Tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh

* Chức năng của UBND thành phố Bắc Ninh

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.

* Nhiệm vụ của UBND thành phố Bắc Ninh

1. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;

Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương;

Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.

2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;

Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;

Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn;

4. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp;

Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;

5. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;

Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.

6. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm non;

Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao;

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;

7. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.

8. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;

Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

9. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân thành phố có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo;

Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương;

10. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật; Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn.

11. Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;

Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp trên;

Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;

Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định

* Cơ cấu tổ chức

Trụ sở UBND thành phố Bắc Ninh: Số 217 - Đường Ngô Gia Tự - Phường Suối Hoa - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh

Tổ chức bộ máy hành chính trực thuộc UBND thành phố bao gồm: 1. Cơ quan quản lý nhà nước

Văn phòng HĐND-UBND thành phố + Bộ phận một cửa liên thông Phòng Nội vụ

Phòng Kinh Tế

Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng Quản lý đô thị

Phòng Văn hóa và Thông tin Phòng Tư pháp

Phòng Tài chính - Kế hoạch Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Lao động Thương binh và xã hội Phòng Thanh tra thành phố

Phòng Y tế.

2. Đơn vị sự nghiệp Đài phát thanh thành phố

Trung tâm Văn hóa thể thao thành phố Trạm Khuyến nông

Đội quản lý trật tự đô thị Hội đông y - Hội chữ thập đỏ Hội người mù

Hội người cao tuổi

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Thành phố Bắc Ninh là một trung tâm, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế thành phố Bắc Ninh đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản của Nhà nước – tài sản công được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết. Do vậy tác giả chọn các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh làm địa điểm nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu * Nguồn số liệu thứ cấp * Nguồn số liệu thứ cấp

Trong bài tôi sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập theo bảng sau:

Bảng 3.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin Nguồn thu thập

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Sách, báo, tạp chí, website… - Số liệu về tình hình biến động tài sản

và các thông tin như: thực trạng, giải pháp, định hướng…các hoạt động liên quan tới tài sản

- Báo cáo kết quả công tác kiểm kê, thanh lý tài sản

- Báo cáo của các phòng trong cơ quan - Báo cáo của các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh

Sử dụng phương pháp này trong đề tài để thu thập số liệu trên các loại sổ sách, báo cáo, quy định tại các phòng ban phục vụ cho quá trình quản lý tài sản.

* Nguồn số liệu sơ cấp

- Chọn mẫu và phương pháp tiến hành điều tra

Đối tượng chọn mẫu: Các lãnh đạo phòng, ban, các chuyên viên và những người trực tiếp làm công tác quản lý tài sản, sử dụng tài sản trong các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh

Quy mô mẫu: 60 phiếu

Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Là những câu hỏi liên quan tới Công tác quản lý, sử dụng tài sản tại các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh

Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra

Loại hình doanh nghiệp Cỡ mẫu điều tra Tỷ lệ (%)

Cán bộ quản lý 6 10,00

Kế toán 3 5,00

Người sử dụng tài sản 51 85,00

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra, so sánh theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đối tượng, mức độ sử dụng của khách hàng... Từ các kết quả trên chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,...

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các số tuyệt đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu thể hiện tình hình biến động tài sản của các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc): So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình biến động tài sản của đơn vị, thấy được những biến đổi tốt hay xấu như thế nào để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tương đối (từ những số liệu thu thập được tại cơ quan) để đánh giá thực trạng quản lý tài sản của cơ quan, từ đó thấy được hiệu quả của một số giải pháp quản lý tài sản đã áp dụng.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

- Hệ thống chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế trong GDP, thu nhập bình quân trên đầu người qua các năm

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng, quản lý tài sản như: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản phân theo cơ quan hành chính, chỉ tiêu về giá trị còn lại của tài sản nguyên giá tài sản.

+ Số lượng tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

+ Nguyên giá tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

+ Tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng mua sắm một số tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

+ Tình hình tăng giảm một số tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

+ Tình hình phân cấp một số tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

+ Giá trị hao mòn của tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

+ Giá trị còn lại của tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

4.1.1. Thực trạng tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố

Ngoài những đặc điểm chung về TS đã được trình bày ở phần II. Tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninhcòn có những đặc điểm riêng:

Tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh rất đa dạng, đa loại hình từ máy móc, thiết bị công tác, thiết bị tin học, đồ dùng văn phòng. Hiện nay, để thực hiện dự án xây dựng nhà làm việc của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, đa số các đơn vị đã phải di chuyển tới nơi làm việc mới để giải phóng mặt bằng xây dựng. Vì vậy, tài sản nằm phân tán ở nhiều nơi có nhiều biến động, thay đổi làm cho công tác quản lý tài sản gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.1. Số lượng tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016

So sánh (%) 2015

/2014 /2015 2016 BQ

1. Máy vi tính Chiếc 100 106 115 106,00 108,49 107,24 2. Máy in các loại Chiếc 60 63 67 105,00 106,35 105,67 3. Máy điều hòa Chiếc 15 16 17 106,67 106,25 106,46 4. Bàn ghế làm việc Bộ 112 118 127 105,36 107,63 106,49 5.Bàn ghế tiếp khách Bộ 14 15 16 107,14 106,67 106,90 6. Bàn ghế phòng họp Bộ 30 36 43 120,00 119,44 119,72 7. Tủ đựng tài liệu Chiếc 205 215 230 104,88 106,98 105,92 8. Máy in Chiếc 28 30 35 107,14 116,67 111,80 9. Các loại thiết bị

văn phòng khác Chiếc 56 60 65 107,14 108,33 107,74 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh (2016)

- Tài sản cố định bao gồm: Trụ sở làm việc (bất động sản); phương tiện vận chuyển, máy móc, trang thiết bị; phương tiện làm việc và các tài sản khác có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm. Với cách phân loại này có nhiều nét tương đồng trong quản lý tài sản của doanh nghiệp.

- Công cụ dụng cụ bao gồm toàn bộ các tài sản, vật tư, dụng cụ, văn phòng phẩm chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định nêu trên.

Tình hình tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện ở bảng sau:

Tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tăng dần qua các năm. Năm 2014 tổng nguyên giá tài sản là 97,76 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 104,48 tỷ đồng và năm 2016 tăng lên 110,55 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân là 6,34%. TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn (97,76%) trong đó TSCĐ vô hình chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (19,62%). Trong tổng tài sản thì nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất (37,95%), điều này là do Lãnh đạo Ủy ban thành chú trọng tới cơ sở hạ tầng của các cơ quan nên được xây dựng và trang bị nhiều hơn.

Bảng 4.2. Giá trị tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)