Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 61 - 68)

2012-2016

4.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Thời gian qua, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai đã được thành phố Hà Nội quan tâm xây dựng, cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND thành phố để điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai phù hợp với thực tế địa phương.

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Các loại hồ sơ về địa giới hành chính của huyện, của các xã, thị trấn đều được lưu trữ, quản lý cả ở dạng giấy và ở dạng số hóa để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng các loại hồ sơ, tư liệu đảm bảo đúng quy định pháp luật.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

a. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính

Hiện nay trên địa bàn huyện đang tồn tại song song hai loại bản đồ: bản đồ giải thửa đo đạc năm 1987 theo Chỉ thị 299 của Thủ tướng Chính phủ và bản đồ địa chính đo vẽ năm 1992-1993, một số được đo mới theo toạ độ chính quy.

Năm 1992-1993, Thành phố đã chỉ đạo việc đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2.000 cho khu vực đất canh tác và đo địa chính ở tỷ lệ 1/1.000 đối với khu vực dân cư. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng hệ thống bản đồ này hiện nay chưa được chặt chẽ, thực tế ở Phòng Tài nguyên và Môi trường và các xã số lượng bản đồ đã bị thất lạc nhiều.

Hiện nay, phần diện tích đất rừng hầu như chưa được đo đạc lập bản đồ địa chính, chỉ có một số xã có bản đồ tỷ lệ 1/5.000 đo bao, không chi tiết, đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến những sai phạm và việc buông lỏng quản lý đất rừng trên địa bàn trong thời gian qua.

Thực hiện chủ trương về “dồn điền, đổi thửa” đã dẫn đến phải sớm tổ chức đo lại bản đồ địa chính đối với khu vực đất nông nghiệp, đây là một nhiệm vụ nặng nề đối với công tác quản lý đất đai trên địa bàn trong thời gian tới.

Theo đánh giá của cán bộ chuyên môn qua công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác kiểm kê đất đai cho thấy chất lượng bản đồ địa chính đo đạc không cao, có nhiều thiếu sót như: chỉ đo bao, đo bỏ sót các khu dân cư,…dẫn đến việc cán bộ địa chính tự ý chỉnh sửa, bổ sung bản đồ địa chính để làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây ra những sai phạm khó xử lý.

Đây là loại tài liệu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai và có ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Do đó đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo việc đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính chính quy và cung cấp cho địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên (Phòng TNMT huyện Sóc Sơn, 2016).

b. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các kỳ kiểm kê. Năm 2014, thực hiện theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ: Về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp được thực hiện theo đúng định kỳ và đúng quy định của Luật Đất đai hiện hành. Đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 theo Luật Đất đai 2013 (Phòng TNMT huyện Sóc Sơn, 2016).

4.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001, Luật Đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013, hàng năm UBND huyện Sóc Sơn đều lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua và trình UBND Thành phố phê duyệt làm căn cứ thực hiện quản lý đất đai trên địa bàn.

Về quy hoạch xây dựng: toàn huyện đã có quy hoạch chung xây dựng ở tỷ lệ 1/10.000 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 24/2001/QĐ- UB ngày 09/5/2001 và các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 một số khu vực: thị trấn Sóc Sơn, khu du lịch Đền Sóc, cụm công nghiệp tập trung, cụm

công nghiệp vừa và nhỏ, trung tâm cụm xã, các dự án nhỏ lẻ, …(Phòng TNMT huyện Sóc Sơn, 2016).

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện đã được lậpvà được UBND Thành phố xét duyệt.

Thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã tổ chức công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với tất cả các xã trên địa bàn và trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

4.2.1.5. Quản lý công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện Nghị định số 64/CP và Nghị định số 85/NĐ-CP về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 88/CP về quản lý sử dụng đất đô thị; Chỉ thị 245/TTg về việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đến năm 2016, diện tích đất của huyện đã giao, cho thuê là 30.475,96 ha đạt 100% diện tích tự nhiên, trong đó: giao đất, cho thuê đất để sử dụng là 24.098,52 ha, chiếm 79,07%; giao đất để quản lý là 6.377,44 ha, chiếm 20,93%. Cụ thể như sau:

* Giao đất, cho thuê đất để sử dụng, gồm các đối tượng:

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 19.607,36 ha, chiếm 81,36%, trong đó sử dụng đất nông nghiệp là 14.321,19 ha và đất phi nông nghiệp là 5.286,19 ha;

- Các tổ chức trong nước sử dụng 4.406,66 ha, chiếm 18,29%, trong đó UBND cấp xã sử dụng 3.304,68 ha, các tổ chức kinh tế sử dụng 425,67 ha; tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng 520,41 ha và các tổ chức khác sử dụng 155,90 ha;

- Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng sử dụng 84,50 ha (Phòng Quản lý đất đai Sở Tài nguyên Môi trường, 2016).

* Nhà nước giao đất để quản lý theo các đối tượng như:

- Giao cho UBND cấp xã quản lý 6.377,44 ha, trong đó có 2.035,15ha đất nông nghiệp; 4.313,27ha đất phi nông nghiệp (chủ yếu là giao thông và sông suối) và 15,79 ha đất chưa sử dụng;

Đến năm 2016, đã có 71.547 hộ gia đình, cá nhân được giao lại đất để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Tổng số hộ gia đình, cá nhân được giao

đất làm nhà ở là 56.500 hộ. Về số lượng tổ chức kinh tế trong nước được giao đất, cho thuê đất để sử dụng có 9 đơn vị sản xuất nông nghiệp, 78 đơn vị sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Các tổ chức khác có 5 đơn vị trong ngành nông nghiệp và 151 đơn vị được giao đất phi nông nghiệp để sử dụng, chủ yếu là các đơn vị quốc phòng, giáo dục, y tế,... phục vụ mục đích công cộng (Phòng TNMT huyện Sóc Sơn, 2016).

Trong những năm vừa qua, công tác thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án trên địa huyện đã được các cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội) được hiện theo đúng những quy định của pháp luật đất đai. UBND huyện cũng đã thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng để thực hiện công tác kiểm đếm và hỗ trợ công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng được tốt hơn đảm bảo đúng tiến độ đề ra và giảm thiểu những thiệt hại cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt đối với các công trình lớn, công trình trọng điểm của Thành phố, như: dự án mở rộng đường băng 1B sân bay Nội Bài, Khu công nghiệp Nội Bài, sân golf Minh Trí, Quốc lộ 18, QL3 mới, cao tốc Nội Bài – Lào Cai, nhà ga T2,... bên cạnh đó còn nhiều dự án khác, như: dự án đấu giá quyền sử dụng đất khu đô thị mới thị trấn Sóc Sơn và xã Phù Linh, nhà máy gạch Hồng Hà, trụ sở xã Hồng Kỳ, xã Tân Hưng, Học viện Phật Giáo, các trường học và đất giãn dân (Phòng TNMT huyện Sóc Sơn, 2016).

Nhìn chung, công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng được việc xây dựng các công trình trọng điểm của Thành phố và của huyện tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư và cho các hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số những tồn tại, vướng mắc trong thủ tục hành chính, trong quy hoạch chưa rõ ràng đã làm hạn chế việc thu hút đầu tư và chậm một số dự án, công trình trên địa bàn huyện.

4.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được UBND huyện Sóc Sơn tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Công tác hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ở, đất sản xuất nông nghiệp,... phục vụ cho mở rộng, xây mới các khu cụm công nghiệp, hệ thống giao thông, các công trình công cộng... được UBND huyện Sóc Sơn tổ chức thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự mà pháp luật quy định.

4.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Nhìn chung, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa và đất ở đô thị trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn đã được chỉ đạo và đã đi vào nề nếp.

Kết quả thực hiện Nghị định số 60/CP về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị (Thị trấn Sóc Sơn): tổng số hộ đã kê khai cấp giấy chứng nhận là 679 hộ, trong đó đã cấp được cho 670 hộ, đạt 98,67% theo số hộ.

Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở nông thôn và đất ao, vườn liền kề: thực hiện Quyết định số 65/QĐ-UB, Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005, Quyết định số 111/2005/QĐ-UB ngày 27/7/2005, Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014, nay là Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND Thành phố: tổng số hộ đã kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực nông thôn là 52.098 hộ, trong đó đến nay số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 36.038 hộ, đạt 69,17%. Tiếp tục thực hiện kế hoạch của Thành phố, UBND huyện đã chỉ đạo việc xét duyệt cấp giấy chứng nhận trên địa bàn 26/26 xã, thị trấn với kết quả là đã xét duyệt được tổng số 15.372 hồ sơ (Phòng TNMT huyện Sóc Sơn, 2016).

4.2.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được tiến hành 5 năm một lần, công tác thống kê đất đai được tiến hành hàng năm làm cơ sở phục vụ công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế- xã hội của huyện, phục vụ cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch của các ngành và làm cơ sở cho công tác chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân huyện, cũng như các xã.

4.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Đến năm 2016, UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành Công văn số 970/UBND-TNMT ngày 07/7/2016 về việc triển khai thực hiện Dự án tổng thể hệ thống thông tin đất đai nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai thống nhất toàn Thành phố Hà Nội theo quy định, hiện đại hóa hệ thống quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để hoàn

thành dự án, UBND huyện đã quyết liệt chỉ đạo Phòng tài nguyên Môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và đơn vị thi công để thực hiện xây dựng hệ thống thông tin đất đai của toàn huyện (Phòng TNMT huyện Sóc Sơn, 2016).

4.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Công tác quản lý tài chính về đất đai được UBND huyện Sóc Sơn thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, sau khi giao đất các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức, tài chính được thu nộp đầy đủ, phần trích lại được đưa vào cải tạo, xây dựng sơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân. Việc xây dựng giá đất trong những năm qua cơ bản sát với giá thị trường, theo đó đã tạo cơ sở pháp lý trong việc tăng nguồn thu từ hoạt động đất đai (thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu các loại thuế liên quan đến đất đai…). Công tác định giá tài sản để đấu giá, việc thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá dần được chú trọng, góp phần tăng nguồn thu nộp ngân sách Nhà nước.

4.2.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất..., góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Công chức địa chính xã, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng đất tại địa phương để phát hiện kịp thời những trường hợp lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật và các trường hợp khác có vi phạm hành chính trong quản lý và sử đụng đất đai; Tuy nhiên, trong những năm qua do có những thời điểm giá đất tăng cao, nên đã dẫn đến tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật (tự chuyển nhượng, không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền), gây khó khăn cho công tác quản lý.

4.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Trong những năm qua, công tác tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra cũng được chỉ đạo thực hiện khi có hiện tượng vi phạm ở cơ sở có đơn thư phản ánh. UBND huyện cũng thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban chức

năng như: Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Nhà nước huyện, Thanh tra Xây dựng phối hợp kiểm tra phát hiện và xử lý các vi phạm về sử dụng đất trên địa bàn.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều dạng vi phạm, chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 61 - 68)