Quyền sở hữu, quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 2016 (Trang 29)

2.3.1. Quyền sở hữu về đất đai tại Việt Nam

2.3.1.1 Sở hữu đất đai trong thời kỳ phong kiến

Đất đai thời kỳ này do các thành viên cộng đồng hợp tác, khai phá, do đó, theo truyền thống thời nguyên thủy phải thuộc về sở hữu của cả cộng đồng. Mọi thành viên cộng đồng đều có trách nhiệm bảo vệ ruộng chung, không cho phép các làng, chạ, láng giềng lấn chiếm. Trách nhiệm đó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các thành viên nên đồng thời họ cũng tự nguyện cày cấy, trồng trọt và thu hoạch vào ngày mùa. Không ai có quyền chiếm giữ lâu dài một bộ phận ruộng đất nào đó làm của riêng. Đến khi Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc tồn tại thì cũng bước đầu hình thành một quan niệm nhất định về lãnh thổ, quốc gia do Nhà nước quản lý chung, về những công việc do Nhà nước điều hành. Đó là cơ sở của

cái gọi là sở hữu tối cao về ruộng đất của Nhà nước, đứng đầu là vua Hùng hay vua Thục. Mặc dù vậy, quan niệm này đương thời chưa được xác định rõ ràng bởi tính chất sơ khai của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Ruộng đất thực chất thuộc quyền sở hữu chung của cả công xã và công xã chỉ phải nộp thuế cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng theo “thể chế cống nạp”. Vào thời Bắc thuộc ở nước ta đã xuất hiện một số hình thức sở hữu ruộng đất mới là sở hữu tối cao của Nhà nước và sở hữu tư nhân, song chưa phổ biến. Sở hữu tập thể của làng xã vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối bởi nhu cầu cố kết cộng đồng để phản ứng lại các thế lực xâm lược, biến làng xã thành những "pháo đài xanh" và nơi duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc (Nguyễn Văn Khánh, 2013).

Quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai bắt đầu hình thành vào triều Lý (thế kỷ XI), thực sự phát triển vững chắc từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV) và tiếp tục duy trì trong các triều đại sau với quy mô và mức độ khác nhau. Mặc dù chế độ sở hữu nhà nước đối với đất đai được xây dựng và củng cố ngày càng vững chắc qua các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt trong triều đại Lê Sơ, tuy nhiên bên cạnh nó vẫn tồn tại hình thức sở hữu tư nhân đối với ruộng đất. Hình thức sở hữu này bắt đầu xuất hiện từ thời Lý - Trần, đến thời Lê Sơ, với chính sách cấp ruộng đất cho công thần, quan lại, nhà nước cũng cho phép họ có quyền định đoạt (mua bán, chuyển nhượng, để thừa kế) trừ khi họ phạm tội nên hình thức sở hữu ruộng đất tự nhân trở thành một hình thức phổ biến (Phạm Phương Thảo, 2015).

2.3.1.2 Sở hữu đất đai trong thời kỳ Pháp thuộc

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Việt Nam, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam cũng nằm dưới sự quyết định của người Pháp. Trong lĩnh vực đất đai, người Pháp từng bước đưa việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, và pháp luật đất đai vào quy phạm, làm cơ sở cho việc quản lý đất đai và bảo vệ quyền sở hữu đất đai. Tuy nhiên, thời kỳ đầu thuộc Pháp, ở nước ta vẫn tồn tại song song 2 hệ thống pháp luật khác nhau về quyền sở hữu ruộng đất. Đó là luật pháp của nước Pháp áp dụng ở Việt Nam và luật pháp của triều đình phong kiến. Dần dần, thực dân Pháp đã từng bước vô hiệu hóa hệ thống luật pháp truyền thống của Việt Nam và khẳng định vai trò độc tôn của luật pháp nước Pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, pháp luật về đất đai được quy định một cách chặt chẽ và mang tính hiện đại, chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật đất đai của phương Tây, mang tính chất tư sản rõ nét. Nội dung pháp

luật đất đai dưới thời thực dân quy định về quyền sở hữu đất đai rất rõ ràng, gồm 4 loại hình sở hữu được pháp luật bảo hộ: Sở hữu pháp nhân công (bao gồm sở hữu Nhà nước và sở hữu làng xã), sở hữu pháp nhân tư (bao gồm sở hữu của các Hội thương mại, các Hội được pháp luật bảo vệ), sở hữu chung (nhiều người đồng sở hữu một mảnh đất không thể phân chia), sở hữu tư nhân (quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo vệ gồm quyền chiếm hữu, hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối miễn là không vi phạm các điều khoản cấm) (Nguyễn Văn Khánh, 2013).

2.3.1.3 Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ từ 1945 - 1975

Theo Nguyễn Văn Khánh (2013), sau hội nghị Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Miền Nam đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn với sự hỗ trợ đắc lực từ Hoa Kỳ. Chính sách ruộng đất nói chung của chính quyền sài Gòn được thể hiện qua hai cuộc cải cách điền địa thời Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Khi mới lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã coi cải cách điền địa là quốc sách và là vấn đề then chốt của kinh tế ở miền Nam. Cải cách điền địa dưới thời Ngô Diệm tiến hành từ 1955 đến 1963, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện “Quy chế tá điền’’ nhằm quy định việc lập hợp đồng và xác định mức tô giữa tá điền và địa chủ. Nội dung này thực chất chỉ mang tính cải lương vì không giải quyết vấn đề cơ bản của ruộng đất là quyền sở hữu. Các địa chủ thời kỳ kháng chiến chống Pháp bị chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất, nay trở về chiếm đoạt lại ruộng đất và chính quyền Diệm không kiểm soát được mức tô của địa chủ. Giai đoạn 2 của cải cách điền địa thời Ngô Đình Diệm liên quan trực tiếp tới quyền sở hữu đất đai nhằm mục tiêu “phân chia ruộng đất cho công bằng, giúp tá điền thành tiểu điền chủ”. Những thay đổi này cùng với sự phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở miền Nam đã dẫn đến sự thay đổi sự biến đổi sâu sắc trong chế độ sở hữu ruộng đất. Đến trước năm 1975, số địa chủ ở miền Nam chỉ còn chiếm 0,17% số hộ và 0,41% ruộng đất trong khi trung nông chiếm tới trên 70% dân số và 80% ruộng đất. Tầng lớp trung nông (tiểu nông tư hữu) thực sự chính là bộ phận nắm giữ quyền sở hữu ruộng đất ở miền Nam trước ngày giải phóng.

Tại Miền Bắc, Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất và từng bước triển khai cuộc cải cách ruộng đất trên miền Bắc. Đến tháng 7/1956, công cuộc Cải cách ruộng đất cơ bản hoàn thành. Kết quả là quyền sở hữu ruộng đất của địa

chủ, phong kiến bị thủ tiêu. Số ruộng đất lấy được đem chia cấp cho nông dân, quyền sở hữu ruộng đất đã chuyển từ địa chủ sang nông dân cá thể, chủ yếu là trung, bần nông. Song sở hữu tư nhân về ruộng đất chỉ tồn tại và chiếm ưu thế trong một thời gian rất ngắn. Từ năm 1958, Đảng chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh “Hợp tác hóa nông nghiệp”. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp với 85,8% số hộ nông dân và 73% diện tích ruộng đất vào hợp tác xã. Hiến pháp năm 1958 xác nhận chỉ có 3 hình thức sở hữu đất đai là sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân), sở hữu tập thể (sở hữu hợp tác xã) và sở hữu của người lao động riêng lẻ (sở hữu tư nhân). Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể được khuyến khích, còn sở hữu tư nhân tiêu giảm dần và không còn vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế - xã hội. Quyền sở hữu ruộng đất trên danh nghĩa là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể do hợp tác xã quản lý, xã viên chỉ là người làm thuê cho hợp tác xã (Nguyễn Văn Khánh, 2013).

2.3.1.4 Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ từ 1975 – nay

Từ năm 1975 tới nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định, Luật để quản lý đất đai một cách có hiệu quả, ở mỗi thời kỳ đều có hiệu quả riêng biệt.

- Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 “Về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” đã mở ra một khả năng mới cho người sử dụng đất, làm cho nông dân gắn bó hơn đối với ruộng đất, tạo nên sự tiến bộ vượt bậc trong nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực.

- Tiếp tục triển khai Chỉ thị 100, ngày 18/1/1984, Ban Bí thư ra Chỉ thị 35 về khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, cho phép hộ nông dân tận dụng mọi nguồn đất đai mà hợp tác xã nông, lâm trường chưa sử dụng hết để đưa vào sản xuất. Nhà nước không đánh thuế sản xuất, kinh doanh đối với kinh tế gia đình, chỉ đánh thuế sát sinh và đất thuộc, đất phục hóa được miễn thuế trong hạn 5 năm.

- Cùng các văn kiện trên, Ban Bí thư còn ban hành Chỉ thị 29 (ngày 21/11/1983) và Chỉ thị 56 (ngày 29/1/1985) về giao đất, giao rừng cho hộ nông dân và việc củng cố quan hệ sản xuất ở miền núi. Tuy nhiên, sau 7 năm thực hiện, chính sách khoán 100 đã dần tỏ ra kém hiệu quả, làm cho sản xuất nông nghiệp chuyển biến chậm, thậm chí bị suy giảm.

- Vào tháng 1 năm 1988, Luật Đất đai đầu tiên được ban hành, tạo nên hình hài của chế độ sở hữu đất đai mới ở Việt Nam, với 3 loại quyền cơ bản về đất

đai: Quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1988 còn bộc lộ một số tồn tại như chưa quy định rõ những cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh quan hệ đất đai trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách tài chính đối với đất đai chưa rõ nét, chưa cho phép người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng…

- Dựa trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 đã khắc phục được nhược điểm của Luật đất đai năm 1988, bằng cách sửa đổi, bổ sung một số điều không còn phù hợp để giải quyết những vấn đề quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Đây chính là đợt đột phá thứ ba trong vấn đề ruộng đất. Lần đầu tiên kể từ sau tập thể hóa nông nghiệp miền Bắc trong những năm 1958 - 1960, khẩu hiệu “Người cày có ruộng” lại có được một ý nghĩa thiết thực đối với người nông dân: Ruộng đất tuy vẫn thuộc sở hữu Nhà nước, song gia đình nông dân được giao ruộng đất sử dụng ổn định lâu dài, được quyền cho thuê, thế chấp, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.

- Luật đất đai 2003 là đạo luật thứ ba về đất đai của nước ta sau Luật đất đai 1988 và 1993. Ngoài ra, từ 1993 đến 2003, Luật Đất đai còn có 2 lần sửa đổi vào các năm 1998 và 2001. Hoàn thiện cơ sở pháp luật đất đai là nhiệm vụ của Nhà nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ này chưa theo kịp thực tiễn, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng là 1 trong 4 vấn đề lớn được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

- Ngày 29/11/2013 tại Kỳ họp thứ 6, Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua với 14 chương, 212 điều và

sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 ra đời đã khắc phục,

giải quyết những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của Nhân dân. Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này” - Điều 4; Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai - Điều 13(Nguyễn Văn Khánh, 2013).

Theo Nguyễn Đình Bồng (2006), với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất, đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như của người sử dụng. Nhà nước thực hiện đầy đủ các quyền của chủ sở hữu, đó là: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Về quyền chiếm hữu về đất đai: Nhà nước các cấp chiếm hữu đất đai thuộc phạm vi lãnh thổ của mình tuyệt đối và không điều kiện, không giới hạn. Nhà nước cho phép người sử dụng được quyền chiếm hữu trên những khu đất, thửa đất cụ thể với thời gian cụ thể, có thể là lâu dài nhưng không phải là vĩnh viễn, sự chiếm hữu này chỉ là để sử dụng rất đúng mục đích, dưới các hình thức giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất; trong những trường hợp cụ thể này, QSDĐ của Nhà nước được trao cho người sử dụng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) trên những thửa đất cụ thể. QSDĐ của Nhà nước và QSDĐ cụ thể của người sử dụng tuy có ý nghĩa khác nhau về cấp độ nhưng đều thống nhất trên từng thửa đất về mục đích sử dụng và mức độ hưởng lợi. Về nguyên tắc, Nhà nước điều tiết các nguồn thu từ đất theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, đồng thời đảm bảo cho người trực tiếp sử dụng đất được hưởng lợi ích từ đất do chính mình đầu tư mang lại.

Về quyền sử dụng đất: Trong nền kinh tế còn nhiều thành phần, Nhà nước không thể tự mình trực tiếp sử dụng toàn bộ đất đai mà phải phân bổ, bố trí cho toàn xã hội - trong đó có cả tổ chức của Nhà nước - sử dụng đất vào các mục đích. Như vậy, QSDĐ được giao cho người sử dụng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) trên những thửa đất cụ thể; QSDĐ của Nhà nước trong trường hợp này được thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất, trong việc hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất do đầu tư của Nhà nước mang lại.

Về quyền định đoạt đất đai: Quyền định đoạt của Nhà nước là cơ bản và tuyệt đối, gắn liền với quyền quản lý về đất đai với các quyền năng: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN). Việc định đoạt số phận pháp lý của từng thửa đất cụ thể liên quan đến QSDĐ, thể hiện qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn QSDĐ; những quyền này là hạn chế theo từng mục đích sử dụng, phương thức nhận đất và đối tượng nhận đất theo quy định cụ thể của pháp luật.

2.3.2. Quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Pháp luật quy định về đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Việt Nam được đánh dấu bằng Luật cải cách ruộng đất năm 1953. Ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29/12/1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên nhằm điều chỉnh các quan hệ về quản lý, sử dụng đất. Nội dung về QSDĐ của Luật Đất đai 1987 là: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với mọi loại đất, người được giao đất chỉ được hưởng những kết quả đầu tư trên đất. Họ không có quyền chuyển QSDĐ đai dưới mọi hình thức khác nhau. Luật quy định: “Nghiêm cấm mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 2016 (Trang 29)