, 268 sân cầu lông và 01 nhà thi đấu đa năng. Đội ngũ cán bộ thể thao của huyện gồm có 03 cán bộ, mỗi xã, thị trấn có 1 cán bộ thể thao kiêm nhiệm. Toàn huyện có 89,8% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 27,8% làng, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá, 60% số xã, thị trấn có khu vui chơi giải trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 53 - 59)