Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 68)

a. Thuận lợi:

Huyện Lƣơng Tài cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 30 km, với việc hình thành, mở rộng nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện là yếu tố thuận lợi để Lƣơng Tài phát triển; là điều kiện quan trọng tạo lợi thế so sánh cho Lƣơng Tài trong việc mở rộng hợp tác, giao lƣu kinh tế với các địa phƣơng khác trong và ngoài tỉnh. Trong những năm qua dƣới sự lãnh đạo của các Cấp ủy, chính quyền kinh tế - xã hội huyện Lƣơng Tài đã có bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, an ninh chính trị, trật tự xã hội đƣợc đảm bảo, quốc phòng đƣợc giữ vững.

Lƣơng Tài có đội ngũ lãnh đạo có trình độ, có năng lực, đoàn kết dám nghĩ, dám làm, có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao, ngƣời dân Lƣơng Tài cần cù, chịu khó với bản sắc văn hóa lâu đời, có truyền thống cách mạng.

Thực hiện đƣờng lối đổi mới, trong những năm vừa qua tình hình kinh tế của huyện Lƣơng Tài có những thay đổi quan trọng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm sau cao hơn năm trƣớc và đều tăng cao hơn tốc độ trung bình của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, cụ thể là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động.

Ngƣời dân ở nhiều địa phƣơng đã chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, đƣa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào thâm canh theo cơ chế thị trƣờng. Áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, xây dựng đƣợc nhiều mô hình sản xuất sạch vì vậy đã góp phần đáng kể tăng giá trị ngày công lao động, nguồn thu nhập của ngƣời nông dân đƣợc cải thiện.

Lƣơng Tài còn giữ đƣợc nhiều nét văn hóa truyền thống của khu vực nông thôn đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nhiều các lễ hội đặc trƣng nhƣ lễ hội chùa Ngòi tại xã Quảng Phú, lễ hội chùa Kim Thao tại xã Lâm Thao.... đây là tiềm năng

trong việc xây dựng và phát huy nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân và là cơ sở cho phát triển ngành du lịch. Đó là những điều kiện cơ sở thuận lợi để tiếp tục triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2020.

b. Khó khăn, hạn chế:

Nền kinh tế của huyện có mức tăng trƣởng khá nhƣng nhiều mặt còn hạn chế, nhiều quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của từng sản phẩm còn yếu, sản lƣợng một số hàng hóa nông sản không ổn định, tiêu thụ khó khăn.

Kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, nhất là hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đã đƣợc nâng lên một bƣớc, song chƣa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số công trình tƣới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đƣợc xây dựng quá lâu, công nghệ lạc hậu chƣa đáp ứng cho nhu cầu tƣới tiêu cho cây trồng, nhất là cây trồng vụ Đông.

Một số địa phƣơng còn chƣa chú trọng việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thức sản xuất còn giữ nhiều nét truyền thống, lạc hậu, năng suất và chất lƣợng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh trên thị trƣờng còn thấp.

Chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn còn tƣơng đối thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo ngành nghề. Đội ngũ cán bộ các xã trong những năm gần đây đã từng bƣớc đƣợc đào tạo bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... tuy nhiên đến nay số lƣợng cán bộ đƣợc đào tạo vẫn còn ít, chƣa đồng bộ.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế, chƣa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả to lớn của công cuộc xây dựng nông thôn mới. Một số quần chúng còn tồn tại tƣ duy ỷ lại trông chờ Nhà nƣớc và tập thể, chƣa xác định đƣợc vị trí chủ thể của ngƣời dân trong Chƣơng trình này. Việc huy động các nguồn lực cho Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới còn khó khăn. Nhiều dự án, công trình thiếu vốn, khả năng huy động các nguồn nhân lực cho đầu tƣ không nhiều. Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, lao động, công tác cải cách hành chính chƣa theo kịp yêu cầu phát triển; đời sống nhân dân, nhất là các xã kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)