Đánh giá chung về tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 82)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Đánh giá kết quả việc thực hiện quyền của người sử dụng đất ở tại huyện

4.4.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất ở

trên địa bàn huyện Tiên Du

4.4.3.1. Những thuận lợi

1) Trình độ chun mơn của cán bộ, viên chức thực hiện các TTHC về quyền của người sử dụng đất đã đáp ứng được yêu cầu công việc ( theo đánh giá của 90,48% tổng số cán bộ, viên chức trả lời phỏng vấn. Nhiều cán bộ, viên chức đã có bằng thạc sỹ, số cịn lại có bằng đại học đúng chuyên ngành.

2) Sự phối hợp với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn tốt (theo đánh giá của 71,43% tổng số cán bộ, viên chức trả lời phỏng vấn). Chính vì vậy, việc giải quyết các TTHC về cơ bản được thuận lợi, góp phần trả kết quả giải quyết hồ sơ cho người dân đúng hạn.

3) Đa số các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các TTHC về quyền của người sử dụng đất cho rằng, về việc đón tiếp cơng dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC đáp ứng được yêu cầu (72,83 tổng số người dân trả lời phỏng vấn có mức độ hài lòng từ rất hài lịng đến bình thường). Bên cạnh đó, mức độ hài lịng về cơng khai TTHC và hướng dẫn thực hiện TTHC cũng khá cao (đạt tương ứng 60,69% và 74,57% tổng số người dân trả lời phỏng vấn có mức độ hài lịng từ rất hài lịng đến bình thường).

4.4.3.2. Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân

1) Số lượng cán bộ, viên chức thực hiện các TTHC về quyền của người sử dụng đất còn thiếu (theo ý kiến của 80,95 tổng số người trả lời phỏng vấn) nên thời gian giải quyết hồ sơ của người sử dụng đất chưa đáp ứng được nguyện vọng của một bộ phận người dân. Việc thiếu cán bộ, viên chức thực hiện QSDĐ trên địa bàn huyện Tiên Du là do khối lượng hồ sơ, công việc cần giải quyết trong giai đoạn 2011 - 2015 lớn; việc xác định cơ cấu tổ chức, biên chế của các phòng ban, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Thiếu cán bộ, viên chức thực hiện các TTHC về QSDĐ; một số cán bộ, viên chức có trình độ chun mơn cịn chưa đáp ứng u cầu cơng việc và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa cán bộ, viên chức của các phòng ban trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất dẫn đến hiệu quả giải quyết các TTHC về QSDĐ thấp. Do đó, về nhân lực huyện cũng như điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế và chưa đáp ứng được lượng giao dịch lớn trên địa bàn huyện..Có đến 47,98% tổng số người dân trả lời phỏng vấn góp ý nên rút ngắn hơn thời gian làm TTHC.

2) Mức độ hiểu biết pháp luật và các TTHC của một số người thực hiện quyền sử dụng đất còn hạn chế (theo đánh giá của 80,95 tổng số cán bộ, viên chức trực tiếp làm việc với người dân) người dân đến thực hiện chỉ hiểu biết một phần pháp luật, chưa nắm được toàn bộ các quy định để thực hiện các thủ tục hành chính, do vậy việc giải quyết thủ tục hành chính mất nhiều thời gian để người dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất. Nguyên nhân chủ yếu do cơ quan chính quyền địa phương chưa quan tâm đến việc phổ biến kiến thức pháp luật về QSDĐ đến người dân, thiếu sự tham mưu của các cấp Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Điều này đã gây khó khăn trong q trình hướng dẫn người dân làm các TTHC. Cụ thể, thời gian hướng dẫn cho từng người dân nhiều hơn, có trường hợp người dân hiểu không đúng nên thực hiện không đúng hướng dẫn và phải làm lại gây ra những bức xúc không cần thiết.

3) Cơ sở vật chất phục vụ cho giải quyết TTHC về quyền của người sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc theo đánh giá của 66,67 tổng số cán bộ, viên chức và theo đánh giá của 30,64 tổng số người dân thực hiện quyền của người sử dụng đất trả lời phỏng vấn. Diện tích sàn làm việc cho một cán bộ, viên chức chưa đảm bảo, còn chật chội, tủ để hồ sơ cịn thiếu, máy in, máy tính cịn trục trặc nhiều khi không đáp ứng được công việc. Bên cạnh đó, khu vực dành cho người dân đến làm TTHC đôi khi thiếu ghế ngồi, đặc biệt là khi có số người đến giao dịch lớn và hệ thống làm mát vẫn còn thiếu, chất lượng khơng cao (chỉ có quạt điện, chưa có máy điều hịa khơng khí).

4) Về chính sách vẫn cịn tồn tại một số bất cập, chồng chéo, thiếu sự thống nhất đồng bộ giữa văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương, giữa Luật Đất đai với các luật có liên quan về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, một số quy định còn chưa đầy đủ, rõ ràng gây nhiều khó khăn, tranh luận trong cách hiểu, cách áp dụng cho cả cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng đất ở địa phương trong quá trình thực hiện QSDĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)