Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học ở Nhật Bản,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 40 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học ở Nhật Bản,

Nhật Bản, Hàn Quốc

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Về mặt giáo dục, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế gần như bằng không và 74.1% (năm 2010) số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.

Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm THPT không bắt buộc và 4 năm đại học.

Thời gian chương trình đại học là 4 năm (với các ngành y, thú y là 6

năm), chương trình thạc sĩ là 2 năm, tiến sĩ là 3 năm (với ngành y và thú y là 4 năm, không có thạc sĩ). Giống như các nước khác, cơ chế GDĐH của Nhật gồm có 3 loại:

- Đại học quốc lập (do chính phủ trung ương thành lập ở các đô thị lớn trên toàn quốc).

- Đại học công lập (do chính quyền địa phương lập ra với ngân sách của mình) - Đại học tư lập (của tư nhân, đoàn thể tôn giáo hay các doanh nghiệp) Đại học của Nhật có 2 hình thức tổ chức: chuyên khoa (chỉ giảng dạy một ngành) chiếm khoảng 53% và đa khoa (giảng dạy nhiều ngành, theo nhiều khoa,

trong đó lại có nhiều phân khoa khác nhau) chiếm 47%. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng như các ngành khoa học kỹ thuật chiếm phần lớn với khoa học xã hội 39,6%, khoa học nhân văn 16,6%, khoa học kỹ thuật 18,6%. Bên cạnh đó là các ngành nông nghiệp 2,8%, y và nha 2,6%, dược 1,5%, sư phạm 5,4%,

gia chánh 1,9% và các ngành khác 7,4% (thống kê tháng 5/2001). Khoa học Xã

hội là ngành có nhiều sinh viên nhất tại Nhật. Vào năm 2011, có 879.372 sinh viên nhập học chương trình Khoa học Xã hội trên cả nước.

Các trường cao đẳng kỹ thuật được bố trí trên khắp Nhật Bản và có xu

hướng tiếp nhận sinh viên trong các vùng và khu vực địa phương xung quanh trường. Đến năm 2011 trên toàn quốc có 57 trường cao đẳng kỹ thuật với trên 230 ngành, trong đó trường quốc lập chiếm 51 trường, công lập 3 trường và tư

lập 3 trường. (Wikia Nhật Bản).

Cải cách giáo dục ở Nhật Bản được tiến hành theo chu trình PDCA (Plan - Do - Check - Action), trong đó, khi thực hiện các chính sách cải cách giáo dục, mục tiêu được xác định rõ ràng, kiểm định một cách khách quan những thành quả đạt được, ở đó feedback các vấn đề còn tồn tại, coi trọng chu trình thực hiện và phản ánh vào bước thực hiện mới tiếp theo, hướng tới mục tiêu thực hiện một

nền giáo dục có hiệu quả ngày càng cao. Trong Kế hoạch thực hiện cải cách giáo

dục, nâng cao chất lượng đào tạo Đại học trong 5 năm (2008-2012) Nhật Bản xác định: Đào tạo ra những con người có tri thức phong phú, có giáo dục và có chuyên môn sâu - làm nền tảng cho sự phát triển xã hội.

- Trước hết là, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuẩn quốc tế, sao cho kết quả học tập ở bậc đại học của sinh viên Nhật Bản được thế giới công

nhận. Muốn vậy, đầu tiên cần xây dựng một hệ thống đánh giá hữu hiệu, đảm

bảo chất lượng giáo dục của các trường đại học Nhật Bản bằng cách minh bạch, cụ thể hóa nội dung giảng dạy bậc đại học, đồng thời thực hiện đánh giá kết quả học tập một cách nghiêm túc.

- Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo, kế thừa và phát triển tri

thức nhân loại: Xây dựng cơ sở nghiên cứu giáo dục ở mỗi chuyên ngành cụ thể,

sao cho giáo dục có khả năng cạnh tranh quốc tế, đồng thời cải cách cơ chế tổ chức tại các trường đại học. Bên cạnh đó, các trường đại học phải hợp tác, liên kết, phục vụ cho việc phát triển địa phương.

- Thực hiện giáo dục bậc đại học có khả năng đáp ứng được lòng tin của

thu kiến thức phong phú và đạt học lực cử nhân một cách xứng đáng, song song với việc cải tiến phương pháp và nội dung giảng dạy ở các trường đại học, Bộ Giáo dục đã hỗ trợ để thực hiện hệ thống đánh giá nghiêm túc, đặc biệt là đánh giá tốt nghiệp đại học. Thứ hai là, tại các trường đại học, phương châm tuyển sinh hàng năm phải được làm rõ, đồng thời phải xây dựng một cơ chế tuyển sinh mà ở đó thành tích học tập bậc THPT cũng được coi trọng. Từ đó, xây dựng một cơ chế kết nối linh hoạt từ bậc giáo dục THPT lên đại học.

- Xây dựng các cơ sở nghiên cứu giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế cao, thúc

đẩy phát triển đào tạo trên đại học. Các biện pháp thức hiện chủ yếu là: Bộ Giáo

dục hỗ trợ tiến hành xây dựng 150 cơ sở nghiên cứu giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời hoàn thiện cơ chế tổ chức, đào tạo có tính hệ thống, liên hoàn ở bậc trên đại học; Thực hiện chế độ “tenure track” (tuyển dụng suốt đời), nhằm tận dụng được vai trò của các nhà nghiên cứu trẻ tuổi, bên cạnh đó, có chế độ ưu đãi đối với các nghiên cứu viên nữ, tạo điều kiện cho họ vừa có thể thực hiện song song hai vai trò nghiên cứu và làm tròn phận sự người phụ nữ trong gia đình (sinh con, nuôi dạy con cái…).

- Đẩy mạnh quốc tế hóa các trường đại học: Thực hiện mục tiêu đến năm

2020, có 300.000 lưu học sinh nước ngoài đến học tập tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động quốc tế tại các trường đại học trên toàn quốc.

- Đẩy mạnh liên kết giữa các trường đại học quốc lập, công lập và tư lập,

thông qua đóchấn hưng hoạt động giáo dục tại mỗi địa phương, cống hiến cho

sự phát triển của xã hội: Để nhiều trường đại học có thể liên kết với nhau trong

đào tạo, chính phủ hỗ trợ cho các dự án xây dựng cơ chế hợp tác “mang tính chiến lược, phong phú và đặc sắc”. Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời thông qua việc hoàn thiện từng bước cơ chế tạo điều kiện cho mỗi người dân có thể dễ dàng được tiếp nhận vào học tại các trường đại học.

- Đẩy mạnh nâng cao và đảm bảo chất lượng của các trường đại

học: Xem xét lại điều kiện, cơ sở vật chất cơ bản của các trường đại học như cơ

cấu tổ chức giáo viên, phòng ốc, trang thiết bị học tập… Thực hiện điều tra đánh giá cơ bản, nâng cấp cơ sở vật chất, tái điều tra đánh giá tình trạng sử dụng, hiệu quả sử dụng…; Các trường đại học và cơ quan đánh giá cùng xây dựng phương pháp đánh giá hiệu quả, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống đánh giá và cấp bằng đại học.

- Tăng cường nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học: Thực hiện phân bổ kinh phí cơ bản tại các trường đại học, mở rộng các nguồn tài trợ có cạnh tranh, nhằm nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học, phấn đấu đạt mức kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chiếm 30% tổng kinh phí phân bổ; Hỗ trợ để nâng cao trang thiết bị phục vụ nghiên cứu (Ngô Hương Lan, 2012).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Là một nước không giàu tài nguyên, Hàn Quốc cũng sớm xác định việc phát triển nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thực tế, giáo dục đã chuyển Hàn Quốc thành một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, được giáo dục tốt, có kỷ luật cao và kỹ năng lành nghề và là nguyên nhân tạo nên thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc, tích tụ tri thức thông qua giáo dục và đào tạo đóng góp 73% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn quốc. Chính phủ Hàn Quốc coi đào tạo nhân lực là nhiệm vụ ưu tiên trong giáo dục để đảm bảo có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Giáo dục được thực hiện song hành với tiến trình công nghiệp hóa. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, vào những năm 60 đến những năm 70 của thế kỷ XX, Hàn Quốc tập trung vào phát triển công nghiệp nhẹ và điện tử, Hàn Quốc đã tập trung hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển giáo dục trung học cơ sở, khích trung học nghề và kỹ thuật, hạn chế chỉ tiêu GDĐH. Đạo luật đào tạo nghề năm 1967 ra đời đã khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề nhằm tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Các trường, trung tâm dạy nghề phát triển nhanh và ngày càng mở rộng quy mô. Sang những năm 80, khi chuyển từ sản xuất công nghệ trung bình sang công nghệ cao, Hàn Quốc tập trung mở rộng quy mô giáo dục phổ thông, đẩy mạnh đào tạo nghề, nới rộng chỉ tiêu nhập đại học theo hướng phát triển các trường cao đẳng nghề và kỹ thuật. Các trình độ từ dạy nghề đến trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học được thường xuyên điều chỉnh về quy mô và chất lượng cho phù hợp với đòi hỏi về nguồn nhân lực của tiến tình công nghiệp hóa.

Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức, Hàn Quốc có tỷ lệ dân số tốt nghiệp đại học cao so với các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế khác, năm 2000, tỷ lệ học đại học của dân số Hàn Quốc là 78%, đến năm 2009 là trên 80%. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn chú ý củng cố giáo dục phổ thông làm nền móng cho công tác đào tạo nhân lực. Cải cách giáo dục được coi

là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, hiện nay Hàn Quốc vẫn đang tiến hành cải cách giáo dục lần thứ 6.

Hàn Quốc quan niệm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phải bắt nhịp với yêu cầu phát triển kinh tế. Giáo dục giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật được coi trọng ngay từ cấp trung học. Ngay trong chương trình giáo dục phổ thông, tính thực hành được coi trọng hơn tính hàn lâm, yêu cầu phân luồng được thực hiện ráo riết. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh được phân luồng vào trường THPT và trung học nghề (bao gồm cả trường trung học thuộc các hãng công nghiêp). Năm 2005, Hàn Quốc có 419 cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng, với tổng số sinh viên là 3,55 triệu sinh viên, 88,3% học sinh phổ thông vào học các trường đại học, cao đẳng và 67,6% đối với học sinh trung học nghề. Năm 2007, 43% học sinh trường nghề vào cao đẳng và 25% vào đại học. Với sự ra đời của Luật thúc đẩy giáo dục công nghiệp, các trường trung học nghề, chương trình đào tạo công nghiệp và đào tạo tại nhà máy phát triển rất mạnh mẽ ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc có chương trình giáo dục quốc gia, có tính chất “tập quyền” cao độ, chỉ có một chương trình duy nhất, dùng cho cả nước. Chương trình được đổi mới khá thường xuyên. So với Việt Nam chương trình của Hàn Quốc có thời gian áp dụng ngắn hơn nhiều. Nhờ đó chương trình có khả năng cập nhật cao (Bùi Mạnh Hùng, 2012).

Năm 2014, ở Hàn Quốc chỉ có 20% trường đại học được nhà nước hỗ trợ,

còn 80% các trường phải tự cạnh tranh nhau. Do đó, mở cửa để thu hút hệ thống

giáo dục đại học và từ đó các trường có thể chia sẻ với nhau để phát triển (Trịnh

Xuân Thắng, 2014).

2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng ở nước ta

2.2.2.1. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong tập đoàn Dệt may nói riêng và ngành May của nước ta nói chung trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đã có một số giải pháp như sau:

- Nhóm biện pháp quy hoạch đào tạo công nhân theo cơ chế thị trường gồm: Xây dựng chiến lược đào tạo trung và dài hạn về đào tạo công nhân, trao đổi thông tin thị trường lao động và nhu cầu đào tạo nghề để biết được

nhu cầu về nhân lực thuộc các nghề, cấp trình độ để từ đó đề ra kế hoạch đào tạo và tổ chức các chương trình đào tạo cũng như tuyển sinh phù hợp với nhu cầu sản xuất, của thị trường lao động. Từ đó trường xác định được sự phù hợp của các chương trình đào tạo, những nội dung cần cải tiến, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất.

- Tổ chức liên kết đào tạo theo địa chỉ nhằm tăng cường chất lượng đào tạo: Hiện nay việc đào tạo nghề vẫn chưa tiếp cận trực tiếp với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, tình trạng này làm cho cơ cấu ngành nghề đào tạo không phù hợp với xã hội. Đào tạo theo địa chỉ là một giải pháp cấp thiết nhằm điều phối cơ cấu ngành nghề và chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, trực tiếp làm tăng chất lượng đào tạo ngoài. Trường đã thực hiện liên kết đào tạo với các trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh như: Bắc Giang, Hà Tĩnh...

- Áp dụng quản lý chất lượng đào tạo theo mô hình (ISO): Ứng dụng các mô hình quả lý chất lượng ISO 9001:2008 vào quản lý chất lượng đào tạo trong nhà trường là một bước đột phá vì đây là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính chất quốc tế, đảm bảo sự cam kết về chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường với thị trường lao động

- Biện pháp phát triển hợp tác quốc tế: Trong điều kiện các nguồn lực trong nước hạn chế, yêu cầu chuẩn chất lượng ngày càng cao để đáp ứng thị trường lao động. Hội nhập phát triển hợp tác quốc tế là nhân tố quan trọng để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo cùng với việc có thêm các cơ hội đào tạo các nguồn nhân lực phục vụ cho việc xuất khẩu lao động, đào tạo thuê. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đã phát triển hợp tác quốc tế dưới các hình thức như:

+ Hợp tác thông qua các dự án đầu tư liên doanh, các hãng cung cấp thiết bị, dự án viện trợ không hoàn lại, dự án vay vốn của các tổ chức quốc tế, các quốc gia để đầu tư CSVC, tài liệu, thiết bị mới. Đào tạo bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý, phát triển chương trình, giáo trình.

+ Hợp tác song phương giữa nhà trường với cơ sở đào tạo có uy tín chất lượng cao tại: Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… nhằm trao đổi giảng viên, trao đổi thông tin, hợp tác đào tạo với các hình thức du học nước ngoài, du học tại chỗ, đào tạo hai giai đoạn cả ở Việt Nam và nước ngoài (Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, 2015).

2.2.2.2. Trường Cao đẳng nghề Long Biên

Trường Cao đẳng nghề Long Biên (LBC) bên cạnh Tổng Công ty May 10 là Trường Đào tạo đã có lịch sử lâu đời từ 55 năm trước (1959 – 2014) về đào tạo nghề và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành dệt may nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Để làm được điều đó, trường đã chú trọng xây dựng và phát triển những nội dung như:

- Về chương trình đào tạo:

Nội dung chương trình đào tạo tại LBC được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết với thực hành nghề, tỷ lệ lý thuyết và thực hành tương ứng là 30% và 70%. Và với chương trình đào tạo 2+1 sinh viên sẽ có 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 40 - 47)