4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Giao Thủy
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện phát triển tương đối toàn diện và có dấu hiệu vững chắc. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện tương
đối rõ và đúng hướng, nông nghiệp có xu hướng giảm, công nghiệp xây dựng, dịch vụ có chiều hướng tăng. Đây là sự chuyển biến tích cực, đã khai thác tốt lợi thế, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Bảng 4.2. Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2012 - 2016
Chỉ tiêu Năm Tốc độ TTKT(%) 2012 – 2016 ĐVT 2012 2014 2016 1. GTSX (giá 2010) Tỷđồng 4.811,498 5.908,071 6.404,26 11,8 - Nông, lâm, thủy sản Tỷđồng 2.082,553 2.227,162 2.396,828 4,8 - Công nghiệp, xây dựng Tỷđồng 1.063,569 1.392,929 1.322,432 14.6 - Dịch vụ Tỷđồng 1.665,376 2.287,980 2.685,00 14.2 2. GDP bình quân đầu người Tr.đ/ng 17,65 24,16 29,43
3. Cơ cấu kinh tế
- Nông, lâm, thủy sản % 43,6 39,0 37,43 - Công nghiệp, xây dựng % 16,5 19,1 20,65
- Dịch vụ % 39,9 41,9 41,92
Nguồn: Báo cáo tính hình kinh tế xã hội của các năm Qua bảng 4.2 cho thấy, việc đấy mạnh phát triển CN – TTCN – XD, việc xây dựng mở rộng các khu du lịch, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế huyện tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế, co cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực.
+ Cơ cấu kinh tế ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 43,6% năm 2012 xuống còn 37,43% năm 2016.
+ Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 16,5% lên
20,65% năm 2016
4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê đến hết ngày 31/12/2016, dân số toàn huyện 190.587 người. Tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động tăng dần qua các năm, cụ thểđược thể hiện qua bảng 4.3
Bảng 4.3. Dân số và lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 2012 - 2016
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 2014 2016 1 Tổng số nhân khẩu Người 189.006 190.291 190.587 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,11 0,12 0,13 3 Tổng số người trong độ tuổi LĐ có khả năng LĐ Người 109.406 114.547 114.593 Tổng số lao động có việc làm trong năm Người 100373 113.024 113.116 + Lao động nông nghiệp Người 78809 78.441 78.425 + Lao động phi nông nghiệp Người 21564 34.583 34.681 - Số LĐđược tào tạo trong năm Người 2350 2596 3716 - Tỷ lệ LĐđã qua đào tạo % 30,5 32,68 38,26 - Cơ cấu lao động % 100 100 100 + Nông, lâm, thủy sản % 72,03 71,11 69,33 + CN – XD % 16,23 16,19 16,24 + DV % 11,74 12,69 14,43 4 Tổng số hộ Hộ 57523 60.554 61.459 - Tỷ lệ hộ nghèo % 5,43 3,32 3,86 - Số hộ thoát nghèo trong năm Hộ 1213 753 545 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Giao Thủy Trong cân đối lao động xã hội, toàn huyện có 114.593 người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, chiếm 60,13% dân số toàn huyện. Lực lượng lao
động được đào tạo trong năm càng tăng thông qua việc mở các trung tâm dạy nghề, các công ty sản xuất kinh doanh.
Trong cơ cấu lao động của huyện năm 2016, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao 69,33% tổng số người trong độ tuổi LĐ có khả
năng LĐ, lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 16,24%, lao
động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 14,43%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần lao động khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp nhưng tốc độ chuyển dịch khá chậm.
Nhìn chung, nguồn lao động của huyện dồi dào, đáp ứng như cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong tương lai huyện cần có chính sách phát triển ngành nghề nhằm tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện tương đối thuận lợi cho vận chuyển giao lưu kinh tế trong và ngoài huyện. Cụ thể các tuyến đường, diện tích, mật độđược thể hiện ở bảng 4.4
Bảng 4.4. Hệ thống giao thông đường bộ huyện Giao Thủy
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 23.775,62
Tổng chiều dài đường bộ Km 1.051,625 100 1 Đường quốc lộ, tỉnh lộ Km 46,405 4,41 1.1 Quốc lộ 37B Km 14,83 1,41 1.2 Đường 489B Km 5,475 0,52 1.3 Đường 489 Km 26,1 2,48 2 Đường huyện Km 19 1,81 2.1 Đường Tiến Hải Km 10,5 0,1 2.2 Đường Bình Xuân Km 8,5 0,81 3 Đường xã Km 306,27 29,12
4 Đường liên thôn Km 679,95 64,66
Mật độ giao thông đường bộ Km/km2 4,42
Nguồn: Phòng Công thương huyện Giao Thủy * Đường bộ
- Quốc lộ:
Trên địa bàn huyện Giao Thủy có đường Quốc lộ 37B đi qua dài gần 14,83 km từđầu cầu Hà Lạn (xã Giao Thịnh) đến cống Cồn Nhất hiện nay đã được nâng cấp cải tạo, theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
- Tỉnh lộ:
+ Đường 489B: Chiều dài 5,475 km. Điểm đầu là cầu Thức Khóa điểm cuối là bãi tắm Quất Lâm đường có B nền = 9m, B mặt = 6m, đoạn qua thị trấn Quất Lâm
được xây dựng theo quy hoạch B nền = 18m, B mặt = 11m, tuyến đường được đầu tư
nâng cấp từ năm 2008 đến nay mặt đường chất lượng trung bình.
+ Đường 489:Chiều dài 26,1 km. Điểm đầu cầu Nam Điền B, điểm cuối nhà môi trường, đường hiện tại cấp 4 đồng bằng gồm 4 đoạn như sau:
Đoạn km 9+350 đến km 16+650 (cầu Nam Điền đến thị trấn Ngô Đồng) có chiều dài 7.3km, B nền = 9-10m, B mặt = 8m. Tuyến đường mới được thi công, quy mô đường cấp IV đồng bằng.
Đoạn km 16+650 đến km 17+950 đoạn qua thị trấn Ngô Đồng có chiều dài 1.3 km tiêu chuẩn thiết kế theo quy hoạch B mặt = 10,5m, vỉa hè 4x2m. Tuyến
đường mới được thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Đoạn từ km 18 – km 27 (thị trấn Ngô Đồng đến chân đê Giao An) có chiều dài 9km, mặt đường B mặt = 7,5m, B nền = 9 – 9,5m. Tuyến đường mới được thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Đoạn từ km 35 (cầu chân đê Giao An đến Nhà môi trường) có chiều dài là 8,8km có B nền = 5,5m, B mặt = 3,5. Tuyến đường này đang được nâng cấp và xây mới, nhưng do không được cấp vốn kịp thời nên dự án triển khai rất chậm, hiện nay mới thi công được khoảng 40% khối lượng. Tuy nhiên, đoạn từ cầu chân đê Giao An đến ngã ba Giao Thiện (đoạn đê TW) chưa được đầu tư nâng cấp cải tạo, đoạn này có mặt cắt ngang hẹp nên chưa đáp ứng được dự án phát triển giao thông và các mục tiêu kinh tế xã hội trong những năm tới.
- Huyện lộ:
+ Đường Tiến Hải: Có chiều dài 10,5km, điểm đầu là dốc Hoành Nha, điểm cuối là cầu Tiền Lang (chân đê Giao Hải).
Đoạn dốc Hoành Nha đến cầu Chợ Vòm (xã Giao Nhân) có chiều dài 3,4km
đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng B mặt = 5,5m, B nền = 7,5m. Hiện nay trên tuyến còn 3 cầu, cống chưa được xây dựng đồng bộ (cống Hoành Tam A, cống Hoành Thu, cầu Bà Mót), nền mặt đường đã bị xuống cấp.
Đoạn cầu Chợ Bể đến cầu Tiền Lang dài 7.1km đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng có B mặt = 5,5m, B nền = 7,5m, hiện nay trên tuyến còn 1 cầu chưa được xây dựng đồng bộ (cầu Vòm).
+ Đường Bình Xuân:Có chiều dài 8,5km, điểm đầu là cầu Diêm (nút giao với
chuẩn đường cấp V đồng bằng, B mặt = 5,5m, B nền = 7,5m. Tuy nhiên, trên tuyến còn cầu Diêm chưa được nâng cấp cải tạo dẫn đến không khai thác hết khả năng của tuyến đường.
- Đường trục xã, liên xã: Chiều dài 306,27km. Trong đó đường nhựa và bê tông xi măng là 262,059 km (đạt 85,6%); còn lại là đường cấp phối. Hiện tại 60% mặt đường đã bị xuống cấp cần được duy tu sửa chữa. Đến nay, tuyến đường Thiện Hải - Thanh Hương đang được nâng cấp cải tạo, đường Giao Yến – Bạch Long đã
được nâng cấp xong.
- Đường thôn xóm:Có chiều dài 679,95km, đường nhựa và bê tông xi măng là 581,193km. Chất lượng mặt đường tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của các phương tiện nhỏ.
* Đường thủy: Giao Thủy có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và Sông Sò với chiều dài 26 km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông, kênh mương nội đồng tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy phân bốđều khắp trên địa bàn huyện tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp.
b. Thủy lợi
Các công trình thủy lợi của huyện khá hoàn chỉnh, hệ thống sông, đê biển
đang được bổ sung tu sửa và nâng cấp.
Hệ thống thủy nông của toàn huyện được quy hoạch và từng bước điều chỉnh phân bổ, bổ sung để đáp ứng với nhu cầu tưới tiêu của sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, thâm canh tăng vụ. Hệ thống dòng chảy khá dày, hiện có 123 km kênh cấp I (sông Cống Giữa – Hoành Thu), 272 km kênh cấp II, 613 kênh cấp III.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 27 cống dưới đê trong đó có 5 cống được xây dựng mới là cống Đại Đồng, cống Hoành Đông, cống 8B, cống Thanh Niên, cống Mộc Giang đạt tiêu chuẩn. Huyện đã triển khai dự án thủy lợi đông Giao Thủy, dự án thủy lợi Cồn Ngạn, dự án Sông Sò, cứng hóa mặt đê Hữu Hồng, nâng cấp kè đê biển.
c. Các công trình công cộng
- Giáo dục: Thực hiện xã hội hóa giáo dục, trong những năm qua huyện Giao Thủy đã chú trọng đến công tác giáo dục với các loại hình đào tạo phong phú, đồng thời từng bước nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất với 100% số xã có trường học cao
tầng (2 - 3 tầng), nhiều địa phương đã xây dựng 2 đến 3 trường cao tầng, toàn huyện có 90% phòng học, kiên cố, khuôn viên đất đai trường học đã được mở rộng.
- Y tế: Toàn huyện có 26 cơ sở khá chữa bệnh, trong đó có 3 cơ sở là bệnh viện và phòng khám Đa khoa. Mạng lưới y tế cơ sở tương đối hoàn chỉnh đáp ứng kịp thời việc khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân.
- Văn hóa, xã hội, thể thao: Các công trình văn hóa – thể thao từ huyện đến xã đã có quy hoạch. Hầu hết các xã đã hình thành khu trung tâm kinh tế - văn hóa. Huyện đã xây dựng hệ thống Nhà văn hóa từ huyện xuống xã, thôn, đảm bảo đáp
ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần cho người dân trên địa bàn.
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy