Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh nằm trong vùng đất Vũ Ninh - Kinh Bắc xưa, là một trong những vùng đất cổ của Việt Nam, nơi sản sinh ra nền văn hoá Quan họ đặc sắc, chiếc nôi của nền văn minh lúa nước Đại Việt. Trải qua bao biến động của lịch sử, cho đến nay, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vùng đất đã từng một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của người Việt cổ. Vào khoảng năm 1804 nhà Nguyễn dựng lên trấn thành Kinh Bắc. Năm 1938 Bắc Ninh được coi là thành phố thứ 5 của Bắc Kỳ. Thành phố Bắc Ninh lúc này được chia thành 10 hộ, mỗi hộ tương đương một phố, một làng. Năm 1947 thành phố Bắc Ninh được chia dọc theo tuyến đường sắt gồm hai khu Bắc, Nam và thêm 4 xã Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hoà Long. Ngày 1/4/1951 Chính phủ quyết định tái lập thị xã gồm 2 khu phố Vũ Ninh, Kinh Bắc và 6 xã ngoại thành là Hoà Long, Vạn An, Phong Khê, Võ Cường, Kim Chân, Đại Phúc. Năm 1999, thị xã Bắc Ninh gồm có 5 phường, 4 xã. Ngay sau khi Tỉnh Bắc Ninh được tái lập (1-1- 1997), thị xã Bắc Ninh trở lại là thị xã tỉnh lỵ, có diện tích tự nhiên: 26,34km2, dân số: trên 115 nghìn người, với 10 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 1 xã. Với vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời. Thành phố Bắc Ninh từng bước được quy hoạch phát triển với các tiêu trí của thành phố loại 3 - thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội, thành phố Bắc Ninh xứng đáng là trung tâm chính trị-kinh tế, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng, khoa học-công nghệ của tỉnh Bắc Ninh. Sau khi được nâng cấp lên đô thị loại III và trở thành Thành phố vào tháng 01/2006, thành phố Bắc Ninh đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Ngày 26 tháng 1 năm 2006, thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh với hệ thống hành chính lúc đó gồm 9 phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã Võ Cường, tổng diện tích 23,34 km2 và dân số 121.028.

phủ, thành phố mở rộng không gian, sáp nhập 09 xã về địa bàn thành phố với tổng diện tích là 82,6 km2, dân số trên 170 nghìn người, số đơn vị hành chính thuộc Thành phố lên 19 xã, phường với 108 thôn, khu phố, trên 200 tổ chức cơ sở Đảng và Đảng bộ trực thuộc.

- Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Nghị quyết số 06/NQ-CP đã thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, điều chỉnh hành chính thành phố Bắc Ninh thành 13 phường và 6 xã.

- Với sự phát triển toàn diện, ngày 25/6/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, góp phần quan trọng xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ thành phố Bắc Ninh

Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh (2016)

Thành phố Bắc Ninh với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có các tuyến giao thông huyết mạch: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, có hệ thống núi đồi tạo nên vị trí quốc phòng

quan trọng, là lá chắn bảo vệ cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội. Với vị trí cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 Km về phía Nam, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km. Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Yên Phong, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh được thành lập năm 2006, trên cơ sở nâng cấp và mở rộng thị xã Bắc Ninh. Thành phố Bắc Ninh có địa hình của một vùng đồng bằng châu thổ, nằm ở bờ Nam sông Cầu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy công nghiệp và là đầu mối giao thông của tỉnh. Quốc lộ 1 và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi ngang qua địa bàn thành phố. Quốc lộ 18 từ Hà Nội đi Quảng Ninh cũng ngang qua thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 18 từ Bắc Ninh đi Hưng Yên.

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy truyền thống cách mạng và danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác quốc phòng – an ninh, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thành phố phát triển toàn diện, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2009 và Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2014.

Bảng 3.1. Tình hình thu, chi NSNN của thành phố Bắc Ninh

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 DT TH Tỷ lệ (%) DT TH Tỷ lệ (%) DT TH Tỷ lệ (%) Thu NSNN 893 750 84,0 749 489 65,3 478 559 117,0 Chi NSNN 312 511 164,0 558 502 90,0 523 685 131,0 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh (2016)

Năm 2015 tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 558 triệu đồng, đạt 117 % dự toán giao và tăng 17,8 % so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách Thành phố ước

thực hiện 685 tỷ đồng, đạt 131 % dự toán giao và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi NSNN thành phố ước thực hiện: 685 tỷ đồng, bằng 131,4% so với dự toán giao và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Phát huy tối đa các nguồn lực, Thành phố tập trung quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị - nông thôn, triển khai thực hiện nhiều tuyến đường giao thông kết nối nội ngoại thành, các tuyến đường trung tâm (mặt cắt 30-100m) được xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp theo tiêu chí đô thị hiện đại. Các công trình phúc lợi công cộng như trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, vườn hoa, công viên,… được đầu tư đồng bộ, hiện đại và phục vụ thiết thực cho nhu cầu sử dụng của nhân dân Thành phố. Đồng thời triển khai xây dựng nhiều chương trình điểm nhấn lịch sử- văn hóa, kiến trúc đô thị như: Công viên tượng đài Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Công viên Hồ điều hòa Văn miếu, Cột cờ Bắc Ninh, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tỉnh, Nghĩa trang liệt sỹ thành phố, Đồng hồ công cộng và tăng cường chỉnh trang đô thị lắp đặt hệ thống đèn LED tại một số tuyến đường trung tâm…

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao bình quân đạt 14,5%/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp 3,7%. Tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người trên năm đạt 3.700USD. Thu hút đầu tư trên địa bàn Thành phố có 2 khu công nghiệp lớn (KCN Quế Võ 650 ha, KCN Hạp Lĩnh – Nam Sơn 300ha) và 3 cụm Công nghiệp làng nghề (Khắc Niệm – Hạp Lĩnh, Phong Khê, Võ Cường) thu hút 600 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm cho gần 30.000 lao động. Hoạt động kinh doanh các hộ cá thể và hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị phát triển như: Him Lam Plaza, Dabaco mart, Media mart. Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực với các hình thức du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, lễ hội truyền thống. Hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp được xây dựng như Phượng Hoàng, Hoàng Gia, Đông Đô, World Hotel đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)