Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 106 - 111)

quy định tại Thông tƣ số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 và Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

- Về thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất: Đa số các chỉ tiêu đất phi nông ghiệp đều thực hiện chƣa đạt so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt.

- Về thực hiện nhóm các công trình, dự án theo phƣơng án quy hoạch giai đoạn 2011 - 2015:

+ Nhóm công trình đã thực hiện đƣợc: Có 162 công trình, dự án đã thực hiện đƣợc (gồm: 02 dự án trồng cây lâu năm; 06 dự án nuôi trồng thủy sản; 09 công trình trụ sở cơ quan; 07 dự án đất ở nông thôn; 01 dự án đất ở đô thị; 07 công trình quốc phòng; 07 công trình an ninh; 06 dự án đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; 34 dự án rác thải; 14 dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa; 08 công trình thủy lợi; 05 công trình cơ sở văn hóa; 02 công trình cơ sở y tế; 03 công trình bƣu chính; 08 công trình giáo dục; 13 công trình thể thao; 05 dự án xây chợ; 20 công trình giao thông; 05 công trình tôn giáo, tín ngƣỡng).

+ Nhóm công trình chƣa thực hiện đƣợc: Có 329 công trình, dự án chƣa thực hiện đƣợc (gồm: 01 dự án trồng cây lâu năm; 11 dự án nuôi trồng thủy sản; 01 công trình nông nghiệp khác; 04 công trình trụ sở cơ quan; 01 dự án đất ở nông thôn; 07 công trình quốc phòng; 08 công trình an ninh; 13 dự án đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; 43 dự án rác thải; 33 dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa; 28 công trình thủy lợi; 09 công trình cơ sở văn hóa; 07 công trình cơ sở y tế; 18 công trình giáo dục; 30 công trình thể thao; 09 dự án xây chợ; 91 công trình giao thông; 07 dự án khu, cụm công nghiệp; 08 công trình tôn giáo, tín ngƣỡng).

- Về thực hiện nhóm các công trình, dự án theo phƣơng án kế hoạch sử dụng đất năm 2016:

+ Nhóm công trình đã thực hiện đƣợc: Có 14 công trình, dự án đã thực hiện đƣợc (gồm: 01 dự án đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; 01 công trình cơ sở y tế; 02 công trình thể dục, thể thao; 02 công trình giao thông; 05 công trình thủy lợi; 02 dự án đất ở đô thị; 01 dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa).

+ Nhóm công trình chƣa thực hiện đƣợc: Có 17 công trình, dự án chƣa thực hiện đƣợc (gồm: 01 công trình quốc phòng; 01 dự án đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; 04 công trình đất cơ sở giáo dục, đào tạo; 02 công trình giao thông; 02 công trình năng lƣợng; 03 công trình đất tôn giáo, tín ngƣỡng; 01 công trình

bãi thải, xử lý chất thải; 02 công trình trụ sở cơ quan; 01 dự án đất ở nông thôn). - Về thực hiện nhóm các công trình, dự án theo phƣơng án kế hoạch sử dụng đất năm 2017:

+ Nhóm công trình đã thực hiện đƣợc: Có 08 công trình, dự án đã thực hiện đƣợc (gồm: 02 công trình đất cơ sở giáo dục, đào tạo; 04 công trình giao thông; 01 công trình thủy lợi; 01 công trình năng lƣợng).

+ Nhóm công trình chƣa thực hiện đƣợc: Có 48 công trình, dự án chƣa thực hiện đƣợc (gồm: 02 công trình quốc phòng; 08 dự án đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; 09 công trình đất cơ sở giáo dục, đào tạo; 01 công trình thể dục, thể thao; 04 công trình giao thông; 03 công trình năng lƣợng; 05 công trình đất tôn giáo, tín ngƣỡng; 03 công trình bãi thải, xử lý chất thải; 04 dự án đất ở nông thôn; 02 dự án đất ở đô thị; 01 công trình trụ sở cơ quan; 01 công trình đất nghĩa trang, nghĩa địa; 05 công trình đất sinh hoạt cộng đồng).

Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2015 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 dựa trên tiêu chí như sau:

a. Tiêu chí về quy trình thực hiện QHSDĐ:

* Kết quả thực hiện được các công trình, dự án trên do có các yếu tố sau:

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia trực tiếp của cán bộ, ngƣời dân và các đoàn thể tại khu vực lập quy hoạch.

- Trƣớc khi thực hiện công trình, dự án công tác tuyên truyền, vận động để toàn thể cán bộ và nhân dân trong khu vực triển khai dự án ý thức đƣợc tầm quan trọng khi triển khai dự án; thông qua QHSDĐ, tạo việc làm ổn định cho ngƣời lao động, có thu nhập cao, kinh tế của huyện phát triển, ổn định xã hội.

- Thành lập đƣợc Ban chỉ đạo bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện dự án. Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đƣợc tổ chức công khai, dân chủ.

- UBND huyện cân đối đƣợc lợi ích của Nhà nƣớc, ngƣời dân và nhà đầu tƣ (ngƣời dân có lợi khi Nhà nƣớc thu hồi đất, Nhà nƣớc thu đƣợc nhiều ngân sách, nhà đầu tƣ có mặt bằng để triển khai dự án đúng tiến độ,...).

- Có quỹ đất hợp lý để tái định cƣ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất.

truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ còn mang nặng tính hình thức, chƣa thực chất; sự tiếp cận, tham gia của ngƣời dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch còn sơ sài.

- Thiếu sự tham vấn cộng đồng: Khi tiến hành lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch chƣa chú trọng đến vấn đề phản biện xã hội, đặc biệt là ý kiến ngƣời dân và các nhà khoa học đóng góp cho phƣơng án quy hoạch.

- Hạn chế của các cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch: Trình độ, năng lực của các cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; tầm nhìn quy hoạch còn lạc hậu; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo, quy hoạch theo nghị quyết vẫn còn tồn tại.

- Sự phối hợp giữa các phòng, ban ngành và các xã, thị trấn trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung còn chƣa tốt, nhất là giữa QHSDĐ và quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Nhiều quy hoạch ngành đƣợc xây dựng sau khi QHSDĐ đƣợc xét duyệt nên không đƣợc cập nhật đầy đủ dẫn đến vƣớng mắc trong quá trình thực hiện.

- Quy mô, vị trí sử dụng đất của một số công trình, dự án còn chƣa chính xác do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực và nhu cầu của các nhà đầu tƣ. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chƣa sát với thực tiễn, việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn và các tổ chức còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên nhiều dự án đã phê duyệt nhƣng không có khả năng thực hiện (quy hoạch 491 công trình, thực hiện đƣợc 162 công trình, dự án đối với quy hoạch giai đoạn 2011-2015; quy hoạch 31 công trình, thực hiện đƣợc 14 công trình, dự án đối với kế hoạch sử dụng đất năm 2016; quy hoạch 56 công trình, thực hiện đƣợc 08 công trình, dự án đối với kế hoạch sử dụng đất năm 2017). Mặt khác, nhiều công trình, dự án chƣa thực hiện, hoặc thực hiện đƣợc tỷ lệ thấp nhƣng vẫn đề nghị bổ sung dự án mới đã ảnh hƣởng đến tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

b. Tiêu chí về thời gian lập và thực hiện quy hoạch:

- Quy định về thời điểm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải là năm đầu của quy hoạch.

- Quy định thời hạn hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong năm cuối của kỳ quy hoạch trƣớc đó đối với cả ba cấp gây khó khăn, áp lực cho các địa phƣơng về nhân lực, vật lực, thời gian, tiến độ để thực hiện.

- Quá trình thẩm định, trình duyệt mất nhiều thời gian do quy hoạch sử dụng đất cấp trên phân bổ cho cấp dƣới, cấp dƣới làm căn cứ để lập quy hoạch.

c. Tiêu chí về nguồn vốn để thực hiện dự án: * Nhóm công trình, dự án đã thực hiện được

Trong giai đoạn thực hiện quy hoạch giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017; các công trình dự án đã thực hiện đƣợc sử dụng từ các nguồn vốn nhƣ: Ngân sách Trung ƣơng, chƣơng trình nông thôn mới, chƣơng trình 135, Nhà nƣớc đứng ra tổ chức bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

* Nhóm công trình, dự án đã chưa thực hiện được

- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có hai khâu quan trọng là không cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất dẫn đến các công trình, dự án thƣờng kéo dài tiến độ thực hiện.

- Sự chênh lệch giữa giá bồi thƣờng của nhà nƣớc so với giá thực tế thị trƣờng nên ngƣời dân có đất thỏa thuận thu hồi không đồng thuận, gây khó khăn trong việc bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng.

- Không có quỹ đất hợp lý để tái định cƣ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất trong vùng triển khai dự án.

- Chƣa có cơ sở khoa học để xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, dẫn đến có sự chênh lệch giữa giá nhà nƣớc và giá thị trƣờng ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng.

- Việc thu hồi đất để thực hiện một số dự án chƣa có quy hoạch khu đất tái định cƣ để bố trí cho các hộ dân phải di dời đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai trƣớc khi tổ chức giải phóng mặt bằng làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng.

- Thiếu vốn để thực hiện quy hoạch nên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đã không thực hiện đƣợc hoặc thực hiện với tiến độ chậm.

- Việc quảng bá và thu hút các dự án đầu tƣ chƣa hấp dẫn, vốn đầu tƣ chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách các cấp và còn rất hạn chế, chƣa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội, đôi khi còn bị động trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất. Khả năng bố trí các nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch còn nhiều khó

khăn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)