Ngành nghề đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.5. Ngành nghề đào tạo

Qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề cho ngành dệt may và nền công nghiệp nước ta. Trước kia, trường đào tạo chủ yếu đào tạo với hai ngành nghề chính là Công nghệ may, Cơ khí sửa chữa thiết bị may ở trình độ Cao đẳng, Trung cấp và công nhân kỹ thuật. Trong những năm gần đây, theo xu hướng đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo và để phục vụ sự phát triển của ngành dệt may nói riêng và nền công nghiệp của nước ta nói chung, nhà trường đã đào tạo thêm nhiều ngành nghề mới. Hiện nay, các ngành nghề đào tạo theo từng trình độ ở trường như sau:

- Đại học

+ Công nghệ May + Thiết kế Thời trang + Quản lý công nghệ

+ Công nghệ kỹ thuật cơ khí.

- Cao đẳng

+ Công nghệ May + Thiết kế Thời trang

+ Công nghệ kỹ thuật cơ khí + Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử + Kế toán

+ Quản trị kinh doanh + Marketing

+ Anh văn

- Cao đẳng nghề, trung cấp nghề

+ May thời trang + Thiết kế Thời trang + Sửa chữa thiết bị may + Điện công nghiệp

- Trung cấp chuyên nghiệp

+ Công nghệ may và thời trang + Thiết kế Thời trang

+ Bảo trì và sữa chữa thiết bị may + Điện công nghiệp và dân dụng + Kế toán

+ Quản trị sản xuất + Tin học ứng dụng

- Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật cho công nhân ở các doanh nghiệp, bồi dưỡng tổ trưởng sản xuất, cán bộ quản lý; đào tạo sơ cấp nghề theo yêu cầu của các doanh nghiệp; bồi dưỡng thi nâng bậc thợ cho công nhân.

- Tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ đào tạo và sản xuất kinh doanh.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Những số liệu về thông tin ngành Dệt May, nhu cầu nguồn nhân lực, dữ liệu về các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và quốc tế, các tài liệu liên quan...chủ yếu được thu thập từ các sách, niên giám thống kê qua các năm, các tạp chí, các thông tin trên mạng internet. Những thông tin này chủ yếu phục vụ cho phần tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn.

Các số liệu về tình hình đào tạo của Nhà trường qua 3 năm được thu thập từ các báo cáo kết quả đào tạo, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Nhà trường. Sau khi thu thập, các số liệu này được tiến hành xử lý để đưa ra các chỉ tiêu cần nghiên cứu.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Bao gồm các số liệu về tình hình đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của Nhà trường qua việc điểu tra để thu thập ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau liên quan đến công tác đào tạo tại trường.

- Tiêu chí chọn mẫu:

+ Điều tra từ cán bộ quản lý của trường. + Điều tra từ giảng viên của trường.

+ Điều tra từ đội ngũ phục vụ (Xưởng trường, Thư viện, Phòng quản trị đời sống).

+ Điều tra từ HSSV (HSSV đã tốt nghiệp và HSSV đang học tại trường). + Điều tra từ doanh nghiệp sử dụng lao động.

- Chọn số lượng và kết cấu mẫu:

Bước 1: Xác định số lượng mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

N n =

(1+N*e2)

n: Quy mô mẫu

Chọn khoảng tin cậy là 90%, nên mức độ sai lệch e = 0,1 Bước 2: Tiến hành chọn mẫu phân tổ theo tiêu thức phòng, khoa.

Bước 3: Sau khi phân tổ, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.

Bước 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn.

Bảng 3.1. Bảng mẫu chọn khảo sát cán bộ, giảng viên

STT Bộ phận Số lượng CB/GV Số lượng mẫu

Cán bộ quản lý 39 28

1 Ban giám hiệu 4 1

2 Phòng Đào tạo 11 9

3 Phòng công tác chính trị & HSSV 3 2

4 Phòng Thanh tra giáo dục 3 2

5 Phòng tài chính - kế toán 5 4

6 Phòng Hành chính tổng hợp 5 4

7 Trung tâm đảm bảo chất lượng 5 4

8 Phòng khoa học & hợp tác QT 3 2

Giảng viên 276 73

9 Công nghệ may 120 22

10 Thiết kế thời trang 19 9

11 Kinh tế 15 5 12 Cơ điện 14 5 13 Khoa học cơ bản 20 5 14 Thực hành may 80 22 15 Công nghệ Sợi Dệt 8 5 Đội ngũ phục vụ 21 17 16 Phòng Kế hoạch vật tư, QTĐS 10 8 17 Xưởng trường 8 7 18 Thư viện 3 2 Tổng 336 119

+ Với phiếu điều tra từ cán bộ quản lý của trường (N=39 người): 28 phiếu. + Với phiếu điều tra từ giảng viên của trường (N=276 người): 73 phiếu. + Với phiếu điều tra từ đội ngũ phục vụ (Xưởng trường, Thư viện, Phòng quản trị đời sống) (N=21 người): 17 người.

+ Với phiếu điều tra từ HSSV đã tốt nghiệp (N=1200 HSSV): 92 phiếu. + Với phiếu điều tra từ HSSV đang học tại trường chọn sinh viên cao đẳng, cao đẳng nghề năm 3 (N=2200 HSSV): 96 phiếu (để HSSV có thể hiểu rõ hết về chương trình đào tạo, CSVC, đội ngũ giảng viên..).

Bảng 3.2. Bảng mẫu chọn khảo sát HSSV

STT Khoa/Trung tâm HSSV năm 3 HSSV đã ra trường

1 Công nghệ may, Thực hành may 53 52

2 Thiết kế thời trang 14 13

3 Kinh tế 9 8

4 Cơ điện 20 19

Tổng 96 92

+ Để đánh giá khách quan và công bằng chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, tác giả tiến hành điều tra 10 doanh nghiệp hiện đang sử dụng lực lượng lao động là HSSV của nhà trường về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường bằng phương pháp phiếu điều tra.

Hình thức điều tra, khảo sát: gặp trực tiếp để đưa phiếu hoặc thông qua email.

Bảng 3.3. Bảng mẫu chọn doanh nghiệp khảo sát

TT Doanh nghiệp Địa chỉ

1 Tổng công ty Đức Giang- Công ty cổ phần Hà Nội

2 Công ty TNHH May Đức Giang Hà Nội

3 Công ty cổ phần Thời trang Phát triển Cao Hà Nội

4 Tổng công ty May 10 Hà Nội

5 Công ty TNHH một thành viên 76 Hà Nội

6 Công ty cổ phần viễn thông FPT Hà Nội

7 Công ty TNHH Vina EHWA may xuất khẩu Hà Nội

8 Công ty cổ phần thời trang Thiên Quang Hà Nội

9 Công ty cổ phần X20 Hà Nội

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu, thông tin thứ cấp:

Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Xử lý thông tin sơ cấp:

+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.

+ Thông tin định lượng: Xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thống kê, mổ tả sử dụng ở đây chủ yếu là thông qua các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mô tả tình hình cơ bản của trường, mô tả các hoạt động đào tạo, chất lượng đào tạo. Các số liệu sử dụng trong mô tả bao gồm các số tuyệt đối và tương đối.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân

tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

- So sánh số tương đối

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần như:

- So sánh chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thực tuyển của trường trong thời gian qua từ năm 2013-2016.

- So sánh KQHT của HSSV tỉ lệ HSSV giỏi, khá, trung bình khá, yếu và kém giữa các khóa, các năm học từ 2013-2016 so với mục đích đạt chuẩn.

- So sánh kết quả tốt nghiệp của HSSV giữa các năm 2015,2016 để đánh giá chất lượng đào tạo của trường trong các năm.

- So sánh thời gian HSSV xin được việc làm, mức lương và tỉ lệ làm đúng ngành, trái ngành sau khi tốt nghiệp giữa các ngành học, các khóa học so với mức chung của trường.

- So sánh trình độ, độ tuổi, trình độ thâm niên, số lượng của giảng viên giữa các ngành học, các năm học của trường so với tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo.

- So sánh CSVC của trường giữa các năm học so với đạt chuẩn.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá đánh giá kết quả và chất lượng đào tạo

-Số lượng HSSV có KQHT giỏi, khá, trung bình…

-Số lượng, tỷ lệ HSSV tốt nghiệp ra trường qua các năm.

-Số lượng, tỷ lệ HSSV có việc làm đúng ngành nghề ngay sau khi tốt

nghiệp.

-Số lượng, tỷ lệ HSSV làm đúng ngành nghề từ 3 đến 6 tháng sau tốt

nghiệp.

-Số lượng, tỷ lệ HSSV làm đúng ngành nghề từ 6 đến 12 tháng sau tốt

nghiệp.

-Số lượng, tỷ lệ HSSV làm đúng ngành nghề sau tốt nghiệp 12 tháng.

-Thu nhập của HSSV sau tốt nghiệp.

3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo

-Mức độ hợp lý của các chương trình đào tạo với thực tế sản xuất.

-Sự phù hợp của nội dung chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo.

-Chất lượng của nội dung chương trình đào tạo.

-Những kỹ năng cần được bổ sung trong quá trình đào tạo.

-Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.

3.2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

-Số lượng giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại.

-Tính chính xác của công tác KTĐG KQHT.

-Khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ học tập của CSVC kỹ thuật của

trường.

-Nguồn tài chính và tình hình sử dụng nguồn tài chính

3.2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng theo đánh giá của doanh nghiệp sử dụng lao động

-Tỷ lệ HSSV ra trường được Doanh nghiệp nhận vào làm việc ngay.

-Tỷ lệ HSSV ra trường được Doanh nghiệp nhận vào làm việc nhưng phải

đào tạo lại.

-Tỷ lệ HSSV ra trường được bố trí làm đúng nghề đúng chuyên môn.

-Tỷ lệ HSSV được nhận vào làm nhưng bị sa thải trong thời gian thử việc.

-Tỷ lệ HSSV thành thạo các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ.

-Tỷ lệ HSSV thành thạo các kỹ năng về kiến thức quản lý.

Để vận dụng các chỉ tiêu trên vào việc đánh giá chất lượng đào tạo, học viên sẽ thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất, với mỗi chỉ tiêu xây dựng chi tiết các các nội dung đánh giá

cụ thể.

Thứ hai, xây dựng các mức đánh giá với mỗi nội dung của từng chỉ tiêu.

Có thể sử dụng cách đánh giá định tính theo các mức, trung bình, tốt, rất tốt và

kém hoặc xây dựng thang điểm để đánh giá.

Thứ ba, xác định người tham gia đánh giá ứng với mỗi chỉ tiêu, đồng thời

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

4.1.1. Đánh giá các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đã thực hiện trong thời gian qua thực hiện trong thời gian qua

4.1.1.1. Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào

Trong những năm qua, để quảng bá thương hiệu trường và mở rộng nguồn tuyển sinh từ đó nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, trường đã thực hiện giải pháp truyền thông như sau:

+ Xây dựng kế hoạch truyền thông xuyên suốt trong năm: Kế hoạch truyền thông 2016 được xây dựng dựa trên việc phân tích số liệu, đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm năm 2015 và định hướng tự chủ tuyển sinh. Tiếp cận với mỗi trường THPT một năm từ một đến hai lượt thông qua các buổi họp phụ huynh, chào cờ đầu tuần và trong tuần thông qua hình thức giới thiệu và phát tờ rơi, treo băng rôn thông tin tuyển sinh của trường... sau đó thu thập thông tin của phụ huynh học sinh, học sinh để gửi các thông tin tuyển sinh của trường khi vào kỳ tuyển sinh.

+ Đăng các thông tin tuyển sinh của trường trên truyền hình, các website như: Dân trí, vietnamnet... và trên trang Facebook của trường THPT. Thiết lập trang tư vấn tuyển sinh, đăng ký tuyển sinh trực tuyến trên website của Trường.

+ Tư vấn trực tiếp tại các trường THPT vào các ngày trả giấy báo điểm cho thí sinh, có thể nhận hồ sơ và cấp giấy báo nhập học ngay nếu thí sinh đủ điểm theo tiêu chuẩn.

+ Hàng năm trường có tổ chức các hội nghị Hiệu trưởng các trường THPT, tại hội nghị có thể cung cấp thông tin về ngành, về trường cho Hiệu trưởng các trường THPT, tăng cường gắn kết với các trường THPT. Từ đó các trường THPT có thể phối hợp với trường trong công tác hướng nghiệp cho các em học sinh lớp 12.

Kết quả đã tư vấn tại 9 tỉnh với 432 trường THPT, trong đó tư vấn trực tiếp tại 130 trường (chiếm 30%); tư vấn trực tiếp cho phụ huynh tại 9 trường ở Bắc Giang, Hưng Yên (Báo cáo tổng kết năm học, 2016); Kết quả tuyển sinh năm

2016 vượt chỉ tiêu đề ra, chất lượng nguồn tuyển đầu vào được nâng lên (ngành Công nghệ may), hoàn thành việc tuyển sinh trước thời hạn dự kiến.

Đánh giá việc thực hiện giải pháp:

a. Ưu điểm

Tuyên truyền tuyển sinh được thực hiện khá bài bản, xuyên suốt trong năm, kết hợp nhiều hình thức như: trực tiếp, gián tiếp, băng rôn, tờ rơi, báo điện tử, marketing online..., tăng cường tiếp cận trực tiếp với người học.

Trường đã thành lập phòng Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp chuyên trách công tác tuyển sinh, marketing, quan hệ công chúng (viết báo, tổ chức sự kiện, xây dựng thương hiệu…)

Công tác quản trị mạng nội bộ thông suốt, Website thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung phong phú, cập nhật kịp thời các thông tin về ngành, về trường lôi cuốn người đọc, đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 56)