3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Thành phố Bắc Ninh là một trung tâm, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế thành phố Bắc Ninh đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản của Nhà nước – tài sản công được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết. Do vậy tác giả chọn các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh làm địa điểm nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu * Nguồn số liệu thứ cấp * Nguồn số liệu thứ cấp
Trong bài tôi sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập theo bảng sau:
Bảng 3.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin Nguồn thu thập
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Sách, báo, tạp chí, website… - Số liệu về tình hình biến động tài sản
và các thông tin như: thực trạng, giải pháp, định hướng…các hoạt động liên quan tới tài sản
- Báo cáo kết quả công tác kiểm kê, thanh lý tài sản
- Báo cáo của các phòng trong cơ quan - Báo cáo của các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh
Sử dụng phương pháp này trong đề tài để thu thập số liệu trên các loại sổ sách, báo cáo, quy định tại các phòng ban phục vụ cho quá trình quản lý tài sản.
* Nguồn số liệu sơ cấp
- Chọn mẫu và phương pháp tiến hành điều tra
Đối tượng chọn mẫu: Các lãnh đạo phòng, ban, các chuyên viên và những người trực tiếp làm công tác quản lý tài sản, sử dụng tài sản trong các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh
Quy mô mẫu: 60 phiếu
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Là những câu hỏi liên quan tới Công tác quản lý, sử dụng tài sản tại các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra
Loại hình doanh nghiệp Cỡ mẫu điều tra Tỷ lệ (%)
Cán bộ quản lý 6 10,00
Kế toán 3 5,00
Người sử dụng tài sản 51 85,00
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được kiểm tra, so sánh theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đối tượng, mức độ sử dụng của khách hàng... Từ các kết quả trên chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,...
3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các số tuyệt đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu thể hiện tình hình biến động tài sản của các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc): So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình biến động tài sản của đơn vị, thấy được những biến đổi tốt hay xấu như thế nào để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tương đối (từ những số liệu thu thập được tại cơ quan) để đánh giá thực trạng quản lý tài sản của cơ quan, từ đó thấy được hiệu quả của một số giải pháp quản lý tài sản đã áp dụng.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
- Hệ thống chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế trong GDP, thu nhập bình quân trên đầu người qua các năm
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng, quản lý tài sản như: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản phân theo cơ quan hành chính, chỉ tiêu về giá trị còn lại của tài sản nguyên giá tài sản.
+ Số lượng tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
+ Nguyên giá tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
+ Tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng mua sắm một số tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
+ Tình hình tăng giảm một số tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
+ Tình hình phân cấp một số tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
+ Giá trị hao mòn của tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
+ Giá trị còn lại của tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH
4.1.1. Thực trạng tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố
Ngoài những đặc điểm chung về TS đã được trình bày ở phần II. Tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninhcòn có những đặc điểm riêng:
Tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh rất đa dạng, đa loại hình từ máy móc, thiết bị công tác, thiết bị tin học, đồ dùng văn phòng. Hiện nay, để thực hiện dự án xây dựng nhà làm việc của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, đa số các đơn vị đã phải di chuyển tới nơi làm việc mới để giải phóng mặt bằng xây dựng. Vì vậy, tài sản nằm phân tán ở nhiều nơi có nhiều biến động, thay đổi làm cho công tác quản lý tài sản gặp nhiều khó khăn.
Bảng 4.1. Số lượng tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016
So sánh (%) 2015
/2014 /2015 2016 BQ
1. Máy vi tính Chiếc 100 106 115 106,00 108,49 107,24 2. Máy in các loại Chiếc 60 63 67 105,00 106,35 105,67 3. Máy điều hòa Chiếc 15 16 17 106,67 106,25 106,46 4. Bàn ghế làm việc Bộ 112 118 127 105,36 107,63 106,49 5.Bàn ghế tiếp khách Bộ 14 15 16 107,14 106,67 106,90 6. Bàn ghế phòng họp Bộ 30 36 43 120,00 119,44 119,72 7. Tủ đựng tài liệu Chiếc 205 215 230 104,88 106,98 105,92 8. Máy in Chiếc 28 30 35 107,14 116,67 111,80 9. Các loại thiết bị
văn phòng khác Chiếc 56 60 65 107,14 108,33 107,74 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh (2016)
- Tài sản cố định bao gồm: Trụ sở làm việc (bất động sản); phương tiện vận chuyển, máy móc, trang thiết bị; phương tiện làm việc và các tài sản khác có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm. Với cách phân loại này có nhiều nét tương đồng trong quản lý tài sản của doanh nghiệp.
- Công cụ dụng cụ bao gồm toàn bộ các tài sản, vật tư, dụng cụ, văn phòng phẩm chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định nêu trên.
Tình hình tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện ở bảng sau:
Tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tăng dần qua các năm. Năm 2014 tổng nguyên giá tài sản là 97,76 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 104,48 tỷ đồng và năm 2016 tăng lên 110,55 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân là 6,34%. TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn (97,76%) trong đó TSCĐ vô hình chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (19,62%). Trong tổng tài sản thì nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất (37,95%), điều này là do Lãnh đạo Ủy ban thành chú trọng tới cơ sở hạ tầng của các cơ quan nên được xây dựng và trang bị nhiều hơn.
Bảng 4.2. Giá trị tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ 1. Tài sản cố định 95,71 102,4 108,07 106,99 105,54 106,26 - Nhà cửa, vật kiến trúc 36,88 40 41,95 108,46 104,88 106,65 - Máy móc, thiết bị 4,02 4,73 5,25 117,66 110,99 114,28 - Phương tiện vận tải,
truyền dẫn 27,05 28,54 30,95 105,51 108,44 106,97 - Tài sản vô hình 19,88 20,6 21,69 103,62 105,29 104,45 - Tài sản khác 7,88 8,53 8,23 108,25 96,48 102,20 2. Công cụ dụng cụ 2,05 2,08 2,48 101,46 119,23 109,99 Công cụ dụng cụ 2,05 2,08 2,48 101,46 119,23 109,99 Tổng 97,76 104,48 110,55 106,87 105,81 106,34 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh (2016)
4.1.2. Thực trạng quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố thành phố
4.1.2.1. Công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản
Để công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản được sát với thực tế thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong cơ qua, đơn vị nào có nhu cầu mua sắm tài sản thì làm đề nghị mua sắm gửi về văn phòng Ủy ban, cung cấp thông tin về kế hoạch mua sắm, tư vấn về kỹ thuật và Phòng Tài chính – Kế hoạch có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch mua sắm tài sản. Chính vì vậy, hàng năm, căn cứ vào quy định của nhà nước, nhu cầu về nhân lực, nhu cầu thực tế về trang bị tài sản và nguồn kinh phí được cấp các đơn vị trực thuộc Ủy ban thành phố Bắc Ninh đề xuất nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hoá để phục vụ hoạt động của đơn vị mình gửi về Phòng Tài chính – Kế hoạch để Phòng Tài chính – Kế hoạch kiểm tra và tổng hợp nhu cầu mua sắm. Phòng Tài chính – Kế hoạch lập kế hoạch mua sắm tài sản cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm trình lãnh đạo Ủy ban, Văn Phòng phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; trong đó, xác định cụ thể chủng loại, số lượng tài sản, hàng hoá thuộc danh mục mua sắm theo phương thức tập trung.
Trong trường hợp mua sắm đột xuất thì phải được sự đồng ý của lãnh đạo Ủy ban và phải thông qua thẩm định của phòng Phòng Tài chính – Kế hoạch và chỉ được mua sắm đột xuất khi được lãnh đạo Ủy ban đồng ý theo luật định.
Bảng 4.3. Kế hoạch xây dựng mua sắm tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ 1. Tài sản cố định 5,58 6,11 6,54 109,50 107,04 108,26 - Nhà cửa, vật kiến trúc 2,0 2,1 2,2 105,00 104,76 104,88 - Máy móc, thiết bị 0,38 0,41 0,52 107,89 126,83 116,98 - Phương tiện vận tải,
truyền dẫn 2,0 2,2 2,42 110,00 110,00 110,00 - Tài sản vô hình 1 1 1,2 100,00 120,00 109,54 - Tài sản khác 0,2 0,4 0,2 200,00 50,00 100,00 2. Công cụ dụng cụ 0,2 0,2 0,4 100,00 200,00 141,42 Công cụ dụng cụ 0,2 0,2 0,4 100,00 200,00 141,42 Tổng 5,78 6,31 6,94 109,17 109,98 109,58
Kế hoạch xây dựng mua sắm tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh tăng dần qua các năm. Năm 2014 kế hoạch mua sắm là 5,58 tỷ đồng đến năm 2016 kế hoạch mua sắm là 6,54 tỷ đồng.Điều này cho thấy Lãnh đạo các cơ quan hành chính chú trọng tới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại cơ quan.
Nhìn chung, đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý sử dụng tài sản vì nó là công tác khởi đầu khi tài sản được sử dụng tại đơn vị. Những quyết định ban đầu có đúng đắn thì sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Nếu quản lý công tác này không tốt, không có sự phân tích kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương án mua sắm sẽ làm cho tài sản không phát huy được tác dụng để phục vụ quá trình hoạt động của đơn vị có hiệu quả.
Bảng 4.4. Mức độ đánh giá của CBCNV về công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản
Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)
1. Công khai thông tin 60 100,0
- Rất phù hợp 8 13,33 - Phù hợp 26 43,33 - Bình thường 16 26,67 - Không phù hợp 10 16,67 2. Quy trình cụ thể 60 100,0 - Rất phù hợp 6 10,00 - Phù hợp 24 40,00 - Bình thường 18 30,00 - Không phù hợp 12 20,00
3. Thời gian xây dựng kế hoạch phù hợp 60 100,0
- Rất phù hợp 7 11,67
- Phù hợp 25 41,67
- Bình thường 18 30,00
- Không phù hợp 10 16,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Nội dung kế hoạch mua sắm tài sản, hàng hoá theo phương thức tập trung bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Chủng loại, số lượng tài sản, hàng hoá mua sắm theo phương thức tập trung; - Thời gian thực hiện việc mua sắm tài sản, hàng hoá;
- Kinh phí thực hiện mua sắm tài sản, hàng hoá.
Sau đây là kết quả điều tra đánhh giá về công tác lập kế hoạch
Lập kế hoạch quy trình sử dụng tài sản hợp lý nhằm hạn chế tối đa việc mua sắm, sửa chữa phát sinh ngoài kế hoạch. Nhằm đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu công việc chuyên môn của các đơn vị vừa tránh lãng phí. Chính vì vậy mà có tời 50% số người được hỏi cho rằng công tác này là rất phù hợp và phù hợp, 30% cho rằng bình thường và 20% cho rằng không phù hợp.
Tuy nhiên trong số 12 người (chiếm 20%) số người được hỏi cho rằng việc lập kế hoạch không cần thiết vì họ cho rằng việc lập kế hoạch mất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà phải chờ đợi lâu, không đáp ứng ngay yêu cầu.
Năm 2015 tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng mua sắm một số tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh như sau: Đối với TSCĐ thực hiện mua sắm vượt kế hoạch là 9,49%. Đặc biệt nhóm nhà cửa, vật kiến trúc và nhóm máy móc thiết bị đều vượt kế hoạch đặt ra. Năm 2016 tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng mua sắm TSCĐ chỉ đạt 86,7% KH đặt ra.
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng mua sắm một số tài sản của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016
KH TH % KH TH %
1. Tài sản cố định 6,11 6,69 109,49 6,54 5,67 86,70 - Nhà cửa, vật kiến trúc 2,1 3,12 148,57 2,2 1,95 88,64 - Máy móc, thiết bị 0,41 0,71 173,17 0,52 0,52 100,00 - Phương tiện vận tải,
truyền dẫn 2,2 1,49 67,73 2,42 2,41 99,59 - Tài sản vô hình 1 0,72 72,00 1,2 1,09 90,83 - Tài sản khác 0,4 0,65 162,50 0,2 -0,3 -150,00 2. Công cụ dụng cụ 0,2 0,03 15,00 0,4 0,4 100,00 Công cụ dụng cụ 0,2 0,03 15,00 0,4 0,4 100,00 Tổng 6,31 6,69 106,02 6,94 5,67 81,70 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh (2016)
Công tác lập kế hoạch là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sử dụng tài sản vì nó là công tác khởi đầu khi tài sản được sử dụng tại đơn vị. Công tác này có đúng và chính xác thì sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách cho nhà nước là