TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN LƢƠNG TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 68)

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

4.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

Căn cứ Luật Đất Đai năm 2013 và các văn bản dƣới luật có liên quan, UBND huyện đã thực hiện tốt Luật và các văn bản dƣới Luật về công tác quản lý đất đai, góp phần quan trọng đƣa công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ hơn, đất đai đƣợc giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đem lại hiệu quả cao.

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Lƣơng Tài đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính ở hai cấp huyện, xã. Các tuyến ranh giới ở 2 cấp huyện, xã đều đƣợc xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới đã đựơc chuyển vẽ lên bản đồ địa hình.

Công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính đƣợc đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Trong giai đoạn 1999 - 2014 đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành, đến nay toàn huyện đã hoàn thành việc triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính chính qui. Đã biên tập đƣợc 65 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/500, 254 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/1000, 173 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/2000. Tuy nhiên, hàng năm việc đo đạc phục vụ biến động, chỉnh lý bản đồ địa chính vẫn còn nhiều bất cập.

4.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đã có 14/14 xã, thị trấn lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2010 - 2015. Thông qua công tác quy hoạch ý thức quản lý sử dụng đất của các cấp, các ngành và ngƣời sử dụng đất đƣợc nâng lên một cách rõ rệt. Đất đai đã đƣợc sử dụng đúng mục đích, khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả hơn. Công tác quản lý đất đai đƣợc tăng cƣờng thêm một bƣớc.

trình UBND tỉnh phê duyệt.

Nhìn chung công tác điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện đã giúp cho công tác đánh giá và quản lý nguồn tài nguyên đất đai đƣợc tốt hơn, làm cơ sở cho quá trình giao đất, cấp GCNQSDĐ ở mỗi địa phƣơng.

4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Năm 2015 trên địa bàn huyện có 5 dự án đƣợc UBND tỉnh giao thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tƣ:

- Thu hồi đất, giao đất và phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng kho vật tƣ kết hợp Trụ sở cụm phòng chống lụt bão tại K59+200, đê Hữu Đuống, xã An Thịnh, huyện Lƣơng Tài.

- Giao đất cho Ban quản lý dự án - Sở Giao thông Vận tải Bắc Ninh để xây dựng cải tạo, nâng cấp TL280 đoạn Đông Bình - Thứa - Cụm công nghiệp Lâm Bình (Km11+244-Km21+891), thị trấn Thứa, huyện Lƣơng Tài.

- Cho phép UBND huyện Lƣơng Tài chuyển mục đích sử dụng đất và phê duyệt phƣơng án đấu giá quyền sử dụng đất ở, tại xã Tân Lãng, huyện Lƣơng Tài (khu đất thu hồi của Hạt giao thông đƣờng bộ huyện Lƣơng Tài).

- Giao đất cho Cục thuế tỉnh Bắc Ninh để xây dựng Trụ sở làm việc Chi cục thuế huyện Lƣơng Tài, tại thị trấn Thứa, huyện Lƣơng Tài.

- Giao đất cho UBND huyện Lƣơng Tài để xây dựng nâng cấp, mở rộng TL285 đoạn từ thôn An Mỹ đi lên đê hữu sông Thái Bình, huyện Lƣơng Tài. Nhìn chung công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện đã đƣợc thực hiện theo đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của ngƣời dân cũng nhƣ lợi ích của nhà nƣớc.

4.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

- Ban hành Công văn đôn đốc các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đã đăng ký thực hiện trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện.

- Phòng Tài nguyên Môi trƣờng huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị thẩm định hồ sơ phê duyệt các khoản hỗ trợ, dự án cải tạo tuyến đƣờng giao thông liên tỉnh.

4.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Nhìn chung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã đƣợc các cấp ngành địa phƣơng và ngƣời dân quan tâm, cụ thể nhƣ sau:

Trong năm 2015 toàn huyện đã cấp đƣợc 1.414 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trong đó:

- Công nhận QSDĐ: 707 GCNQSDĐ

- Cấp đổi, cấp lại: 535 GCNQSDĐ

- Tách thửa đất: 172 GCNQSDĐ

Bản giấy chứng nhận đã cấp và trao toàn bộ cho ngƣời sử dụng đất, bản phô tô đƣợc lƣu trữ cùng với hồ sơ cấp GCNQSDĐ theo quy định.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đƣợc Uỷ ban nhân dân huyện tập trung tháo gỡ khó khăn và tăng cƣờng nhân sự để tổ chức thực hiện đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch. Nhìn chung tiến độ thực hiện có nhiều tiến bộ, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo kế hoạch.

4.2.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện đƣợc thực hiện đầy đủ và chính xác.

Công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đã đƣợc hoàn thiện và giao nộp sản phẩm theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

Huyện cũng đã hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2015, 2016 và 2017 theo đúng quy định.

4.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Với tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Chính phủ trong thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ

đạo về công tác xây dựng CSDL đất đai: “Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu,

hạ tầng thông tin đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử

trong lĩnh vực đất đai. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai”.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhằm hiện đại hoá hệ thống công tác quản lý và cập nhật, chỉnh lý biến động nguồn dữ liệu đất đai thống nhất từ Trung ƣơng đến tỉnh, đến các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là cấp huyện) và các xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là cấp xã) đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác phục vụ tốt quản lý Nhà nƣớc về đất đai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế;

Huyện Lƣơng Tài đã từng bƣớc hoàn thiện, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác tiềm năng quỹ đất, cung cấp các thông tin về đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Nhằm hỗ trợ thiết lập mạng lƣới thông tin giao diện, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, phục vụ cho việc quản lý và khai thác thông tin đất đai.

4.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Đến nay, các tổ chức tƣ vấn về giá đất, bất động sản trên địa bàn huyện cũng chƣa đƣợc thành lập; cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất động sản còn gặp nhiều khó khăn. Tuy chƣa hình thành đƣợc thị trƣờng bất động sản, nhƣng công tác này đã đƣợc UBND huyện thực hiện trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc chuyển nhƣợng, cho thuê quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

4.2.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Nhìn chung công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất đã đƣợc UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhƣợng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất,… góp phần đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.

4.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

- Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đƣợc thực hiện định kỳ trên địa bàn huyện, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tăng cƣờng công tác quản lý đất đai.

- UBND huyện triển khai thực hiện các chỉ thị 247/TTg; 245/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng các mục đích khác và kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, cơ quan Nhà nƣớc, các đơn vị doanh nghiệp. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp giải quyết tốt nên đã hạn chế việc khiếu nại lên cấp trên. Tuy nhiên việc giải quyết một số đơn thƣ khiếu nại chƣa kịp thời, chƣa xử lý dứt điểm các vụ vi phạm sau khi thanh tra, còn kéo dài thời gian xử lý đối với một số vụ.

4.2.1.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Chính quyền huyện luôn chú trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nhầm nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý tài nguyên và môi trƣờng.

- Chỉ đạo đƣa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trƣờng (mà trọng tâm là Luật Đất đai và Luật Bảo vệ Môi trƣờng) vào kế hoạch hoạt động của hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật các cấp.

- Chỉ đạo ký kết giao ƣớc thực hiện phổ biến giáo dục Pháp luật tài nguyên và môi trƣờng với các cấp và các tổ chức vận động quần chúng.

4.2.1.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Phối hợp với thanh tra huyện, thanh tra quản lý sử dụng đất tại thị trấn Thứa, trình UBND huyện thu hồi 3 giấy chứng nhận QSDĐ cấp trái quy định của pháp luật.

Cùng với các ngành chức năng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo 7 vụ, trong đó: xã An Thịnh 2 vụ; xã Tân Lãng 1 vụ; thị trấn Thứa 2 vụ; xã Quảng Phú 2 vụ.

4.2.1.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện thu chi từ đất bao gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất,… chi bồi thƣờng hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo bảng giá đất hàng năm của Ủy ban nhân tỉnh Bắc Ninh.

Các nguồn thu, chi từ đất đã đảm bảo đƣợc quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất và đóng góp cho nguồn thu ngân sách của địa phƣơng.

Hoạt động của bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa đã đi vào nề nếp, tạo đƣợc niềm tin trong nhân dân. Mọi thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động công về đất đai đều đƣợc thực hiện qua một

cửa tại văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Lương Tài

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TN 10.591,59 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 6.979,56 65,90 1.1 Đất trồng lúa LUA 5.007,32 47,28

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.985,53 47,07

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 534,30 5,04

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 111,11 1,05

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.296,80 12,24 1.8 Đất làm muối LMU 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 30,03 0,28

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.609,41 34,08

2.1 Đất quốc phòng CQP 9,88 0,09

2.2 Đất an ninh CAN 1,51 0,01

2.3 Đất khu công nghiệp SKK

2.4 Đất khu chế xuất SKT

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN

2.6 Đất thƣơng mại, dịch vụ TMD

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 79,33 0,75

2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp

huyện, cấp xã DHT 1.433,47 13,53

2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,27 0,00

2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 16,28 0,15

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.268,55 11,98

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 106,27 1,00

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,27 0,00

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 25,38 0,24

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà

hỏa táng NTD 117,59 1,11

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 11,01 0,10

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 12,67 0,12

2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0,71 0,01

2.23 Đất cơ sở tín ngƣỡng TIN 13,99 0,13

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 428,72 4,05

2.25 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng MNC 73,30 0,69

2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chƣa sử dụng CSD 2,62 0,02

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Lƣơng Tài

a. Đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp: 6.979,56 ha, chiếm 65,90% tổng diện tích tự nhiên. Chi tiết các loại đất, cụ thể nhƣ sau:

* Đất trồng lúa: diện tích là 5.007,32 ha, chiếm 47,28% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích là 534,30 ha, chiếm 5,04% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất trồng cây lâu năm: diện tích là 111,11 ha, chiếm 1,05% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất nuôi trồng thuỷ sản: diện tích là 1.296,80 ha, chiếm 12,14% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất nông nghiệp khác: diện tích là 30,03 ha, chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên.

b. Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp: 3.609,41 ha, chiếm 34,08% tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể các loại nhƣ sau:

* Đất quốc ph ng: diện tích là 9,88 ha, chiếm 0,09% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất an ninh: diện tích là 1,51 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: diện tích là 79,33 ha, chiếm 0,75% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất phát triển hạ tầng: diện tích là 1.433,47 ha, chiếm 13,53% tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm diện tích đất để xây dựng các công trình công cộng nhƣ: Giao thông, thuỷ lợi, năng lƣợng, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, chợ… phục vụ nhân dân.

* Đất có di tích lịch sử - văn hóa: diện tích là 0,27 ha, chiếm 0,001% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất bãi thải, xử lý chất thải: diện tích là 16,28 ha, chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất ở nông thôn: diện tích là 1.268,55 ha, chiếm 11,98% tổng diện tích đất tự nhiên, là diện tích đất ở của 13 xã trên địa bàn huyện.

* Đất ở đô thị: diện tích là 106,27 ha, chiếm 1,00% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm toàn bộ diện tích đất ở trên địa bàn thị trấn Thứa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)