Thực trạng quản lý và sử dụng đất của huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 60)

4.2.1. Thực trạng quản lý đất đai

- Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính: Đến nay huyện Tiên Du đã hoàn thành dự án đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính đất dân cư ở các tỷ lệ 1/500, 1/1000 và đất canh tác ở tỷ lệ 1/2000. Kết quả đo đạc địa chính có độ chính xác cao, đã khắc phục được những nhược điểm của bản đồ giải thửa, có đủ cơ sở pháp lý giúp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như quản lý đất đai được thuận lợi, chính xác.

- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định, 5 năm một lần cùng với kiểm kê đất đai; bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã, thị trấn được thực hiện theo tỷ lệ tương ứng, cấp huyện 1/10.000; cấp xã, thị trấn 1/2000, 1/5.000. Bản đồ các cấp đều được thành lập theo công nghệ số.

- Hàng năm căn cứ vào quy hoạch chung của huyện, căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn, các tổ chức, cá nhân để xây dựng kế hoạch sử dụng đất và căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đúng theo trình tự quy định của Nhà nước.

- Việc cho giao đất và thuê đất ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 2806.10 ha, UBND cấp xã sử dụng là 605,44 ha, các tổ chức kinh tế sử dụng là 20,12ha, tổ chức khác sử dụng 1,10 ha, cộng đồng dân cư sử dụng 1.20 ha, UBND cấp xã quản lý 4,40 ha. Đất phi nông nghiệp giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 2166,50 ha, UBND cấp xã sử

dụng là 204,96 ha, tổ chức kinh tế sử dụng 2078,82 ha, Cơ quan đơn vị nhà nước sử dụng 59,42 ha, tổ chức khác sử dụng 203,50 ha, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 59,99 ha, cộng đồng dân cư sử dụng 9,07 ha, còn lại giao cho UBND các cấp quản lý 1171,98 ha và các tổ chức quản lý 763,83 ha.

- Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng các quy định của Pháp luật. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tính đến hết năm 2015 toàn huyện cấp GCNQSD đất ở nông thôn, đã cấp được 106.228 hộ với tổng diện tích đã cấp 289,81 ha, đạt 96,21%. Cấp GCNQSD đất ở đô thị, đã cấp 38.688 hộ, với tổng diện tích đã cấp 768,25 ha, đạt 92,06 %.

- Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện thường xuyên. Hàng năm huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thống kê biến động đất đai, lập biểu thống kê hàng năm. Công tác kiểm kê đất đai đã đáp ứng được nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Vì vậy, năm 2015 huyện đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ đúng Thông tư số 28/2014/TT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Qua kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 9.568,65 ha. Trong đó: Nhóm đất nông nghiệp là 3.575,29 ha, chiếm 37,36% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất phi nông nghiệp là 5.993,36 ha, chiếm 62,61% diện tích đất tự nhiên.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Tiên Du

Năm 2015, huyện Tiên Du đã tiến hành triển khai công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2015. Số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Tiên Du đã được báo cáo lên Ban chỉ đạo tổng kiểm kê cấp tỉnh. Tổng diện tích hành chính của huyện năm 2015 là 9.568,65 ha. Cơ cấu sử dụng đất theo các mục đích như sau:

4.2.2.1. Đất nông nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp là 3575,29 ha, chiếm 37,36% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 huyện Tiên Du

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1. Đất nông nghiệp NNP 3575,29 100,00 1.1 Đất trồng lúa LUA 3029,21 84,73 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 194,34 5,44 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 350,98 9,82 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,76 0,02

Nguồn: UBND Huyện Tiên Du (2016)

4.2.2.2. Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện năm 2015 là 5.993,36 ha, chiếm 62,61% ha diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, an ninh, quốc phòng và đất phát triển hạ tầng.

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015 huyện Tiên Du

STT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Đất phi nông nghiệp PNN 5993,36 100,00 1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 58,88 0,98 2 Đất quốc phòng, an ninh CQP 22,79 0,38 3 Đất an ninh CAN 9,76 0,16 4 Đất công nghiệp SKK 421,95 7,04 5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 497,07 8,29 6 Đất cơ sở sản xuất,vật liệu gốm sứ SKX 86,9 1,45 7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 2,58 0,04 8 Đất danh thắng DDT 2,75 0,05 9 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 13,33 0,22 10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 24,36 0,41 11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 67,34 1,12 12 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng SMN 834,97 13,93 13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2524,71 42,13 13.1 Đất giao thông DGT 1512,52 25,24 13.2 Đất thủy lợi DTL 752,21 12,55 13.3 Đất cơ sở văn hóa DVH 82,27 1,37 13.4 Đất cơ sở y tế DYT 19,26 0,32 13.5 Đất truyền dẫn năng lượng DNL 12,25 0,20 13.6 Đất bưu chính viễn thông DBV 0,41 0,01 13.7 Đất cơ sở giáo dục DGD 103,63 1,73 13.8 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 26,03 0,43 13.9 Đất chợ DCH 16,13 0,27 14 Đất ở đô thị ODT 393,5 6,57 15 Đất ở nông thôn ONT 1025,6 17,11 16 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,87 0,11

4.3. KẾT QUẢ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU GIAI ĐOẠN 2011- 2015 BÀN HUYỆN TIÊN DU GIAI ĐOẠN 2011- 2015

4.3.1. Trình tự, thủ tục đăng ký các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp QSDĐ ở trên địa bàn huyện Tiên Du

Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của HGĐ, cá nhân được quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT, cụ thể như sau: (Hình 4.3).

Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Du (2016)

Hình 4.3. Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp QSDĐ tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Bước 1: Bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho, nhận thế chấp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho, nhận thế chấp nộp một bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC nằm trong UBND huyện. Hồ sơ bao gồm:

Bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp chuẩn bị hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thuộc UBND huyện

Viết giấy biên nhận, hẹn thời gian giao trả

Hướng dẫn HGĐ, cá nhân làm lại

CNVPĐKĐĐ thẩm tra hồ sơ

Trả kết quả (GCNQSDĐ) tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC

Hợp lệ Không hợp lệ

- Giấy tờ về QSDĐ (GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc GCNQSDĐ hoặc GCN quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003).

- Văn bản giao dịch về QSDĐ (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho, hợp đồng thế chấp đối với trường hợp nhận thế chấp);

Cán bộ, viên chức chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả. - Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì cán bộ, viên chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

Bước 3: CNVPĐKĐĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:

- Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa được cấp GCN ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã cấp GCN nhưng chưa có sơ đồ thửa đất hoặc trường hợp chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất;

- Thực hiện thủ tục trình cấp GCN và trao cho người được cấp đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.

Bước 4: Trả kết quả GCN tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC nằm trong UBND huyện theo trình tự sau: Nộp giấy biên nhận Nộp lệ phí (Nếu có) Nhận GCN.

Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp QSDĐ được quy định tại Điều 21 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT là Mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính). Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà phải trích đo địa

chính thửa đất thì thời gian thực hiện TTHC được tăng thêm không quá hai mươi (20) ngày làm việc; trường hợp phải cấp GCN thì thời gian thực hiện TTHC được tăng thêm không quá năm (05) ngày làm việc; trường hợp hồ sơ đăng ký biến động chưa có GCN mà có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai, các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP thì thời gian thực hiện TTHC được tăng thêm không quá ba lăm (35) ngày làm việc. Như vậy, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp tối đa theo quy định là 50 ngày.

Theo số liệu thứ cấp thu thập từ CNVPĐKĐĐ huyện Tiên Du trong giai đoạn 2011 – 2015 huyện Tiên Du đã tiếp nhận 8784 hồ sơ chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp QSDĐ ở; trong đó có 2571 hồ sơ chuyển nhượng, 1100 hồ sơ thừa kế và 963 hồ sơ tặng cho và 4150 hồ sơ thế chấp. Kết quả tiếp nhận hồ sơ về chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ ở trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011 – 2015 được thể hiện chi tiết trong đồ thị 4.1.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Chuyển nhượng 581 472 334 585 599 Thừa kế 244 160 212 233 251 Tặng cho 182 179 150 209 243 Thế chấp 397 467 626 1043 1617 2011 2012 2013 2014 2015

Hình 4.4. Kết quả tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011 – 2015

4.3.2. Kết quả thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011-2015 Tiên Du giai đoạn 2011-2015

Người sử dụng đất được chuyển nhượng QSDĐ nhưng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. HGĐ, cá nhân chuyển nhượng QSDĐ phải thực hiện đăng ký biến động QSDĐ tại CNVPĐKĐĐ.

Khi chuyển nhượng QSDĐ, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm: thuế thu nhập cá nhân (đối với bên chuyển nhượng), lệ phí trước bạ (đối với bên nhận chuyển nhượng) theo quy định tại Thông tư 84/2008/TT- BTC ngày 30/09/2008 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 về lệ phí trước bạ (áp dụng cho các trường hợp chuyển nhượng QSDĐ từ trước ngày 1/9/2011); Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 về lệ phí trước bạ và Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 Hướng dẫn về lệ phí trước bạ (áp dụng cho các trường hợp chuyển nhượng QSDĐ từ ngày 1/9/2011). Ngoài ra, người sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất trong trường hợp nợ thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất (đối với bên chuyển nhượng) và lệ phí địa chính (là khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về địa chính) theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí; lệ phí thẩm định hồ sơ.

Theo số liệu tổng hợp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Du từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa bàn huyện Tiên Du đã tiếp nhận tổng số 2571 hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ ở. Trong đó xã Hoàn Sơn có số trường hợp chuyển nhượng cao nhất với 735 trường hợp, chiếm 28,6% tổng số trường hợp chuyển nhượng QSDĐ ở trên toàn huyện. Xã Tân Chi có số trường hợp chuyển nhượng thấp nhất với số trường hợp chuyển nhượng là 57 trường hợp, chiếm 2,2%. Kết quả tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ ở trên địa bàn huyện Tiên Du được thể hiện chi tiết trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3. Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011 – 2015 Số vụ ( vụ ) Tỷ lệ (%) Số vụ ( vụ ) Tỷ lệ (%) Số vụ ( vụ ) Tỷ lệ (%) Số vụ ( vụ ) Tỷ lệ (%) Số vụ ( vụ ) Tỷ lệ (%) Số vụ ( vụ ) Tỷ lệ (%) 1 TT.Lim 67 11,5 60 12,7 49 14,7 38 6,5 55 9,2 269 10,5 2 X.Cảnh Hưng 20 3,4 12 2,5 8 2,4 7 1,2 15 2,5 62 2,4 3 X.Đại Đồng 44 7,6 25 5,3 18 5,4 44 7,5 67 11,2 198 7,7 4 X.Hiên Vân 18 3,1 9 1,9 13 3,9 17 2,9 20 3,3 77 3,0 5 X.Hoàn Sơn 135 23,2 158 33,5 86 25,7 216 36,9 140 23,4 735 28,6 6 X.Lạc Vệ 26 4,5 19 4,0 17 5,1 22 3,8 28 4,7 112 4,4 7 X.Liên Bão 27 4,6 18 3,8 16 4,8 29 5,0 38 6,3 128 5,0 8 X.Minh Đạo 13 2,2 8 1,7 6 1,8 17 2,9 21 3,5 65 2,5 9 X.Nội Duệ 24 4,1 17 3,6 14 4,2 26 4,4 15 2,5 96 3,7 10 X.Phật Tích 84 14,5 75 15,9 52 15,6 66 11,3 75 12,5 352 13,7 11 X.Phú Lâm 59 10,2 32 6,8 22 6,6 53 9,1 65 10,9 231 9,0 12 X.Tân Chi 16 2,8 7 1,5 5 1,5 11 1,9 18 3,0 57 2,2 13 X.Tri Phương 20 3,4 14 3,0 15 4,5 18 3,1 19 3,2 86 3,3 14 X.Việt Đoàn 28 4,8 18 3,8 13 3,9 21 3,6 23 3,8 103 4,0 581 100,0 472 100,0 334 100,0 585 100,0 599 100,0 2571 100,0 Năm 2015 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số STT Xã, thị trấn Năm 2011 Năm 2012 Tổng cộng

Nguồn: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Tiên Du (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)