3.4.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
3.4.2 Thực trạng quản lý, sử dụng đất tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 3.4.3 Kết quả thực hiện quyền sử dụng đất ở tại huyện Tiên Du, tỉnh 3.4.3 Kết quả thực hiện quyền sử dụng đất ở tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
3.4.4 Đánh giá việc thực hiện quyền sử dụng đất ở tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh
3.4.5 Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thống kê huyện Tiên Du. Số liệu về quản lý, sử dụng đất thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện Tiên Du. Số liệu về các giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất thu thập tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Tiên Du.
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra ngẫu nhiên, trực tiếp ý kiến của người đã thực hiện quyền đối với đất ở tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Du thông qua phiếu điều tra in sẵn. Tiêu chí điều tra gồm: các thông tin chung về hộ (họ tên chủ hộ, địa chỉ, ngành nghề chính của hộ, diện tích đất ở của hộ đang sử dụng, các quyền của người sử dụng đất mà hộ đã tham gia); tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất đã tham gia với các nội dung về dạng thực hiện quyền, tình hình thực hiện thủ tục hành chính và thực trạng giấy tờ tại thời điểm thực hiện quyền; đánh giá về việc giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan chức năng trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất về việc đón tiếp công dân, thời gian giải quyết công việc và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; ý kiến góp ý để nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Số lượng phiếu điều tra đối với người sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân) theo phương pháp thống kê tối thiểu 30 phiếu/ quyền SDĐ. Số phiếu điều tra thực tế của các quyền sử dung đất thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền của người SDĐ tại huyện Tiên Du
STT Quyền của người SDĐ Số phiếu (phiếu)
1. Quyền chuyển nhượng 44
2. Quyền thừa kế 43
3. Quyền Tặng cho 42
4. Quyền thế chấp 44
Tổng số: 173
Ngoài ra, còn điều tra những người có liên quan đến thực hiện quyền của người SDĐ. Cụ thể, điều tra tất cả 14 công chức địa chính xã, thị trấn và 5
viên chức thuộc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, 2 công chức thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. Các tiêu chí điều tra gồm: thông tin về công chức, viên chức liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính về quyền của người sử dụng đất; mức độ hiểu biết về pháp luật của người thực hiện quyền sử dụng đất; mức độ phối hợp giữa các phòng ban; điều kiện cơ sở vật chất phục công việc…
3.5.3 Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu
Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp bằng QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu điều tra của các hộ gia đình, cá nhân tại các phiếu điều tra. Trên cơ sở số liệu điều tra nghiên cứu đối chiếu với các quy định của pháp luật về các quyền sử dụng đất tương ứng, xây dựng các bảng số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010.
3.5.4. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn là thị trấn, xã, từng nội dung quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng, tiến hành phân tích, so sánh số liệu điều tra thực hiện quyền của người sử dụng đất ở giữa các năm điều tra về tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất.
3.5.5. Phương pháp đánh giá
Đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất thông qua các tiêu chí như: mức độ hài lòng về sự đón tiếp, hướng dẫn tại Bộ phận một cửa; thời gian giải quyết thủ tục hành chính; mức độ công khai, minh bạch về các khoản phí, lệ phí liên quan đến thực hiện quyền của người sử dụng đất; mức độ hiểu biết và chấp hành pháp luật của người thực hiện quyền sử dụng đất; điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho việc thực hiện quyền của người sử dụng đất…
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng:
- Từ 20o05’30 đến 21o11’00 độ vĩ Bắc; - Từ 105o58’15 đến 106o06’30 độ kinh Đông.
Huyện Tiên Du có ranh giới hành chính như sau: (Sơ đồ 4.1)
Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Phía Bắc giáp Thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong; - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành;
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ; - Phía Tây giáp Thị xã Từ Sơn.
Tiên Du có 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (Lim) và 13 xã (Liên Bão, Đại Đồng, Phật Tích, Hiên Vân, Lạc Vệ, Nội Duệ, Tri Phương, Hoàn Sơn, Tân Chi,
Minh Đạo, Cảnh Hưng, Việt Đoàn và xã Phú Lâm). Với tổng diện tích tự nhiên là 9.568,65 ha, chiếm 11,63% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Có các tuyến đường bộ QL1A, QL1B và tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện nối liền với Thành phố Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội. Có QL38 với cầu Hồ qua sông Đuống đi Hải Dương, Hưng Yên và thông thương với thành phố Hải Phòng (nơi có cảng biển Quốc tế). Ngoài ra, huyện còn có các đường TL276, TL287 cùng với hệ thống các tuyến đường huyện và đường sông Đuống chảy qua, hình thành nên mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi.
Với vị trí địa lý thuận lợi như trên, đã tạo nên nhiều lợi thế cho huyện Tiên Du trong phát triển sản xuất, thu hút vốn đầu tư và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, vùng ĐBSH và Thủ đô Hà Nội.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc nhỏ hơn 3o (trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn có độ cao từ 20 - 120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0 m so với mặt nước biển.
4.1.1.3. Khí hậu
Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng từ 125,2 mm (tháng 10) đến 283,3 mm (tháng 8) và thường phân bố không đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm.Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,4oC - 29,9oC, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình lớn hơn 23oC, mùa lạnh nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20oC.
Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất
khoảng 70% (tháng 12). Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm và mưa rào.
Nhìn chung, Tiên Du có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa... để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp của huyện đã được khai thác đưa vào sử dụng ngày càng có hiệu quả. Cơ chế, chính sách đầu tư cho nông nghiệp được quan tâm. Cơ cấu giống lúa, và diện tích cây màu có giá trị cao được mở rộng. Năng suất, chất lượng cây trồng được nâng lên rõ rệt. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Khu vực kinh tế công nghiệp: Cơ cấu kinh tế đã từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và ngành thương mại - dịch vụ, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng. Năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 74,3%, tăng 13,7% so với năm 2011; ngành thương mại – dịch vụ chiếm 16,8%, giảm 3,4% so với năm 2011; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 8,9%, giảm 10,3% so với năm 2011.
Thực hiện việc chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh đưa Tiên Du phát triển theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thương mại dịch vụ giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
- Khu vực kinh tế dịch vụ: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2015: 1.038 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch năm. Hệ thống chợ đầu mối và các chợ dân sinh hoạt động đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 5 chợ chính và hàng chục chợ nhỏ lẻ, thu hút hàng nghìn hộ kinh doanh.Toàn huyện hiện có 4.100 hộ kinh doanh cá thể, trong đó: 3.280 hộ kinh doanh tạp hóa, sửa chữa các loại động cơ; 240 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn
uống; 13 cơ sở hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và 567 hộ kinh doanh các dịch vụ khác. Viễn thông, Internet tiếp tục phát triển, chất lượng được đảm bảo. 6 tháng đầu năm 2015 đã phát triển mới 880 thuê bao Internet và My TV nâng tổng số 5.868 thuê bao toàn mạng. Doanh thu Dịch vụ Bưu chính 6 tháng đầu năm 2015: 814 triệu đồng, đạt 84% KH.
4.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Theo số liệu thống kê dân số năm 2015 toàn huyện Tiên Du có 127.775 người với 38.060 hộ, trong đó dân số thành thị có 11.308 người, chiếm 8,85% dân số toàn huyện, dân số nông thôn có 116.467 người, chiếm 91,15% dân số toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện vẫn nằm ở mức cao 1,3%/năm. Mật độ dân số trung bình trên địa bàn huyện tính đến năm 2011 là 1.386 người/km2, cao hơn so với mật độ trung bình chung của tỉnh (1.257 người/km2). Mật độ dân số phân bố không đều giữa các xã và thị trấn, trong đó: thị trấn Lim có mật độ dân số cao nhất với 2.218 người/km2; xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Cảnh Hưng với 932 người/km2.
b. Lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê năm 2015, huyện Tiên Du có 74.978 người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,68% tổng dân số. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng lao động trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong đó, lao động chia theo khu vực nông nghiệp là 16.915 người chiếm 22,56% tổng số lao động, khu vực phi nông nghiệp là 58.063 người chiếm 77,44% tổng số lao động. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, trong những năm gần đây các chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai quyết liệt, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm và đào tạo tay nghề cho người lao động có sự chuyển biến tích cực và hiệu quả, trình độ hiểu biết về kỹ thuật trong thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá ngày được nâng cao, đời sống dân cư từng bước được ổn định và cải thiện. Trong giai đoạn 2011 - 2015, UBND huyện phối hợp với các cơ quan chức năng xuất khẩu 3.015 lao động, giải quyết việc làm cho 18.200 lao động, mở 66 lớp dạy nghề cho 1.652 lao động về các lĩnh vực như: tin học văn phòng, may công nghiệp, nấu ăn, trồng hoa cây cảnh, mây tre đan... Thu nhập bình quân đầu
người theo giá thực tế đạt 46,20 triệu đồng/người/năm tăng 35,20 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.
c. Thu nhập và mức sống.
Mức sống của phần đông nhân dân đã được cải thiện một bước, thu nhập GDP bình quân đầu người tăng dần năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng, vượt kế hoạch 0,9 triệu đồng tăng gần 3 lần so với 2011. Do chuyển đổi cơ cấu trong các thành phần kinh tế phát triển nhanh và tương đối ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, kinh tế tập thể được hỗ trợ và khuyến khích phát triển, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đứng vững và phát triển.
Thực hiện tốt các chức năng dịch vụ phục vụ nông nghiệp và đời sống dân sinh, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, mở thêm một số nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, điện, nước và hoạt động văn hoá được đáp ứng tốt hơn. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 4%.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du
4.1.3.1. Thuận lợi
- Huyện nằm liền kề thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, gần thủ đô Hà Nội, giao thông khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
- Địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, nguồn nước phong phú, độ ẩm tương đối cao cho phép phát triển đa dạng hệ thống cây trồng đặc biệt là có thể bố trí gieo trồng nhiều vụ trong năm.
- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Hệ thống sông ngòi, kênh mương nội đồng, ao hồ và nguồn nước ngầm phong phú đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.3.2. Khó khăn
- Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như hiệu quả lao động đặc biệt là trong việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
- Trong huyện còn có một số vùng trũng thấp ven đê đất bị glây hoá, bị ngập úng thường xuyên nên việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn.
- Môi trường đã bắt đầu có dấu hiệu của sự ô nhiễm, nếu không có giải