đất đai
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, tăng cường chỉ đạo giám sát việc cụ
thể hóa trình tự thủ tục và cải cách hành chính trong công tác thực hiện quyền của người sử dụng đất. Đặc biệt các thủ tục hành chính về dân sự (thừa kế, tặng cho, giao dich dân sự) cần được tiếp tục hoàn thiện và đơn giản hóa các thủ tục, nâng ca sự phối hợp giữa các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lơi để người dân thực hiện việc kê khai, đăng ký quyền của người sử dụng đất tại cơ quan chức năng.
Thực hiện đúng quy định về cơ chế quản lý, trình tự, thủ tục hành chính thực hiện các quyền của người sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản trên địa bàn huyện.
Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất với bộ phận địa chính ở xã và với cơ quan thuế nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ
- Theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ
sung một sốđiều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các Nghị định về thuế thì thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản chỉ áp dụng một cách tính là 2% trên giá chuyển nhượng đối với bất động sản.
- Riêng ngành thuế, nên nhanh chóng đầu tư công nghệ kỹ thuật để xác nhận thông tin nhà ở, đất ở duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Không thể ban hành quy
định miễn thuế cho thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất trên lãnh thổ
Việt Nam, nhưng thực hiện lại không có cách xác nhận sự duy nhất này và chỉ trông chờ vào ý thức tự giác của cả một cộng đồng.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Huyện Giao Thuỷ là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, có
đường Tỉnh lộ 489, đường Quốc lộ 37B chạy qua cùng với hệ thống Sông Hồng đi qua địa bàn huyện, ngoài ra huyện Giao Thủy còn nằm trong hành lang trọng điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện quan trọng để Giao Thủy phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với việc phát triển kinh tế - xã hội. khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế. Đứng trước những thay đổi của tốc độ đô thị hóa và lượng dân số ngày càng tăng... đã kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng.
2. Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước vềđất đai trên địa bàn huyện Giao Thủy ngày càng được hoàn thiện và đạt được những kết quả tích cực. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các hộ gia
đình, cá nhân và các tổ chức được thực hiện qua các năm theo kế hoạch sử dụng đất
được xét duyệt. Toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện đã được giao cho các đối tượng sử dụng, cụ thể như sau: UBND xã quản lý 2307.77 ha; tổ chức kinh tế sử
dụng 425.39 ha; cơ quản, đơn vị nhà nước sử dụng 4328.12 ha; các tổ chức sự
nghiệp công lập 1134.17 ha; Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo 117.77 ha; tổ chức khác sử dụng 0.45 ha; hộ gia đình và cá nhân sử dụng 11.191,47 ha; Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 2939.02 ha.
3. Trong giai đoạn 2012 - 2016, các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất ở
trên địa bàn huyện Giao Thủy diễn ra thường xuyên, trong đó có 2022 giao dịch chuyển nhượng, 2610 giao dịch tặng cho, 205 giao dịch thừa kế và 13.516 giao dịch thế chấp. Số lượng các giao dịch đều tăng từ 2012 đến năm 2013, giai đoạn 2013- 2014 số lượng giao dịch ở tất cả các quyền đều giảm. Năm 2015 số lượng giao dịch
ở tất cả các quyền đều tăng. Năm 2016 số lượng giao dịch giảm. Bên cạnh những trường hợp chuyển quyền đã được đăng ký với cơ quan Nhà nước thì trên địa bàn huyện Giao Thủy còn tồn tại nhiều trường hợp giao dịch chuyển quyền chưa thực hiện đăng ký.
Công tác chuyển quyền sử dụng đất ở tại huyện Giao Thủy đã tạo được niềm tin đối với người sử dụng đất nhằm từng bước khuyến khích họ tự nguyện đăng ký giao dịch về quyền sử dụng đất. Về thủ tục thực hiện các quyền, đã có trên 50% số
tục thực hiện quyền được đánh giá là đúng hẹn và nhanh chóng chiếm tới trên 70%, riêng thời gian hoàn thành thủ tục thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất là 100%. Chất lượng của các giao dịch quyền sử dụng đất được nâng lên về chất lượng, tiết kiệm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong giao dịch đất đai nói chung và chuyển quyền sử dụng đất nói riêng. Thông qua đó, cá nhân và hộ gia đình thúc đẩy giao lưu dân sự, có thể khai thác tối đa các lợi ích thu được từ đất, bảo vệ và sử
dụng đất hợp lý, tiết kiệm.
4. Các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền sử
dụng đất tại huyện Giao Thủy bao gồm 03 nhóm giải pháp bao gồm: giải pháp tuyên truyền và phổ biến pháp luật; Giải pháp về tổ chức quản lý, tuyên truyền thực hiện các quyền sử dụng đất; Đẩy mạnh công tác cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
5.2. KIẾN NGHỊ
- Cần có những nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá một cách đầy đủ các quyền của người sử dụng đất (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và góp vốn quyền sử dụng đất trên địa huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
- Cần có chính sách thuế hợp lý phù hợp với thu nhập của người sử dụng đất
để họ thực hiện tốt quyền của mình theo quy định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2012 tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai.
2. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của ngành Tài nguyên và môi trường. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993). Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
khóa VII. NXB Chính trị quốc gia.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia.
6. Diệu Linh (2011). Khái quát về tình hình sử dụng đất của Hàn Quốc. Truy cập ngày 07/12/2016 tại http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=137.
7. Đinh Dũng Sỹ (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân vềđất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị. Tạp chí nhà nước và Pháp luật. 8. Nguyễn Đình Bồng (2006). Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay. Hội thảo Khoa học thị trường bất động sản: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.
9. Nguyễn Đình Bồng (2010). Giáo trình Hệ thống pháp luật đất đai và thị trường BĐS. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
10. Nguyễn Đình Bồng (2014). Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam.
11. Nguyễn Minh Hoàn (2013). Sự thay đổi chính sách từ quốc hữu hóa đến thị trường hóa đất đai ở Trung Quốc. Tạp chí Lý luận chính trị.6: 89-93.
12. Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình thị trường bất động sản. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1987). Luật Đất đai năm 1987. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992). Hiến pháp năm 1992. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1998). Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đất đai năm 1993. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001). Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đất đai năm 1993. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm 2003. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2007). Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013a). Hiến pháp năm 2013. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013b). Luật Đất đai năm 2013. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014). Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các Luật về thuế. Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015). Bộ Luật Dân sự năm 20155. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
23. Thu Thủy (2011). Hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện. Truy cập ngày 07/12/2016 tại http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4442.
24. Trần Tú Cường (2012). Báo cáo tổng kết khoa học, đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và môi trường, 300 tr.
PHỤ LỤC Phụ lục 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Giao Thủy Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã 2016 Năm Cơ(%) cấu Tổng diện tích đất tự nhiên 23.775,63 100 1 Đất nông nghiệp NNP 16.615,66 69,89 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.181,06 38,62 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.722,15 3,.48 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.498,57 31,54 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 223,58 0,94 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.458,91 6,14 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.776,52 7,47 1.2.1 Đất rừng phòng hộ RPH 722,91 3,04 1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 1.053,61 4,43 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5.116,01 21,52 1.4 Đất làm muối LMU 451,89 1,90 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 90,18 0,38
2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.396,77 26,90
2.1 Đất ở OTC 1.200,46 5,05
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.122,7 4,72
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 77,76 0,33
2.2 Đất chuyên dùng CDG 4.207,66 17,68
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 26,03 0,11
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 15,57 0,06
2.2.3 Đất an ninh CAN 7,79 0,03
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 84,12 0,35
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 170,06 0,71
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 3.904,09 16,42
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 47,73 0,20
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 27,56 0,12
2.5
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng NTD 127,68 0,54
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 682,62 2,87
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 85,56 0,36
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 17,5 0,07