Xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh lý tài sản định kỳ hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 100)

thu hồi được và tránh hiện tượng tài sản cũ, hỏng thu về nhiều mà kho chứa thì có hạn. Đồng thời, tiến hành công tác định giá lại tài sản định kỳ để quản lý chính xác về mặt giá trị của tài sản.

Quy định cụ thể, chặt chẽ điều kiện khi thanh lý, thay thế tài sản: việc thanh lý xe tài sản phải được cơ quan chức năng thẩm định, xác định chất lượng còn lại làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền quyết định thanh tài sản.

Điều kiện để được thanh lý

- Đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định của chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng.

- Bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả.

- Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Tài sản nhà nước là trụ sở làm việc, các tài sản gắn liền với đất, phương tiện giao thông vận tải: Chủ tịch UBND thành phố quyết định thanh lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.

- Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500.000.000 đồng trở lên/01 đơn vị tài sản: Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý.

- Tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản: Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể quyết định thanh lý.

Khi tài sản nhà nước đủ điều kiện thanh lý, các đơn vị sử dụng tài sản nhà nước lập hồ sơ thanh lý tài sản gửi cho cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp gửi Sở Tài chính (trường hợp không có cơ quan quản lý cấp trên, thì gửi trực tiếp về Sở Tài chính). Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

- Văn bản đề nghị thanh lý tài sản nhà nước;

- Danh mục tài sản đề nghị thanh lý, trong đó có nêu cụ thể: tên tài sản, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại; hiện trạng của tài sản ở thời điểm thanh lý.

- Các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng TSCĐ.

kiến xác nhận chất lượng tài sản của cơ quan chuyên môn thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan này (Trong trường hợp thanh lý xe ôtô: Biên bản xác nhận hiện trạng, chất lượng xe ôtô của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng thuộc Sở Giao thông vận tải).

Trường hợp thực hiện bán tài sản nhà nước:

Bước 1: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản để đánh giá lại tài sản, quyết định giá khởi điểm để bán TSCĐ.

Bước 2: Xác định giá khởi điểm và tổ chức bán đấu giá

Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, đề nghị hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo kê khai biến động tài sản.

Nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền thu được từ việc bán tài sản thanh lý, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc thanh lý tài sản.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)