Tình hình nghiên cứu quy hoạch trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 38)

Trên thế giới, công tác quy hoạch thƣờng gắn với việc quản lý hành chính và quản lý đất đai. Quy hoạch thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu và rất đắc lực cho quản lý hành chính cũng nhƣ quản lý đất đai. Tùy theo chế độ chính trị, chế độ kinh tế, xã hội, tùy theo những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể

của mỗi nƣớc mà quy hoạch có những hình thức, đặc điểm, mức độ khác nhau. Theo Nguyễn Kim Sơn (2000), công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới đã đƣợc tiến hành từ nhiều năm trƣớc đây, nên họ có nhiều kinh nghiệm quý báu và ngày càng đƣợc chú trọng. Quy hoạch sử dụng đất đai hiện đại hiện nay có thể thấy rất rõ nhƣ ở khu vực Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…) và một số nƣớc nhƣ: Công hoà liên bang Đức, Nga, Hà Lan…

a. Quy hoạch sử dụng đất tại Nhật Bản

Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia

- Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ nhất đƣợc Nội các Nhật Bản thông qua tháng 10 năm 1962. Mục tiêu của quy hoạch này nhằm khắc phục sự gia tăng dân số đô thị quá mức, sự chênh lệch thu nhập.

- Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ 2 đƣợc Nội các Nhật Bản thông qua tháng 05 năm 1969; với mục tiêu mở rộng khả năng phát triển các vùng địa phƣơng trong sự cân bằng về cấu trúc quốc gia mạng giao thông, thông tin liên lạc và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp quy mô lớn ở các vùng kém phát triển. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Nhà nƣớc Nhật Bản đã ban hành các văn bản pháp quy về các biện pháp khẩn cấp đối với vùng dãn dân (1970); khuyến khích giới thiệu công nghiệp đối với vùng nông thôn (1971); khuyến khích di dời các cơ sở công nghiệp và xây dựng thị trấn Hàn lâm Tsukuba mới (1972); QHSDĐ quốc gia (1974), thành lập Cơ quan Quản lý Đất đai quốc gia (1974).

- Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ 3 đƣợc Nội các Nhật Bản đã thông qua tháng 10/1977. Quy hoạch này đề ra các mục tiêu: cung cấp một môi trƣờng tổng thể bền vững cho cuộc sống của con ngƣời với những nhu cầu cơ bản nhƣ nhà ở lâu bền, sống thân thiện với môi trƣờng tự nhiên, nâng cao sức khỏe và văn hóa cho con ngƣời.

- Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ 4 đƣợc Nội các Nhật Bản thông qua tháng 06 năm 1987. Mục tiêu của quy hoạch này là hƣớng dẫn cho sự phát triển đất đai quốc gia đến thế kỷ 21, tạo ra các trung tâm phân tán đa cực ở vùng nông thôn, điều chỉnh sự tập trung vào cực tổng hợp đối với vùng đô thị Tokyo và các thành phố lớn của Nhật Bản. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, Nhà nƣớc Nhật Bản đã ban hành các văn bản pháp quy về thiết lập đất quốc gia cho cấu trúc đa cực (1988); phát triển vùng Nghỉ dƣỡng; cải thiện các vùng cộng đồng ngoại ô (1987) và Luật Đất đai cơ bản (1989).

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

- Cấp quốc gia: Chính phủ quy định khái quát, cơ bản, quy mô các mục tiêu sử dụng đất.

- Cấp vùng: Quy hoạch sử dụng đất đƣợc thiết lập trên cơ sở định hƣớng của Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đối với vùng.

- Cấp cơ sở: QHSDĐ cấp cơ sở (thành phố, thị xã) đƣợc xây dựng trên cơ sở định hƣớng của QHSDĐ vùng và KHSDĐ cơ bản theo quy định của Luật tự quản địa phƣơng.

b. Quy hoạch sử dụng đất tại Trung quốc

Chính sách, pháp luật đất đai: Trung quốc thực hiện chế độ đất đai công . QHSDĐ dựa trên nguyên tắc bảo vệ đất canh tác; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng phi nông nghiệp, thực hiện chế độ bảo hộ đất canh tác nông nghiệp, chế độ bồi thƣờng khi thu hồi đất.

QHSDĐ tại Trung Quốc là một hệ thống khá hoàn chỉnh, đƣợc xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ, đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của cả nƣớc và nhu cầu sử dụng đất của các ngành và địa phƣơng; Điểm nổi bật trong công tác quy hoạch sử dụng đất tại Trung Quốc thể hiện ở các mặt sau:

Quy hoạch sử dụng đất các cấp đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: - Phải bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác;

- Sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất;

- Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phƣơng;

- Tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng sống cho ngƣời dân của cả nƣớc;

- Tăng cƣờng kiểm soát vĩ mô của Nhà nƣớc đối với việc sử dụng đất.

Hệ thống quy hoạch sử dụng đất tại Trung Quốc được chia thành 5 cấp:

- Quy hoạch sử dụng đất đai quốc gia (quy hoạch cấp cao nhất). - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (quy hoạch ở cấp cao).

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp hạt - vùng (quy hoạch liên kết nằm giữa cấp tỉnh và cấp huyện, là quy hoạch định hƣớng ở cấp địa phƣơng).

- QHSDĐĐ thị trấn, làng.

c. Quy hoạch sử dụng đất tại Hàn Quốc

Sử dụng đất đai phải mang tính chất kinh tế: mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng trong sử dụng đất đai.

Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại đồng thời cũng phải bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong tƣơng lai.

Để quản lý tài nguyên đất, Hàn Quốc quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo 03 cấp: quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất vùng thủ đô; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản. Kỳ quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm; quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm. Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị trƣờng.

QHSDĐ đƣợc thực hiện từ tổng thể tới chi tiết. Quy hoạch cấp tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp huyện, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch cấp quốc gia do Bộ trƣởng Bộ Đất đai, giao thông và Hàng hải phê duyệt, QHSDĐ cấp tỉnh do tỉnh phê duyệt, quy hoạch huyện hoặc quy hoạch đô thị cơ bản do tỉnh trƣởng phê duyệt. Quốc hội không can thiệp vào quá trình xét duyệt QHSDĐ.

d. Quy hoạch sử dụng đất tại Cộng hoà liên bang Đức

Ở Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất đƣợc xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất đƣợc gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị.

Trong quy hoạch sử dụng đất tại Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng đất: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nƣớc, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên bang. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ bất kỳ quốc gia công nghiệp nào có mật độ dân số cao, diện tích đất ở và giao thông tại Đức đang ngày càng gia tăng. Diện tích đất giao thông tăng đặc biệt cao từ trƣớc tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó, diện

tích nhà chủ yếu tăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm địa điểm làm việc nhƣ thƣơng mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đối. Quá trình ngoại ô hoá liên tục và tốn kém về đất đai cũng góp phần quan trọng vào thực tế này.

e. Quy hoạch sử dụng đất tại Cộng hoà liên bang Nga

Quy hoạch sử dụng đất đai tại Cộng hòa Liên bang Nga chú trọng việc tổ chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn vị sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất của Nga đƣợc chia thành hai cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.

Quy hoạch tổng thể đƣa ra phƣơng án sử dụng đất nhằm bảo vệ và khôi phục độ phì của đất, ngăn chặn hiện tƣợng xói mòn đất, ngăn chặn việc sử dụng đất không hiệu quả, làm tăng điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, điều kiện nghỉ ngơi của ngƣời dân.

Quy hoạch chi tiết với mục tiêu cơ bản là tổ chức sản xuất lãnh thổ trong các xí nghiệp hàng đầu về sản xuất nông nghiệp nhƣ các nông trang, nông trƣờng. Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch chi tiết là tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ sao cho đảm bảo một cách đầy đủ, hợp lý, hiệu quả việc sử dụng từng khoanh đất cũng nhƣ tạo ra những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khoa học của việc tổ chức lao động, việc sử dụng những trang thiết bị sản xuất với mục đích là tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

f. Quy hoạch sử dụng đất tại Hà Lan

Quy hoạch toàn quốc có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành với sự tham gia chính của Bộ Nhà cửa, Quy hoạch phát triển và Môi trƣờng. Sự phối hợp của các Bộ, ngành trong công tác quy hoạch tự nhiên ở Hà Lan nhƣ sau:

- Thủ tƣớng Chính phủ: Chủ tịch Uỷ ban Quy hoạch không gian Nhà nƣớc. - Bộ Nhà cửa, Quy hoạch phát triển và Môi trƣờng: chịu trách nhiệm điều phối các chính sách của các Bộ nếu các chính sách này có thể gây các hậu quả về môi trƣờng và không gian tự nhiên.

- Bộ Giáo dục và Khoa học: chịu trách nhiệm về quy hoạch mạng lƣới các trƣờng phổ thông, đại học.

- Bộ Tài chính: rất quan trọng vì mọi kế hoạch đều cần kinh phí.

doanh trại, sân bay và các cơ sở quân sự khác.

- Bộ Kinh tế: có trách nhiệm về phát triển kinh tế của quốc gia và từng vùng, do vậy rất quan trọng trong công tác quy hoạch.

- Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Quản lý thiên nhiên: liên quan đến công tác chuyển đổi ruộng đất, bố trí lại các thửa đất. Chính sách nông, lâm nghiệp sẽ tác động tới quy hoạch ở những vùng nông thôn

- Bộ y tế và xã hội: thực thi các chính sách về việc làm, vấn đề vệ sinh môi trƣờng, kiểm soát ô nhiễm nƣớc, đất và không khí, ô nhiễm tiếng ồn.

- Bộ ngoại giao: điều phối các vấn đề quốc tế liên quan đến môi trƣờng. Phòng quy hoạch cấp huyện chỉ có ở các huyện lớn. Các huyện khác thuê các chuyên gia tƣ vấn tƣ nhân thực hiện các công việc. Huyện có 2 loại sơ đồ là: Sơ đồ bố trí tổ chức và Sơ đồ QHSDĐ (Nguyễn Dũng Tiến, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 38)