Chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 85 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên

Giảng viên là nhân tố quyết định CLGD. Để đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại, người giảng viên đại học nói chung và giảng viên các trường cao đẳng/đại học khối kỹ thuật - công nghệ ứng dụng nói riêng phải có những hiểu biết sâu sắc những kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm sư phạm và và cần phải có những hiểu biết, kỹ năng tư duy kỹ thuật, tư duy sáng tạo. Do đó việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về khoa học tư duy nói chung và tư duy kỹ thuật, tư duy sáng tạo nói riêng cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng là điều quan trọng và cấp bách. Đội ngũ giảng viên không những phải đủ về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng.

Cơ cấu đội ngũ giảng viên của trường

Đội ngũ giảng viên của trường bao gồm giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng: 276 người (7 Tiến sỹ, 136 Thạc sỹ, 133 Đại học)

- Giảng viên cơ hữu có 225 người, trong đó có 88 nam chiếm tỷ lệ 40%, 137 nữ chiếm tỷ lệ 60%. giảng viên có tuổi đời tương đối trẻ, 109 giảng viên có độ tuổi dưới 30 chiếm 50,8%, 84 giảng viên có tuổi đời từ 31 đến 40 chiếm 37,9%, giảng viên có tuổi đời từ 41 trở lên là 32 người chiếm 11,3%.

Giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ là 143 người chiếm 51,8%, đại học 133 người chiếm 48,2%

Giảng viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng, tốt nghiệp các trường sư phạm hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm nhưng hiện còn một số giảng viên chưa qua bồi dưỡng sư phạm. Nhà trường cũng nhận thấy đây là lực lượng giảng viên có tiềm năng nên xác định việc nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức, thông tin cho đội ngũ giảng viên là rât quan trọng, góp phần rất lớn để nâng cao chất lượng của Trường.

Nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, trình độ sư phạm cho đội ngũ giảng viên vào các dịp hè.

- Giảng viên thỉnh giảng gồm những giảng viên có trình độ chuyên môn được nhà trường mời giảng dạy theo môn học, theo chuyên đề.

Ngoài ra, trường còn sử dụng một đội ngũ là những công nhân có tay nghề cao, cán bộ quản lý tổ sản xuất, cán bộ kỹ thuật của trung tâm sản xuất dịch vụ và công ty cổ phần trực thuộc trường hướng dẫn kỹ năng thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp cho HSSV khi thực tập cuối khoá.

Chất lượng giảng viên

Để đánh giá được chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường, học viên khảo sát qua phiếu thăm dò trên hai nhóm đối tượng HSSV đang học năm cuối tại trường và HSSV đã tốt nghiệp (cựu HSSV).

Kết quả khảo sát mức độ đánh giá trên của HSSV đang học cũng như HSSV đã tốt nghiệp đối với đội ngũ giảng viên cho thấy các em đa số đều nhất trí là đội ngũ giảng viên của trường vững trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, nhiệt tình, tâm huyết với HSSV (mức Hài lòng & rất hài lòng chiếm gần 50%). Tuy nhiên đánh giá về kinh nghiệm thực tế của giảng viên còn hạn chế thể hiện ở tỉ lệ không hài lòng là 2,7% nên khó khăn trong việc dẫn dắt ứng dụng thực tế cho học sinh, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Kết quả đánh giá được thể hiện qua bảng 4.12.

Bảng 4.12. Đánh giá của HSSV về đội ngũ giảng viên

1 Đội ngũ giảng viên

Không hài lòng (người) Tỉ lệ (%) Bình thường (người) Tỉ lệ (%) Hài lòng (người) Tỉ lệ (%) Rất hài lòng (người) Tỉ lệ (%)

1.1 Chuyên môn, kinh nghiệm thực tế của giảng viên

5 2,7 93 49,5 82 43,6 8 4,3

1.2

Phương pháp giảng dạy của giảng viên

nói chung 1 0,5 90 47,9 89 47,3 8 4,3

1.3 Sự nhiệt tình, tâm huyết giảng dạy của giảng viên

0 0,0 85 45,2 90 47,9 13 6,9

Phương pháp giảng dạy của giảng viên

Trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp giảng dạy lấy người học là trung tâm, phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên đánh giá chung, đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình (chiếm 90%). Một số học phần có sử dụng thêm phương pháp thảo luận nhóm, qua đó HSSV cũng đã rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình.

Đối với các môn thực hành, các giảng viên đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy như: sử dụng video hướng dẫn trong các bài thực hành, thực hành trên sản phẩm của khách hàng đã góp phần nâng cao hiệu quả giờ thực hành của học sinh.

Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, giảng viên của trường còn nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học nên quá trình học thường rất ít hoặc không sử dụng hệ thống phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 85 - 87)