Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 2016 (Trang 68 - 70)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Ninh Bình

4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.3.1. Thuận lợi

Thành phố Ninh Bình là địa bàn kinh tế trọng điểm phía Đơng - Bắc tỉnh Ninh Bình với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, có vị trí thuận lợi là đầu mối trung tâm chính trị của tỉnh, có thể thu hút được các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Ninh Bình có các tuyến giao thơng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.

Nằm dọc theo sông Đáy nên thành phố có điều kiện để phát triển giao thông thuỷ, xây dựng cảng trung chuyển hàng hố đường sơng… Tuy nhiên để khai thác tốt tiềm năng giao thơng thủy thì thành phố cần đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tài nguyên nhân văn phong phú với nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, là điều kiện thuận lợi cho thành phố Ninh Bình có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ.

Vận dụng sáng tạo các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với sự chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình vào điều kiện cụ thể của thành phố nên đã và đang khai thác, phát huy được tiềm năng và lợi thế của mình trong phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, du lịch, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, có nhiều khởi sắc.

Về cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp đồng bộ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội... từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, góp phần đẩy nhanh q trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ đô thị hố của Thành phố.

Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững và ổn định đó là những điều kiện thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi.

4.1.3.2. Khó khăn

Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không đều trong cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm địa phương còn hạn chế.

Thu hút đầu tư tuy bước đầu đạt kết quả tốt, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, công nghiệp sạch và dịch vụ du lịch…

Cơ sở hạ tầng đô thị đã được đầu tư phát triển song vẫn chưa đồng bộ. Hệ thống thoát nước ở khu vực nông thôn đầu tư xây dựng cịn ít. Một số dự án đầu tư xây dựng tiến độ thi cơng cịn chậm do thiếu vốn ảnh hưởng đến đời sống và viêc làm. Công tác giám sát, thi cơng một số cơng trình chưa chặt chẽ dẫn đến chất lượng chưa đạt yêu cầu đề ra. Thực hiện chủ trương giết mổ gia súc tập trung và dự án trồng rau an tồn hiệu quả thấp. Vẫn cịn một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường chưa được đưa ra khỏi nội thành.

Công tác quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng cơ bản, trật tự đô thị và vệ sinh mơi trường cịn nhiều hạn chế. Tình trạng xây dựng khơng đúng quy hoạch, hàng hóa bày bán trên vỉa hè, lịng đường vẫn diễn ra, làm giảm mỹ quan đô thị, việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết, triệt để. Một số tuyến đường thuộc dự án đường giao thông nội thị triển khai nhiều năm nhưng chưa hồn thành, gây khó khăn trong đi lại và sinh hoạt của nhân dân.

Công tác đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm nhất là khu vực thu hồi hết diện tích đất nơng nghiệp tuy được quan tâm song vẫn cịn gặp khó khăn,

chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

4.1.3.3. Tác động của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất

a. Tích cực

- Địa bàn Thành phố Ninh Bình tương đối nhỏ, địa hình bằng phẳng nên người dân dễ dàng và thuận lợi trong việc đến Văn phòng đăng ký QSDĐ để thực hiện các quyền sử dụng đất.

- Thành phố Ninh Bình là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, mức sống của người dân cao và đơng dân số, điều đó dẫn tới nhu cầu sử dụng đất, giao dịch bất động sản luôn ở mức cao và được người dân thực hiện thường xuyên.

- Việc ngày càng nhiều các cụm, khu công nghiệp, khu đô thị mới được quy hoạch và thực hiện đầu tư dẫn tới thu hút số lượng lớn lao động và người dân từ các huyện lân cận về làm việc và sinh sống làm cho tỷ lệ thực hiện quyền sử sử dụng đất của người dân tăng cao.

b. Tiêu cực

Việc địa bàn nhỏ hẹp, lượng giao dịch thực hiện QSDĐ lớn, bên cạnh đó tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 2016 (Trang 68 - 70)