Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 46)

2.3.3.1. Thời kỳ trước khi Luật đất đai năm 1993

Quy hoạch sử dụng đất đai chƣa cƣợc coi là công tác của nghành Quản lý ñất đai mà chỉ đƣợc thực hiện nhƣ một phần của quy hoạch phát triển nghành nông - lâm nghiệp. Các phƣơng án phân vùng nông - lâm nghiệp đã đề cập tới phƣơng hƣớng sử dụng tài nguyên đất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và coi đây là phần quan trọng. Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và chƣa tính toán đƣợc khả năng đầu tƣ nên tính khả thi của phƣơng án còn thấp. Để triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đầu những năm 1980, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng thống nhất quản lý nhà nƣớc về đất đai. Hiến pháp 1980 quy định “Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm đảm bảo đất đai đƣợc sử dụng hợp lý và tiết kiệm”.

Từ năm 1981 đến năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, trong chƣơng trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lƣợng sản xuất Việt Nam thời kỳ 1986-1990, có 5 vấn đề trong đó có vấn đề về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt chú trọng đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai. Cũng trong thời kỳ này, Chính phủ ra Nghị quyết số 50 về xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nƣớc.

Luật đất đai 1988 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 và công bố ngày 08/01/1988 tại khoản 2 điều 9 quy định: “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai” là một trong 7 nội dung quản lý nhà nƣớc đối với đất đai. Tại điều 11 quy

định cụ thể về thẩm quyền lập quy hoạch sử dụng đất: “Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phƣơng mình” và quy định thẩm quyền phê chuẩn, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp.

Từ năm 1988 đến trƣớc Luật đất đai năm 1993, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nổi lên nhƣ một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm, Điều 18 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.

2.3.3.2. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến năm 2003

Luật đất đai năm 1993 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tƣơng đối đầy đủ hơn. Năm 1994, Tổng cục Địa chính đƣợc thành lập và tới tháng 4/1995, lần đầu tiên tổ chức đƣợc một Hội nghị tập huấn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho Giám đốc Sở Địa chính tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng của cả nƣớc. Sau hội nghị, công tác lập quy hoạch sử dụng đất đƣợc triển khai ở 4 cấp là: cả nƣớc, tỉnh, huyện, xã.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã đƣợc quy định trong Luật đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 68/NĐ-CP ngày 01/01/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa phƣơng. Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc đến năm 2010. Tuy vậy, cũng phải đến năm 2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI, Quốc hội mới ra Nghị quyết số 29/2004/QH11 thông qua quy hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2005.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Thông qua QHSDĐ, Nhà nƣớc thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm đƣợc quỹ đất đai đến từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa phƣơng, chủ động giành quỹ đất hợp lý cho phát triển các nghành, các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xã hội vừa đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại đất nƣớc. Từng bƣớc chủ động dành quỹ đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị (Quốc hội,1993).

2.3.3.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến 2013

Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc và những yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai trong tình hình mới, tại kỳ họp thứ tƣ Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai năm 2003. Trong đó đã dành hẳn 10 điều (từ điều 21 đến điều 30) để quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất(Quốc hội, 2003).

Ngày 29/10/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP về thi hành Luật đất đai năm 2003. Liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị định đã dành hẳn chƣơng III, từ điều 12 đến điều 29 quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Để hƣớng dẫn các địa phƣơng thi hành tốt Luật đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành Thông tƣ số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hƣớng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

Ngay sau khi Quốc hội có Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) cấp quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng phân khai các chỉ tiêu sử dụng đất trình Chính phủ. Chính phủ đã có Công văn số 23/CP-KTN ngày 23/02/2012 phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho các tỉnh, thành phố và chỉ tiêu đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Kết quả thực hiện đƣợc đến thời điểm hiện nay nhƣ sau:

* Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) theo Luật Đất đai năm 2003:

- Có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và đã đƣợc Chính phủ xét duyệt (đạt 100%).

- Có 701/724 đơn vị hành chính cấp huyện triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015), đạt 96,82%.

2.3.3.4. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2013 đến nay

Luật Đất đai năm 2013 đã dành toàn bộ Chƣơng IV với 17 điều (từ Điều 35 đến Điều 51) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đồng thời Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai đã dành toàn bộ Chƣơng III với 06 điều, quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày 02/6/2014 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Quốc hội, 2013).

Cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật đất đai, quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đƣợc bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa. Do vậy, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có những bƣớc tiến rõ rệt và đạt đƣợc những kết quả tích cực, đáp ứng kịp thời những yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, góp phần quản lý nhà nƣớc về đất đai hiệu quả để sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng sinh thái (Nguyễn Đắc Nhẫn, 2015).

Luật Đất đai 2013 ra đời, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai.

* Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015):

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia đã đƣợc Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phƣơng và Bộ trƣởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tƣớng Chính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC- CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ thể nhƣ sau:

- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh.

đã đƣợc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015), đạt 80%.

- Đối với cấp xã: Có 7.900/11.909 xã, phƣờng, thị trấn, đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015), đạt 66%; trong đó phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lồng ghép với quy hoạch xây dựng nông thôn mới là 2.626 xã; các xã còn lại chƣa phê duyệt quy hoạch, sẽ thực hiện lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2014).

* Lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) theo Luật Đất đai năm 2013.

- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia: Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020). Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã có Tờ trình số 29/TTr-BTNMT ngày 20 tháng 8 năm 2015 trình Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia.

- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đang lập đề cƣơng Dự toán và lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020), đạt 100%.

- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:

+ Có 611/724 đơn vị hành chính cấp huyện lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 (đạt 84,39%).

+ Có 535/724 đơn vị hành chính cấp huyện triển khai lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 (đạt 73,90%).

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh giai đoạn (2016-2020): Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có văn bản đăng ký nhu cầu điều chỉnh đất quốc phòng và đất an ninh đến năm 2020 (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2015).

* Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011-2015) cấp quốc gia

Thực hiện Nghị quyết số 17/2011/QH13 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia (Quốc hội,

2011). Kết quả thực hiện quy hoạch đến năm 2015 đạt đƣợc nhƣ sau:

+ Nhóm đất nông nghiệp:

Đến năm 2015, tổng diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp là 26.791,58 nghìn ha, tăng 565,19 nghìn ha so với năm 2010, kết quả thực hiện một số loại đất trong nhóm đất nông nghiệp nhƣ sau:

- Đất trồng lúa: theo Nghị quyết số 17/2011/QH13, trong 5 năm (2011 - 2015), diện tích đất trồng lúa đƣợc giảm 169,18 nghìn ha. Kết quả thực hiện đến năm 2015 cả nƣớc có 4.030,75 nghìn ha, giảm gần 90 nghìn ha so với năm 2010, so với chỉ tiêu đƣợc Quốc hội cho phép thì diện tích đất trồng lúa vẫn nằm trong giới hạn cho phép giảm.

- Đất rừng phòng hộ: Theo Nghị quyết số 17/2011/QH13, trong 5 năm (2011- 2015), diện tích đất rừng phòng hộ phải tăng thêm 30,53 nghìn ha và đạt 5.826 nghìn ha vào năm 2015. Kết quả thực hiện đến năm 2015 cả nƣớc có 5.648,99 nghìn ha, thấp hơn so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội là 177,01 nghìn ha.

- Đất rừng đặc dụng: Năm 2015, cả nƣớc có 2.210,25 nghìn ha đất rừng đặc dụng, tăng 71,05 nghìn ha; cơ bản đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội. Diện tích đất rừng đặc dụng tăng chủ yếu do thành lập mới và mở rộng một số khu bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đặc thù; bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học.

- Đất rừng sản xuất: Năm 2015, cả nƣớc có 7.840,91 nghìn ha đất rừng sản xuất, tăng 409,11 nghìn ha (do khoanh nuôi, trồng mới rừng) từ đất chƣa sử dụng và chuyển đổi nội bộ 3 loại rừng; cơ bản đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (7.917 nghìn ha).

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Giai đoạn 2011-2015, đất nuôi trồng thuỷ sản đƣợc bổ sung 59,28 nghìn ha từ đất trồng lúa bị nhiễm mặn, đất rừng và đất chƣa sử dụng. Năm 2015, diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 749,11 nghìn ha, cơ bản đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội.

- Đất làm muối: Giai đoạn 2011-2015, đất làm muối chuyển đổi sang các loại đất khác là 1,16 nghìn ha; năm 2015, cả nƣớc có 16,70 nghìn ha đất làm muối, cao hơn gần 2 nghìn ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội.

+ Nhóm đất phi nông nghiệp:

Năm 2015, diện tích các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp là 4.049,11 nghìn ha, tăng 399,02 nghìn ha so với năm 2010, kết quả thực hiện một

số loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp nhƣ sau:

- Đất quốc phòng: Năm 2015, cả nƣớc có 252,52 nghìn ha đất quốc phòng, đạt 67,88% so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội.

- Đất an ninh: Năm 2015, cả nƣớc có 56,58 nghìn ha đất an ninh, đạt 72,38% so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội.

- Đất khu công nghiệp: Theo Nghị quyết số 17/2011/QH13, đến năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp phải đạt đƣợc 130 nghìn ha. Kết quả thực hiện đến hết năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp có 103,32 nghìn ha, tăng thêm 31,33 nghìn ha so với năm 2010, đạt 79,48% so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội.

- Đất giao thông: Năm 2015, diện tích đất giao thông có 691,18 nghìn ha, tăng 91,65 nghìn ha so với năm 2010, do xây dựng, nâng cấp, cải tạo trên 4,5 nghìn km đƣờng quốc lộ, 70 nghìn km đƣờng giao thông nông thôn,…

- Đất thủy lợi: Năm 2015, diện tích đất thủy lợi có 391,46 nghìn ha, tăng 18,58 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân 3,72 nghìn ha/năm). Đất thủy lợi tăng do xây dựng và hoàn thiện trên 200 công trình thuỷ lợi lớn, trên 1.000 km

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 46)