Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính ở một số địa phương trong nước phương trong nước

2.2.1.1. Tình hình quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

UBND huyện Gia Lâm xác định các mục tiêu quản lý TSC đó là: (i) Nâng cao hiệu quả của việc quản lý TSC; (ii) Theo dõi, nắm bắt được toàn bộ số TSC hiện có trong cả nước (cả về số lượng, chất lượng và giá trị); (iii) Tối ưu hoá chi phí hoạt động và quản lý TSC; (iv) Xác định và cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của những "chủ sở hữu" khác nhau trong việc quản lý TSC; (v) Giao quyền quản lý gắn với trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng nguồn TSC của họ dựa vào một số đánh giá hiệu quả đơn giản.

Quản lý TSC ở huyện Gia Lâm được thực hiện trên nguyên tắc mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý TSC của mình. Nguyên tắc này cho phép phân cấp mạnh hơn trong việc ra quyết định và trao trách nhiệm quản lý tài sản cho nhân viên của các cơ quan.

Việc quản lý TSC được giao nhiệm vụ cho các cơ quan sau: Phòng Tài chính – Kế hoạch: chịu trách nhiệm chung về quản lý và định giá. Các chức năng chính gồm: (i) định hướng chính sách, phát triển các hướng dẫn về TSC, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý TSC; (ii)

xác nhận các giao dịch liên quan đến TSC do các cơ quan, đơn vị thực hiện; (iii) bán, chuyển nhượng tài sản.

Để quản lý TSC, huyện Gia Lâm đã quy định, TSC được quản lý theo pháp luật nhằm mục đích bảo vệ tài sản khỏi bị chia cắt, xâm phạm và thiệt hại. Nghiêm cấm mọi hình thức sử dụng TSC ngoài quyền sử dụng thông thường mà không có giấy phép hợp lệ. Đối với những tài sản không cần thiết hoặc sử dụng không hiệu quả thì được đem bán, chuyển nhượng. Ngoài ra, để quản lý TSC có hiệu quả, huyện Gia Lâm sử dụng bảng tổng hợp TSC. Bảng tổng hợp này phục vụ việc nắm và theo dõi tình hình quản lý, sử dụng biến động tăng giảm về bất động sản của Nhà nước để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đất đai, quy hoạch lãnh thổ và phục vụ các dịch vụ công cộng. Bảng tổng hợp TSC được sự hỗ trợ của chương trình phần mềm tin học và cập nhật theo các trình tự quy định.

2.2.1.2. Tình hình quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Trong thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (TSNN) ở thành phố Hải Dương đã đạt được một số kết quả quan trọng, như sau:

Thứ nhất, hành lang pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công dần được kiện toàn, tạo cơ sở để đổi mới công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ hai, tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập đã từng bước được điều chỉnh cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trụ sở làm việc, xe ô tô công, máy móc, thiết bị, điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động. Các cơ quan hành chính trong thành phố định mức sử dụng tài sản chuyên dùng (như: diện tích phục vụ nhiệm vụ đặc thù trong trụ sở làm việc; xe ô tô chuyên dùng; máy móc, thiết bị chuyên dùng) cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Đây là cơ sở để lập kế hoạch, thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm, trang bị, rà soát, sắp xếp, điều chuyển, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản.

Thứ ba, các cơ quan hành chính đã thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí việc sử dụng tài sản công, đặc biệt là nhà, đất, xe ô tô phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và quy hoạch được duyệt; số tài sản dôi dư sau sắp xếp hoặc

không còn phù hợp với quy hoạch;

Thứ tư, tính đến ngày 31/12/2016, các cơ quan hành chính đã hoàn thành việc xác định giá trị tài sản và có quyết định giao tài sản của cấp có thẩm quyền với tổng giá trị tài sản được giao là 125 tỷ đồng. Nhiều đơn vị sau khi được Nhà nước giao tài sản theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thu nhập cho người lao động, tự chủ về mặt tài chính và đóng góp vào NSNN.

Thứ năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan hành chính đã dần đi vào nề nếp. Phần lớn các đơn vị đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng TSNN, trong đó phân định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong từng khâu, từng việc từ đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo quản, bảo vệ, sửa chữa, bảo dưỡng đến xử lý tài sản. Việc sử dụng TSNN sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức đã từng bước được khắc phục.

Thứ sáu, thí điểm thực hiện một số phương thức mới trong quản lý, sử dụng tài sản công như: Mua sắm tập trung đối với những tài sản có số lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, đầu tư xây dựng công trình sự nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), đầu tư công - quản lý tư. Nhà nước có chính sách ưu đãi trong sử dụng đất đai, TSNN ở mức cao nhất để khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường...

2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Bắc Ninh

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm cơ chế quản lý tài sản công của một số địa phương nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến việc vận dụng để nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công ở thành phố Bắc Ninh như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó, tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công nhằm thể chế hóa chế độ quản lý, sử dụng các loại tài sản công theo quy định của Nhà nước. Đặc biệt là quản lý tài chính tài sản, bảo đảm tất cả các loại tài sản công đều được kế toán, thống kê, giám sát, quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật; xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, bảo đảm có hiệu lực cùng với thời điểm luật có hiệu lực.

25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc bao gồm cả diện tích làm việc và diện tích các bộ phận công cộng, phụ trợ, kỹ thuật ngay từ khâu lập, phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc.

Thứ ba, thắt chặt việc mua sắm, trang bị xe ô tô công. Các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc mua sắm, sử dụng xe ô tô theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng phương án khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho một số chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để triển khai và tổ chức thực hiện.

Thứ tư, thực hiện quyết liệt các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, mở rộng các phương thức đầu tư; tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng thông qua một số phương thức cho thuê quyền khai thác hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện đầu tư, bảo trì, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá; giám sát chặt chẽ việc xây dựng phương án thu phí và tổ chức thực hiện thu phí của các dự án BOT.

Thứ năm, thực hiện xử lý tập trung đối với một số loại tài sản công như: Tài sản tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước. Cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý tài sản tập trung có trách nhiệm tiếp nhận tài sản từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị, thực hiện công tác bảo quản, lập phương án xử lý tập trung theo định kỳ và tổ chức xử lý theo lô lớn nhằm nâng cao hiệu quả xử lý.

Thứ sáu, tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công: Xây dựng Đề án nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, bảo đảm từng bước Cơ sở dữ liệu quốc gia có đầy đủ thông tin về tài sản công, tạo lập kênh cung cấp thông tin tổng hợp quan trọng về tài sản công. Đặc biệt là tổng nguồn lực tài sản công, làm cơ sở để các cơ quan nhà nước trong quá trình điều hành vĩ mô, điều hành ngân sách nhà nước và phục vụ Chính phủ điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)