Tổng quan tài liệu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 47 - 50)

- Nguyễn Thị Lan (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

Nội dung nghiên cứu của đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà.

Các kết luận chính của đề tài

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo: Chất lượng đội ngũ giảng viên; Nội dung, chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo; Công tác tuyển sinh đầu vào; CSVC của Nhà trường; Tổ chức quản lý đào tạo.

+ Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo như sau: Giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo, Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, Giải pháp về chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, Giải pháp cho công tác xây dựng CSVC, Xây dựng mối liên hệ trong đào tạo giữa Nhà trường với Doanh nghiệp.

- Nguyễn Thị Bích Diệp (2014), Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Thống kê Bộ Kế hoạch đầu tư, luận văn thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Thống kê Bộ Kế hoạch đầu tư.

Các kết luận chính của đề tài

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo: Công tác xác định nhu cầu đào tạo, chương trình đào tạo, công tác tổ chức và quản lý đào tạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên.

+ Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tác giả đề xuất như sau: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; Bổ sung đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Nâng cao chât lượng chương trình đào tạo, Đổi mới các nội dung của công tác đào tạo; Tăng cường CSVC phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Giải pháp về người học và Các giải pháp đồng bộ khác như: Giải pháp về tài chính tiền lương; Giải pháp về khoa học công nghệ; Giải pháp phát triển công nghệ thông tin; Giải pháp về hợp tác quốc tế.

- Phan Thị Phương (2014), Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Cơ khí tại Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

tại Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình. Các kết luận chính của đề tài

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo: Cơ chế chính sách của Nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo và quá trình đào tạo, các nhân tố về quá trình đào tạo bao gồm: kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, phân công giảng viên. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề: công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy, công tác quản lý đào tạo, trang thiết bị, CSVC cho dạy nghề, mối quan hệ giữa trường với doanh nghiệp.

+ Xuất phát từ những yếu tố ảnh hưởng trên, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo như sau: Đổi mới công tác tuyển sinh; Đổi mới nội dung chương trình đào tạo; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề; Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên dạy nghề; Nâng cao công tác giáo dục ý thức và thái độ nghề nghiệp cho học sinh, tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC phục vụ hoạt động dạy và học của nhà trường, tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa trường với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Vũ Thị Trang (2015), Nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.

Các kết luận chính của đề tài

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường bao gồm: Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên; Chương trình đào tạo; Công tác quản trị trường; CSVC và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập; Mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp; Chất lượng tuyển sinh đầu vào.

+ Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đưa ra: Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; Tiếp tục xây dựng và đổi mới nội dung chương trình đào tạo; Đẩy mạnh công tác quản trị trường (công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, quản lý giáo dục sinh, tăng cường số lượng giáo viên chủ nhiệm); Tăng cường đầu tư CSVC và các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập; Tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng đầu vào và xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 47 - 50)