Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý theo dõi, kiểm kê tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

Cần xây dựng một hệ thống quản lý tài sản mang tính quy chuẩn và phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý. Căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chính là căn cứ để đầu tư mua sắm, quản lý và trang bị tài sản cho các đơn vị sử dụng. Các căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trong cơ quan hành chính là căn cứ để đầu tư, mua sắm, quản lý và trang bị tài sản cho các đơn vị; đồng thời là thước đo đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản của từng đơn vị tiết kiệm hay lãng phí. Ngoài ra, các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công còn là công cụ để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tài sản của các cơ quan hành chính. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý, chính sách hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trong cơ quan. Ban hành quy định quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên cơ sở văn bản pháp quy của Nhà nước, làm rõ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước trong cơ quan. Đặc biệt là hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô và các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn có giá trị lớn đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, minh bạch, tiết kiệm và có hiệu quả phù

hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động và nhiệm vụ của từng đơn vị

Các căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TS là căn cứ để đầu tư, mua sắm, quản lý và trang bị TS; đồng thời là thước đo để đánh giá việc quản lý, sử dụng TS của từng đơn vị tiết kiệm hay lãng phí. Ngoài ra, các cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, định mức sử dụng TS còn là công cụ để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng TS của các đơn vị, cá nhân. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý, chính sách hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TS liên quan đến Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Luật đất đai...

Cụ thể: Căn cứ quy định của Luật Đất đai, Luật quản lý Tài sản nhà nước và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ các bộ ngành, các văn bản của UBND tỉnh. Đề nghị Thủ trưởng tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản công đều phải ban hành quy chế sử dụng tài sản công của đơn vị mình. Trong quy chế phải quy định rõ:

Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng, quản lý tài sản công.

Quyền và nghĩa vụ của thủ trưởng, người đứng đầu và từng cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị trong việc sử dụng, quản lý tài sản công.

Nêu rõ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và quy định rõ các hành vi bị nghiên cấm trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.

Để từ đó việc sử dụng tài sản công của từng cơ quan đơn vị theo đúng quy định của nhà nước, có hiệu quả, tránh lãng phí và có sự giám sát lẫn nhau (sự giám sát giữa thủ trưởng đơn vị với cán bộ công nhân viên chức và ngươc lại).

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý TS. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, sử dụng tài sản công, yêu cầu phải thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các CQHC, ĐVSN, UBND các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý TS trong cơ quan hành chính, coi đây là việc làm thường xuyên. Việc nhận thức đúng vai trò, vị trí, tác dụng của việc kiểm tra, giám sát trở thành nhân tố quyết định nâng cao chất lượng công tác kiểm tra; giám sát.

Thứ hai, Công tác kiểm tra, giám sát phải kết hợp giữa xây và chống, lấy xây làm chính, mục đích là chủ động phòng ngừa vi phạm, giúp đảng viên, cán bộ, công chức khắc phục thiếu sót, khuyết điểm vi phạm trong mua sắm, quản lý TS ngay từ lúc mới manh nha.

Thứ ba, Cần tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân trong việc quản lý, sử dụng TS.

Thứ tư, Cần nắm vững tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ, quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Thứ năm, thực hiện thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý TS. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Tình hình đâu tư, mua sắm TS theo tiêu chuân, định mức sử dụng TS do Nhà nước quy định và tình hình thực hiện các chế độ quản lý đâu tư, mua sắm tài sản.

+ Việc bố trí sử dụng tài sản theo mục đích và tiêu chuân, định mức sử dụng TS.

+ Tiêu chuân, điều kiện và việc tổ chức thực hiện xử lý TS.

Thứ sáu, Sau mỗi lân kiểm tra, giám sát cân có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, đây là một khâu không thể thiếu trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Toàn bộ kết quả kiểm tra, giám sát phải được thông báo công khai đến các CQHC, ĐVSN trên thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát và các cơ quan quản lý cấp.

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách quản lý tài sản trong đơn vị. Thực hiện việc giám sát và kiểm soát việc quản lý và sử dụng trên tiêu chí tiết kiệm, chống lãng phí đối với tài sản sử dụng cho hành chính, quản lý và hiệu quả đối với tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn gắn với trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thủ trưởng đơn vị. Thực hiện việc theo dõi, quản lý tài sản nhà nước trên cơ sở đăng ký tài sản, kiểm tra tình trạng tài sản, tính toán mức hao mòn. Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)