Hiện trạng sử dụng đấttrên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 68 - 71)

Theo kết quả thống kê đất đai ngày 31/12/2016, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 30.475,96 ha, chiếm gần 10% tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố Hà Nội, bình quân diện tích tự nhiên 0,092 ha/người. Trong đó, có 93,69 ha đất thuộc khu vực đô thị (bằng 0,31% diện tích tự nhiên), còn lại 30.382,27 ha đất thuộc khu vực nông thôn (bằng 99,69% tổng diện tích tự nhiên), điều này cho thấy thực trạng và tốc độ đô thị hoá của huyện còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của một địa bàn ngoại thành Hà Nội.

Quỹ đất của huyện được sử dụng theo 03 nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp: 18.451,83 ha, chiếm 60,55% tổng diện tích tự nhiên; - Nhóm đất phi nông nghiệp: 12.008,34 ha, chiếm 39,40% tổng diện tích tự nhiên;

- Nhóm đất chưa sử dụng: 15,79 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên.

4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2016 có 18.451,83 ha chiếm 60,55% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân khoảng 555,31 m2/nhân khẩu, khoảng 2.221,23 m2/hộ. Các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn là Bắc Sơn 1.619,38ha, Minh Trí 1.576,59 ha, Minh Phú 1.080,58 ha, Nam Sơn 1.702,21 ha, Phù Linh 925,50 ha, Tiên Dược 778,36 ha,…

a) Đất sản xuất nông nghiệp: có 14.328,67 ha, chiếm 77,65% diện tích đất nông nghiệp, trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm có diện tích 13.698,48 ha, bằng 95,60% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Trong đó: Đất trồng lúa có 12.025,51ha tập trung nhiều ở các cánh đồng lớn thuộc các xã Tân Hưng, Bắc Phú, Xuân Giang,…; đất trồng cây hàng năm khác có 1.672,97 ha.

Bảng 4.4. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2016 huyện Sóc Sơn

Thứ tự Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp NNP 18.451,83 100

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14.328,67 77,65 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 13.698,48

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 630,19

2 Đất lâm nghiệp LNP 3.977,99 21,56 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 130,82 0,71 4 Đất nông nghiệp khác NKH 14,35 0.08

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Sóc Sơn (2016)

- Đất trồng cây lâu năm có 630,19 ha, chiếm 4,40% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó: đất trồng cây công nghiệp lâu năm là 264,66 ha, chủ yếu là cây chè ở các xã đồi gò như Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí, Minh Phú,…; diện tích đất cây ăn quả lâu năm có 365,53 ha, với các loại cây phổ biến như vải, nhãn, xoài,… còn lại là các loại cây lâu năm khác.

b) Đất lâm nghiệp: Theo kết quả thống kê năm 2016, toàn huyện có 3.977,99 ha, chiếm 21,56% diện tích đất nông nghiệp, độ che phủ đất rừng trên tổng diện tích tự nhiên đạt 14,47%, đây là một tỷ lệ che phủ đáng kể có ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái của huyện và cả vùng. Đất lâm nghiệp tập trung ở 11 xã vùng đồi gò, bao gồm: Bắc Sơn 287,78 ha, Nam Sơn 1.103,71ha, Minh Trí 951,64 ha, Minh Phú 451,81 ha, Hồng Kỳ 248,75 ha, Phù Linh 430,24ha, Tiên Dược 166,97 ha, Hiền Ninh 165,81 ha, Quang Tiến 158,60ha, Tân Minh 4,77 ha và Thị trấn Sóc Sơn 7,91 ha.

Trong đó, tất cả diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn đều là đất rừng phòng hộ.

c) Đất nuôi trồng thuỷ sản: có diện tích 130,82 ha; chiếm 0,71% diện tích đất nông nghiệp. Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở các xã có nhiều hồ nước và đầm phá, cụ thể như: xã Mai Đình 24,12 ha; xã Bắc Sơn 23,22 ha; xã Việt Long 18,27 ha; xã Bắc Phú 15,56 ha (có hồ Bắc Vọng); xã Xuân Giang 12,17 ha...

d) Đất nông nghiệp khác: có diện tích là 14,35 ha; chiếm 0.08% diện tích đất nông nghiệp.

4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp

Năm 2016, huyện có 12.008,34 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 39,40% tổng diện tích tự nhiên, đây là một tỷ lệ khá, tuy nhiên phân bố không đều cho các xã,

chủ yếu tập trung ở các xã đồng bằng phía Nam huyện, nơi có nhiều công trình hạ tầng, dân cư đông đúc, tập trung các công trình lớn như sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp, các nhà máy,... các xã đồi gò phía Bắc huyện dân cư thưa, các công trình hạ tầng ít, chủ yếu là đất hồ chứa, sân golf, bãi rác và đất quốc phòng.

Chi tiết các loại đất phi nông nghiệp được sử dụng như sau: a) Đất ở:

Tổng diện tích đất ở là 5.277,31 ha, chiếm 43,95% diện tích đất phi nông nghiệp, gồm:

- Đất ở tại nông thôn 5.240,77 ha, chiếm 99,31% diện tích đất ở. Bình quân đất ở nông thôn trên đầu người dân khu vực nông thôn là 160,22 m2/người, bình quân 641 m2/hộ dân khu vực nông thôn, đây là diện tích bình quân cao hơn nhiều lần so với các huyện ngoại thành của Hà Nội.

- Đất ở tại đô thị có 36,54 ha, chiếm 0,69% diện tích đất ở. Bình quân đất ở đô thị trên đầu người tại thị trấn Sóc Sơn là 70,4 m2/người, bình quân theo hộ là 281,56 m2/hộ, bình quân này cũng cao hơn nhiều lần so với khu vực đô thị mới của thành phố Hà Nội.

b) Đất chuyên dùng:

Tổng diện tích đất chuyên dùng có 4.554,41ha, chiếm 37,93% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm các loại đất:

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 45,19ha; - Đất quốc phòng 856,32 ha; đất an ninh 39,82ha;

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 500,13 ha, trong đó: đất các khu công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp) có 158,63 ha, đất các cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 268,75 ha, đất cho hoạt động khoáng sản có 0,39 ha, đất làm vật liệu xây dựng, gốm sứ có 71,50 ha, đất thương mại, dịch vụ 0,86 ha.

- Đất có mục đích công cộng 2.568,87 ha, trong đó: đất giao thông có 2.259,18 ha, đất thuỷ lợi có 309,69 ha, đất công trình năng lượng 31,66ha, đất bưu chính viễn thông 1,48ha, đất chợ 15,99 ha; đất di tích lịch sử - văn hóa 0,49 ha, đất bãi thải, xử lý chất thải 173,08 ha.

Bình quân đất công cộng trên đầu người của toàn huyện là 77,3 m2/người, đây là một tỷ lệ thấp so với bình quân chung của cả thành phố và khu vực.

Nếu chỉ tính riêng các công trình xây dựng cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và chợ (các cơ sở phúc lợi công cộng) thì bình quân trên đầu người chỉ đạt 11 m2/người, đây là một chỉ số thấp và phân bố không đều giữa các khu vực, đặc biệt cần quan tâm đến các xã có chỉ tiêu quá thấp như: Hồng Kỳ 3,95 m2/người, Tân Hưng 5,41 m2/người, Xuân Giang 6,43 m2/người, Việt Long 3,44 m2/người, Phù Lỗ 5,24 m2/người, Xuân Thu 5,84 m2/người, Kim Lũ 4,24 m2/người, Minh Phú 6,99 m2/người. Đối với thị trấn Sóc Sơn chỉ tiêu đất các cơ sở phúc lợi công cộng cũng mới đạt bình quân 20,35 m2/người dân.

c) Đất cơ sở tôn giáo có 44,12ha chiếm 0,37% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất cơ sở tín ngưỡng có 41,85 ha, chiếm 0,35% diện tích đất phi nông nghiệp.

d) Đất nghĩa trang nghĩa địa có 271,42 ha, chiếm 2,26% diện tích đất phi nông nghiệp.

đ) Đất sông, ngòi, kênh rạch, suối có 668,78 ha, chiếm 5,58% đất phi nông nghiệp.

e) Đất có mặt nước chuyên dùng có 1.136,09 ha, chiếm 9,46% diện tích đất phi nông nghiệp.

g) Đất phi nông nghiệp khác có 14,36 ha, chiếm 0,12% diện tích đất phi nông nghiệp.

4.2.2.3. Hiện trạng nhóm đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng của huyện còn 15,79 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồi gò còn có đất trống và các xã còn diện tích đất bãi trống ven các sông suối như: Minh Phú, Bắc Sơn, Nam Sơn. Nhóm đất chưa sử bao gồm các loại đất sau:

- Đất bằng chưa sử dụng: có 5,13 ha, chủ yếu phân bố ở xã Minh Phú. - Đất đồi núi chưa sử dụng: có 10,66 ha, phân bố ở các xã vùng đồi gò như xã Bắc Sơn.

Nhìn chung, đây là quỹ đất quan trọng có thể bổ sung để sử dụng cho các mục đích trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội giai đoạn 2012 2016 (Trang 68 - 71)