Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài sản tại cơ quan hành chính nhà nước

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công

Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tại các cơ quan hành chính là vấn đề cần thiết để lựa chọn những phương thức, cách thức và xác định các nguyên tắc, điều kiện vận hành phù hợp với các quy luật khách quan. Xuất phát từ thực tế quản lý tài sản, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản bao gồm:

2.1.4.1. Các chính sách, quy định của Nhà nước

quản lý TSC với thực tế. Trong hệ thống cơ chế quản lý TSC thì các yếu tố pháp luật (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC trong cơ quan hành chính nhà nước) phản ánh hiệu lực, hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất.

2.1.4.2. Trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan

Đối tượng của hệ thống quản lý đó là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cán bộ công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Đây là một hệ thống cực kỳ phức tạp với trình độ, năng lực, phẩm chất, nhu cầu và cách ứng xử khác nhau và do đó các phản ứng với các quyết định quản lý cũng rất khác nhau. Trình độ dân trí, trình độ văn hoá, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng quyết định tới hành vi ứng xử đối vớ các quyết định quản lý. Nếu ý thức tuân thủ pháp luật và chính sách của cán bộ công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản được nâng cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý TSC.

2.1.4.3. Năng lực và ý thức của người làm công tác quản lý tài sản

Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.

Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.

Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.

Tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Do vậy, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho cơ chế quản lý tài sản công được thực hiện hiệu lực hiệu quả. Đồng thời do cán bộ có kinh nghiệm không nhiều, trong

khi đó đa phần là lực lượng trẻ chưa trải qua nhiều lĩnh vực công tác nên chưa có cách nhìn toàn diện và chưa có kinh nghiệm thực tế nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ về quản lý tài sản.

2.1.4.4. Ý thức trách nhiệm của người sử dụng tài sản

Tài sản công được sử dụng đúng mục đích sẽ phát huy được năng suất làm việc. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; sử dụng tài sản nhà nước lãng phí hoặc không sử dụng tài sản được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản nhà nước để kinh doanh trái pháp luật. Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhà nước; chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)