Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 58)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Trong những năm qua, diện tích đất nơng

nghiệp của huyện đã được khai thác đưa vào sử dụng ngày càng có hiệu quả. Cơ chế, chính sách đầu tư cho nơng nghiệp được quan tâm. Cơ cấu giống lúa, và diện tích cây màu có giá trị cao được mở rộng. Năng suất, chất lượng cây trồng được nâng lên rõ rệt. Cơ cấu trong nội bộ ngành nơng nghiệp có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Khu vực kinh tế công nghiệp: Cơ cấu kinh tế đã từng bước có sự chuyển

dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và ngành thương mại - dịch vụ, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng. Năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 74,3%, tăng 13,7% so với năm 2011; ngành thương mại – dịch vụ chiếm 16,8%, giảm 3,4% so với năm 2011; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 8,9%, giảm 10,3% so với năm 2011. Thực hiện việc chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh đưa Tiên Du phát triển theo hướng Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và thương mại dịch vụ giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

- Khu vực kinh tế dịch vụ: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2015: 1.038 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch năm. Hệ thống chợ đầu mối và các chợ dân sinh hoạt động đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 5 chợ chính và hàng chục chợ nhỏ lẻ, thu hút hàng nghìn hộ kinh doanh.Tồn huyện hiện có 4.100 hộ kinh doanh cá thể, trong đó: 3.280 hộ kinh doanh tạp hóa, sửa chữa các loại động cơ; 240 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn

uống; 13 cơ sở hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và 567 hộ kinh doanh các dịch vụ khác. Viễn thông, Internet tiếp tục phát triển, chất lượng được đảm bảo. 6 tháng đầu năm 2015 đã phát triển mới 880 thuê bao Internet và My TV nâng tổng số 5.868 th bao tồn mạng. Doanh thu Dịch vụ Bưu chính 6 tháng đầu năm 2015: 814 triệu đồng, đạt 84% KH.

4.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Theo số liệu thống kê dân số năm 2015 tồn huyện Tiên Du có 127.775 người với 38.060 hộ, trong đó dân số thành thị có 11.308 người, chiếm 8,85% dân số tồn huyện, dân số nơng thơn có 116.467 người, chiếm 91,15% dân số tồn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện vẫn nằm ở mức cao 1,3%/năm. Mật độ dân số trung bình trên địa bàn huyện tính đến năm 2011 là 1.386 người/km2, cao hơn so với mật độ trung bình chung của tỉnh (1.257 người/km2). Mật độ dân số phân bố không đều giữa các xã và thị trấn, trong đó: thị trấn Lim có mật độ dân số cao nhất với 2.218 người/km2; xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Cảnh Hưng với 932 người/km2.

b. Lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê năm 2015, huyện Tiên Du có 74.978 người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,68% tổng dân số. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng lao động trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong sản xuất nơng, lâm nghiệp. Trong đó, lao động chia theo khu vực nông nghiệp là 16.915 người chiếm 22,56% tổng số lao động, khu vực phi nông nghiệp là 58.063 người chiếm 77,44% tổng số lao động. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, trong những năm gần đây các chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai quyết liệt, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm và đào tạo tay nghề cho người lao động có sự chuyển biến tích cực và hiệu quả, trình độ hiểu biết về kỹ thuật trong thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá ngày được nâng cao, đời sống dân cư từng bước được ổn định và cải thiện. Trong giai đoạn 2011 - 2015, UBND huyện phối hợp với các cơ quan chức năng xuất khẩu 3.015 lao động, giải quyết việc làm cho 18.200 lao động, mở 66 lớp dạy nghề cho 1.652 lao động về các lĩnh vực như: tin học văn phịng, may cơng nghiệp, nấu ăn, trồng hoa cây cảnh, mây tre đan... Thu nhập bình quân đầu

người theo giá thực tế đạt 46,20 triệu đồng/người/năm tăng 35,20 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.

c. Thu nhập và mức sống.

Mức sống của phần đông nhân dân đã được cải thiện một bước, thu nhập GDP bình quân đầu người tăng dần năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng, vượt kế hoạch 0,9 triệu đồng tăng gần 3 lần so với 2011. Do chuyển đổi cơ cấu trong các thành phần kinh tế phát triển nhanh và tương đối ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, kinh tế tập thể được hỗ trợ và khuyến khích phát triển, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đứng vững và phát triển.

Thực hiện tốt các chức năng dịch vụ phục vụ nông nghiệp và đời sống dân sinh, nhiều ngành nghề truyền thống được khơi phục, mở thêm một số nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, điện, nước và hoạt động văn hoá được đáp ứng tốt hơn. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)