Mục tiêu, phương hướng phát triển của trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 52 - 54)

Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đứng vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tính đến giữa tháng 12 năm 2016, giá trị xuất khẩu hàng dệt, may vào khoảng 28,5 tỷ USD; chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 15% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm trở lại đây của toàn ngành vẫn giữ ở mức cao là 16,4% đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.

Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác.

Quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia thiết kế mẫu mốt và công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành”, “nâng cao năng lực cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu”. Trên thế giới, toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng đã làm cho các nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào nhau như một thể thống nhất. Tiếp tục diễn ra quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng các nước đang phát triển, dân số đông sẽ sản xuất

các mặt hàng cần thu hút nhiều nhân công lao động và giá nhân công cạnh tranh. Cạnh tranh về giá lao động mang tính toàn cầu do sự cạnh tranh về giá thành sản phẩm gây ra. Cạnh tranh về chất lượng lao động càng gay gắt hơn, bao gồm cạnh tranh về kiến thức, kỹ năng, ý thức lao động công nghiệp, sự trung thành với tổ chức. Việc đào tạo được nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ cho đầu tư, tạo lợi thế cạnh tranh cơ bản cho quốc gia. Để giúp cho ngành dệt may có đủ sức cạnh tranh và phát triển trên thị trường thế giới, Bộ Công Thương, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tập trung vào đầu tư công nghệ, thiết bị, song song là đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề.

Với những kinh nghiệm đã có cùng sự nỗ lực phát triển, ngày 04 tháng 6 năm 2015 trường được nâng cấp lên thành trường Đại học theo Quyết định số 769/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường đào tạo đa ngành nghề mà trọng tâm là các ngành phục vụ sự phát triển của ngành dệt may. Chất lượng đào tạo là vấn đề nhà trường quan tâm hàng đầu. Hàng năm, trường đều đầu tư trang thiết bị hiện đại, các phần mềm tiên tiến ứng dụng vào giảng dạy, học tập song song với đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo. Xác định được vấn đề này, lãnh đạo trường đã đầu tư các phòng học thực hành, phần mềm thi kiểm tra, thành lập trung tâm đảm bảo chất lượng mà khâu then chốt là quản lý các hoạt động đào tạo.

Mục tiêu tổng quát: Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có đạo đức,

có sức khoẻ, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp chuyên sâu, có niềm đam mê nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, có khả năng thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:

- Đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, tạo điều kiện học tập suốt đời cho người học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cốt lõi cho ngành dệt may và các ngành công nghiệp khác.

- Đổi mới cơ chế quản lý, chương trình, nội dung, hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy; nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong thực tế sản xuất của đội ngũ giảng viên, hiện đại hoá CSVC; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo nhằm tạo môi trường đào tạo mang tính chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo, giúp người học phát triển toàn diện nhân cách và chuyên môn.

- Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, tăng cường gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động, gắn đào tạo với thực tế sản xuất, công nghệ.

Công đoàn trường

Ban

nghiên cứu thời trang

Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên

Ban NC công nghệ Dệt May Ban NC thiết bị Dệt May Ban nghiên cứu khoa học quản lý Dệt May Ghi chú: Đảng uỷ Các phân hiệu

Khoa Khoa học cơ bản

Khoa Kinh tế Hội đồng trường Khoa Cơ khí Phòng Đào tạo Phòng Kế hoạch vật tư : Lãnh đạo :Phối hợp :Tư vấn Hội đồng Khoa

học & Đào tạo Hội đồng tư vấn

Ban giám hiệu

Khoa Điện-Điện tử

Khoa Thời trang

Khoa Công nghệ may

Khoa Mác Lênin

Khoa công nghệ Sợi Dệt

Khoa Tin học-NN Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Tài chính kế toán Phòng Thanh tra GD Phòng Quân sự Bảo vệ Phòng tuyển sinh & QH doanh nghiệp

Phòng khoa học & hợp tác QT

Phòng công tác chính trị & HSSV

TT Thực hành Dệt

TT Thực hành May

TT công nghệ thông tin & truyền thông

TT Thông tin thư viện TT Đào tạo Quốc tế TT Đảm bảo chất lượng TT TH Cơ khí – Điện TT Ứng dụng & chuyển giao công nghệ Các phòng thí nghiệm Xưởng trường Trung tâm Sản xuất Dịch vụ

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyên môn và chuyển giao công nghệ mang tính ứng dụng cao cho ngành dệt may và các ngành kinh tế khác.

- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 52 - 54)