Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 61 - 62)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thống kê, mổ tả sử dụng ở đây chủ yếu là thông qua các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mô tả tình hình cơ bản của trường, mô tả các hoạt động đào tạo, chất lượng đào tạo. Các số liệu sử dụng trong mô tả bao gồm các số tuyệt đối và tương đối.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân

tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

- So sánh số tương đối

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần như:

- So sánh chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thực tuyển của trường trong thời gian qua từ năm 2013-2016.

- So sánh KQHT của HSSV tỉ lệ HSSV giỏi, khá, trung bình khá, yếu và kém giữa các khóa, các năm học từ 2013-2016 so với mục đích đạt chuẩn.

- So sánh kết quả tốt nghiệp của HSSV giữa các năm 2015,2016 để đánh giá chất lượng đào tạo của trường trong các năm.

- So sánh thời gian HSSV xin được việc làm, mức lương và tỉ lệ làm đúng ngành, trái ngành sau khi tốt nghiệp giữa các ngành học, các khóa học so với mức chung của trường.

- So sánh trình độ, độ tuổi, trình độ thâm niên, số lượng của giảng viên giữa các ngành học, các năm học của trường so với tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo.

- So sánh CSVC của trường giữa các năm học so với đạt chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 61 - 62)